Bạn đang xem bài viết Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Soạn Địa 6 trang 103 sách Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Địa lí 6 Bài 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Hệ thống kinh vĩ tuyến – Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ thuộc chương 1 Bản đồ – Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất.
Giải Địa lý Lớp 6 Bài 1 Hệ thống kinh vĩ tuyến – Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Lý thuyết Địa lí 6 Bài 1 Cánh diều
1. Kinh tuyến và vĩ tuyến
– Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
– Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu.
– Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến song song với nhau.
– Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (Anh).
– Vĩ tuyến gốc (0°): là Xích đạo.
– Xích đạo chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
– Kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.
2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
– Vĩ trí của một điểm trên bản đồ (hoặc Địa Cầu) được xác định tại điểm cắt nhau của đường vĩ tuyến và đường kinh tuyến đi qua điểm đó.
– Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.
– Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Câu hỏi Mở đầu Địa lí 6 Cánh diều Bài 1
Hằng ngày, chúng ta đều cần nhớ sẽ đi những đâu, đến các địa điểm nào trong không gian sống quen thuộc của mình. Chúng ta cũng thường thông tin cho người thân, bạn bè về địa điểm nào đó. Nhưng làm thế nào để xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ? Làm thế nào để vẽ bản đồ một cách chính xác?
Gợi ý đáp án
Để xác định tọa độ của một điểm trên bản đồ bạn có thể chung quy lại một tọa độ với đường cắt giao nhau của kinh tuyến và vĩ tuyến, thông qua hệ tọa độ không gian có thể xác định được điểm này.
Ví dụ như bạn muốn biết vị trí của Hà Nội trên bản đồ, bạn hãy xem đường kinh tuyến chạy qua đó là bao nhiêu cùng với đường vĩ tuyến, điểm giao nhau của hai sẽ là tọa độ của Hà Nội.
Tuy nhiên, cách xác định tọa độ địa lý của một quốc gia có kích thước lớn, ta sẽ không thể quy về một điểm được. Do đó, cần chia làm nhiều điểm khác nhau. Những điểm này phải thuộc điểm cực của lãnh thổ và cũng là phần nhô cao nhất của lãnh thổ đó trên bản đồ địa lý. Việt Nam ta có 4 điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây lần lượt thuộc các tỉnh Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa và Điện Biên.
Trả lời câu hỏi câu hỏi nội dung bài học Địa lí 6 Bài 1
Kinh tuyến và vĩ tuyến
Câu hỏi: Quan sát hình 1.2, hãy xác định: Các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
Gợi ý trả lời
- Kinh tuyến là các đường nối liền từ cực bắc đến cực nam.
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ đi qua thủ đô Luân Đôn nước Anh.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc 0 độ là đường vĩ tuyến lớn nhất, được gọi là xích đạo.
- Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm phía trên ( nửa trên đường xích đạo).
- Bán cầu Nam là nửa cầu nằm phía dưới (nửa dưới đường xích đạo).
Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
Câu hỏi: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong hình 1.3 và điểm H, K trong hình 1.4
Gợi ý trả lời
Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:
- Điểm B: (20 oB , 110 oĐ)
- Điểm C: (10 oN , 10 oT)
Trong hình 1.4, tọa độ địa lí của:
- Điểm H là: (60 oB , 40 oĐ)
- Điểm K là: (40 oB , 20 oĐ)
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 6 Bài 1 Cánh diều
Câu 1
Quan sát hình 1.2, hãy cho biết:
- Vĩ tuyến nào là dài nhất. Vĩ tuyến nào là ngắn nhất
- Độ dài của kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào?
Gợi ý đáp án
Quan sát hình 2.1 ta thấy:
- Vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến gốc (hay được gọi là đường xích đạo)
- Hai vĩ tuyến ngắn nhất là hai vĩ tuyến gần với cực Bắc và cực Nam.
- Độ dài của kinh tuyến gốc bằng độ dài của các kinh tuyến khác.
Câu 2
Quan sát hình 1.3, hãy xác định và ghi lại tọa độ địa lí của các điểm D, E.
Gợi ý đáp án
Tọa độ địa lí của
- Điểm D là: (40 oB , 60 oĐ )
- Điểm E là: (20 oN , 30 oĐ )
Câu 3
Sử dụng quả địa cầu, hãy xác định tọa độ địa lí của thủ đô và ghi lại tọa độ đã xác định được.
Gợi ý đáp án
Xác định tọa độ địa lí của một số thủ đô
VD: Thủ đô của Việt Nam có tọa độ: Hà Nội (20oB, 105oĐ).
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Soạn Địa 6 trang 103 sách Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.