Bạn đang xem bài viết Viết: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đầy đủ những ý quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi GK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 17.
Nhờ đó, các em nhanh chóng lập dàn ý kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu thật hay. Mời các em cùng tham khảo chi tiết bài Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện – Bài 2 Chủ đề Tuổi nhỏ làm việc nhỏ trong bài viết dưới đây:
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 17
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Câu 1
Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu?
Trả lời:
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,…
Câu 2
Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đó.
Trả lời:
Mẫu 1:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
- Tên truyện
- Tên nhân vật
- ?
Thân bài: Ghi vắn tắt diễn biến của câu chuyện theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.
- Cách 2: Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.
Lưu ý:
– Mỗi sự việc cần nêu cụ thể:
- Sự việc diễn ra khi nào?Ở đâu?
- Chuyện gì xảy ra với nhân vật?
- Nhân vật đã giải quyết ra sao?
– Ghi chép cụ thể hơn đối với sự việc chính, thể hiện lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật trong câu chuyện.
Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.
Mẫu 2:
1. Mở bài:
- Tên truyện: Người ăn xin
- Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
- Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
- Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
- Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
- Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
- Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
- Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
>> Xem thêm: Lập dàn ý kể lại một câu chuyện về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu
Vận dụng
Viết và trang trí “Nội quy sử dụng tủ sách” của lớp em.
Trả lời:
NỘI QUY TỦ SÁCH
Tủ sách giao học sinh tự quản, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ học sinh trong việc quản lý sách. Nội quy tủ sách được treo gần tủ sách.
1. Mỗi học sinh, giáo viên:
– Được quyền đọc sách, mượn sách
– Có trách nhiệm giữ gìn sách sạch sẽ, phẳng phiu, bảo vệ tủ sách, ký mượn, ký trả sách.
2. Mỗi lần chỉ được mượn 1 quyển sách. Trả sách đã mượn rồi mới được mượn quyển khác.
3. Bạn nào làm rách sách phải có trách nhiệm dán lại, đóng lại sách cẩn thận trước khi trả.
4. Bạn nào đánh mất sách hoặc làm hỏng sách đến mức không thể đọc được nữa, phải có trách nhiệm đền sách mới hoặc một quyển sách khác có giá tiền tương đương và có nội dung tốt.
5. Thủ thư lớp có trách nhiệm ghi chép cẩn thận sổ mượn sách.
6. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi chép Sổ danh mục sách và Sổ báo cáo hoạt động tủ sách.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viết: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.