Bạn đang xem bài viết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á Soạn Lịch sử 12 trang 25 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Lịch sử 12 Bài 3 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Các nước Đông Bắc Á thuộc Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 – 2000).
Soạn Lịch sử Lớp 12 Bài 3 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á mời các bạn cùng theo dõi.
Trả lời câu hỏi in nghiêng Lịch sử 12 bài 3
❓ Khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự biến đổi như thế nào?
Trả lời:
Sau năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tình hình khu vực Đông Bắc Á có nhiều thay biến chuyển:
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nhà nước Cộng hoàn Nhân dân Trung Hoa (10-1949)
Sau khi thoát khỏi chế độ thống trị của quân phiệt Nhật Bản, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới:
+ Phía Nam: Nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập (8/1948)
+ Phía Bắc: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời (9/1948)
Từ tháng 6/1950 đến tháng 7/1953: cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc bùng nổ. Hai bên ký hiệp định tại bàn Môn Điểm đình chiến cuộc chiến tranh nhưng vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới.
❓ Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978-2000.
Trả lời:
Nội dung cơ bản của đường lối cải cách Trung Quốc: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Mao Trạch Đông) ; tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Thành tựu : Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là trên 8%. Năm 2000, GDP của Trung Quốc đat hơn 1000 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch căn bản, thu nhập công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, dịch vụ 33%, nông nghiệp chỉ còn 16%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng cao.
Khoa học- kỹ thuật, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế không ngừng lớn mạnh (năm 1964 chế tạo thành công bom nguyên tử, năm 2003 đưa con người bay vào không gian vũ trụ)
Về đối ngoại, năm 1979, Trung Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Mĩ; từ những năm 80 cải thiện quan hệ với Liên Xô, sau này là Liên bang Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập, bình thường hóa mối quan hệ với Ấn Độ, Mông Cổ, Inđônêxia và các nước khác.
Tháng 11-1991, Trung Quốc và Việt Nam đã khôi phục quan hệ ngoại giao.
Tháng 7-1997, Hồng Công và tháng 12-1999, Ma Cao đã trở về thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan từng bước cải thiện.
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 3
Câu 1
Lập niên biểu các sự kiện thể hiện sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện |
10/1949 |
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. |
8/1948 |
Nước Đại Hàn Dân quốc được thành lập. |
9/1949 |
Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên ra đời. |
6/1950-7/1953 |
Diễn ra cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. |
2000 |
Ký hiệp định hòa hợp giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên |
Câu 2
Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện |
1946-1949 |
Diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản. |
1/10/1949 |
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới. |
1953-1957 |
Thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên |
1959-1978 |
Thời kỳ kinh tế không ổn định, đất nước có nhiều biến động. |
Từ năm 1978-2000 |
Tiến hành cải cách mở cửa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. |
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3
I. NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến quan trọng.
a. Chuyển biến về chính trị
– Thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc, đưa tới sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949).
– Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên vào năm 1948:
+ Tháng 8/1948, Đại Hàn Dân quốc được thành lập.
+ Tháng 9/1949, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên ra đời.
+ 1950 – 1953, cuộc chiến tranh giữa 2 miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên => tháng 7/1953, Hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm.
Lễ kí kết Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (tháng 7/1953)
– Quá trình dân chủ hóa nước Nhật.
– Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông và Ma Cao.
b. Biến đổi về kinh tế
– Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn thứ 2 thế giới.
– Khu vực Đông Bắc Á có ¾ con rồng của kinh tế châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc).
– Do tác động tích cực của cuộc cải cách – mở cửa, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.
II. TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
a. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
– Từ 1946 – 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản.
– Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, lực lượng Quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy ra đảo Đài Loan.
– 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa
⇒ Ý nghĩa:
– Đối với Trung Quốc:
+ Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
+ Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến chủ nghĩa xã hội.
– Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Mở rộng phạm vi địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa ⇒ Hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
* Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
* Quá trình thực hiện:
– 1950 – 1952, thực hiện khôi phục kinh tế, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.
– 1953 – 1957, thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
* Thành tựu:
– Kinh tế: năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140% (so với năm 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25% (so với 1952),…
– Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Đời sống nhân dân cải thiện.
– Đối ngoại:
+ Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á Soạn Lịch sử 12 trang 25 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.