Bạn đang xem bài viết Soạn bài Nỗi niềm tương tư Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 21 sách Cánh diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản “Nỗi niềm tương tư” trích trong truyện thơ Bích Câu kì ngộ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Nỗi niềm tương tư. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Nỗi niềm tương tư
1. Chuẩn bị
– Một số lưu ý:
- Văn bản “Nỗi niềm tương tư” trích trong truyện thơ Bích Câu kì ngộ. Nhan đề của văn bản do người biên soạn sách đặt.
- Đặc điểm của truyện thơ được thể hiện trong văn bản: Đề tài về tình yêu lứa đôi; Nhân vật được miêu tả qua diện mạo, lời nói, hành động; Ngôn ngữ giàu cảm xúc…
- Nội dung: Đoạn trích diễn tả tâm trạng của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ.
– Điểm tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm và truyện thơ dân gian:
- Tương đồng: Cốt truyện gồm 3 phần (Gặp gỡ – Thử thách – Đoàn tụ); Nhân vật phân theo chính diện – phản diện, được miêu tả chủ yếu qua diện mạo bên ngoài.
- Khác biệt: Truyện thơ dân gian: sáng tác tập thể, lưu truyền bằng miệng, mang tính nguyên hợp (yếu tố văn học kết hợp văn hóa, kết hợp cả hình thức diễn xướng), ngôn ngữ đậm chất dân ca, giàu cảm xúc và hình ảnh; Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, ngôn ngữ thường sử dụng là gián tiếp.
– Thể thơ lục bát, gồm 678 câu.
– Tác giả Vũ Quốc Trân (chưa rõ năm sinh năm mất), nguyên quán ở Hải Dương, sinh sống ở Hà Nội (vào giữa thế kỉ XIX).
2. Đọc hiểu
Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
– Nhân hóa: “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”, “Bướm kia vương lấy sầu hoa”, “Nước non ngao ngán…”.
– Nhân hóa: “Hơi men không nhấp mà say/Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”.
– Điệp ngữ: “Có…”
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu cách hiểu của em về nhan đề Nỗi niềm tương tư.
Nhan đề “Nỗi niềm tương tư” đã thể hiện được một cách khái quát nội dung của đoạn trích. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một nhà văn nổi tiếng ở Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội ở chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng đem lòng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh.
Câu 2. Tâm trạng của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào?
Tâm trạng của Tú Uyên được tác giả thể hiện một cách sinh động:
- “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”: Trên đường ra về, chàng thơ thẩn bước đi.
- “Nỗi nàng canh cánh nào quên”: Hình ảnh của người đẹp vẫn canh cánh trong tâm trí của Tú Uyến.
- “Có khi gảy khúc đàn tranh/Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”: Khi đánh đàn bỗng nhớ về người đẹp, cảm thấy có chút chán trường.
- “Có khi chuốc chén rượu đào/… Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”: Mượn hơi rượu để nhớ về người đẹp, tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện.
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
- Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật: điệp ngữ (điệp từ “có khi”)
- Tác dụng: góp phần diễn tả nỗi nhớ da diết, bồi hồi của chàng Tú Uyên
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ
Đoạn trích, kể lại những tháng ngày tương tư của chàng thư sinh Tú Uyên dành cho cô gái xinh đẹp mới gặp lần đầu. Qua đó, bộc lộ được những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của nhân vật.
Câu 5. So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:
“Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hoè chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?”
(Bích Câu kì ngộ)
“Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy.
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.”
(Truyện Kiều)
Gợi ý:
– Giống nhau: đều bộc lộ nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên và chàng Kim Trọng.
– Khác nhau:
- Nỗi nhớ của Tú Uyên: chỉ gặp cô gái một lần ở hội chùa mà đã nhớ mãi không quên, hình bóng của nàng khiến Tú Uyên luôn “canh cánh” trong lòng khi chưa rõ là ai.
- Nỗi nhớ của Kim Trọng: càng yêu nàng Kiều, tương tư nàng Kiều suốt ngày đêm, đến nỗi một ngày mà như ba năm “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
=> Nỗi tương tư của Tú Uyên thể hiện rõ nét, sâu đậm hơn Kim Trọng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Nỗi niềm tương tư Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 21 sách Cánh diều tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.