Bạn đang xem bài viết Giãn dây chằng bao lâu thì khỏi? Cách sơ cứu khi chấn thương dây chằng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đầu gối là một trong những vị trí dễ gặp chấn thương ở người phải vận động nhiều và giãn dây chằng là tình trạng thường xuyên gặp phải. Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây để biết thời gian khỏi cũng như cách sơ cứu khi chấn thương dây chằng nhé!
Giãn dây chằng đầu gối là gì?
Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng ở khớp gối bị căng giãn quá mức cho phép, tình trạng này khiến cho bệnh nhân đau đớn hoặc sẽ đau âm ỉ trong một thời gian dài. Khớp gối có hệ thống dây chằng như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài.
Khi khớp gối mất tính ổn định, dây chằng bị căng giãn sẽ khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn khi đi lại, bị đau nhức và khớp gối có thể bị sưng, nóng đỏ hay bầm tím.
Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối
Nguyên nhân chính của tình trạng này chủ yếu là chấn thương do tập luyện thể thao, do tai nạn như tai nạn khi lao động, tai nạn khi tham gia giao thông, tai nạn trong sinh hoạt khiến dây chằng bị căng giãn quá mức.
Giãn dây chằng ở đầu gối thường ở mức nghiêm trọng và khó điều trị hơn các vị trí khác, nên cần phải điều trị kịp lúc, đúng cách.
Cách sơ cứu khi chấn thương dây chằng
Bạn có thể áp dụng phương pháp sơ cứu chấn thương R.I.C.E để tự chăm sóc người bị giãn dây chằng khớp gối. Theo đó, bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1 Rest (Nghỉ ngơi)
Bạn nên cố gắng nghỉ ngơi, tránh cử động mạnh trong 2 ngày đầu khi nhận ra các dấu hiệu dây chằng bị tổn thương.
Bước 2 Ice (Chườm đá)
Trong 48 giờ đầu tiên, bạn có thể cho đá vào túi chườm hay khăn bông để chườm lạnh giúp giảm đau và phù nề. Bạn nên chườm đá sau mỗi 2 đến 3 giờ để giúp giảm đau hiệu quả.
Bước 3 Compression (Băng ép)
Bạn có thể sử dụng nẹp đầu gối hay băng thun để giữ khớp gối cố định đến mức tối đa. Thời gian băng ép khớp gối dựa vào mức độ chấn thương, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được thời gian phù hợp.
Bước 4 Elevation (Kê cao vị trí)
Bạn nên nằm xuống, dùng gối kê cao vị trí chấn thương so với tim để máu lưu thông.
Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm hỗ trợ điều trị giãn dây chằng đầu gối. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng chúng và phải hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu phương pháp RICE khi sơ cứu chấn thương thể thao
Cách chăm sóc, tập luyện để người bị giãn dây chằng mau hồi phục
Để giúp người bị giãn dây chằng mau hồi phục sau chấn thương, bạn nên tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng tại nhà như: Duỗi gối thụ động, tập cơ tứ đầu, tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân, tập nhóm cơ mặt sau đùi,… dưới sự giám sát của người thân.
Đồng thời, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống thích hợp, kiêng ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh, thực phẩm chứa chất kích thích. Nên ăn thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, omega 3,…
Tham khảo thêm: Giãn dây chằng đầu gối nên kiêng gì, ăn gì để mau khỏi bệnh?
Cách phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối
Chấn thương dây chằng khớp gối sẽ mất rất nhiều thời gian để phục hồi, nhất là với những người lớn tuổi. Do đó, bạn cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối như sau:
– Ăn uống đủ chất, lành mạnh. Bạn nên bổ sung vitamin D, chất chống oxy hóa và canxi.
– Khi chơi thể thao, làm việc, lên xuống cầu thang,… bạn nên cẩn thận để tránh xảy ra chấn thương, ảnh hưởng đến đầu gối
– Khi chơi thể thao, bạn nên khởi động thật kỹ để làm nóng cơ thể, kích thích lưu thông máu và tăng tính linh hoạt của chân, phòng ngừa chấn thương
– Bạn nên hạn chế đi giày cao gót và kiểm soát tốt cân nặng của mình để hạn chế áp lực lên khớp gối và dây chằng
– Không nên đột ngột làm các động tác có thể khiến gia tăng áp lực lên khớp gối vì sẽ tăng nguy cơ căng giãn, đứt dây chằng.
– Người ở độ tuổi trung niên cần hạn chế chơi các môn thể thao có cường độ cao, nên duy trì vận động các bộ môn với cường độ thích hợp như đạp xe, đi bộ, yoga,…
Một số câu hỏi thường gặp
Giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi?
Với các trường hợp nhẹ thì thời gian phục hồi sẽ khoảng 3-4 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn có thể vận động bình thường.
Trong trường hợp bị giãn dây chằng nặng hơn thì người bệnh phải mất ít nhất 2 tháng để chữa trị. Và nếu không được chữa trị đúng cách, sụn chêm có thể bị sưng và không thể trở về trạng thái ban đầu.
Vì sao dây chằng đầu gối dễ bị tổn thương?
Khớp gối là phần dễ bị tổn thương vì phần lớn mọi cử động đều liên quan đến phần gối. Những người thường xuyên hoạt động nhiều, mạnh thì càng có nguy cơ cao gây ra tổn thương cho dây chằng đầu gối.
Dây chằng thường bị tổn thương khi bạn dừng lại đột ngột, chuyển hướng quá nhanh, tiếp đất không tốt khi bậc nhảy hay va chạm với các lực mạnh, bị té ngã.
Trên đây là chia sẻ của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn về tình trạng giãn dây chằng đầu gối cũng như cách sơ cứu. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên chờ đón những bài viết bổ ích khác trên website Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé!
Nguồn: Tâm Anh Hospital
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giãn dây chằng bao lâu thì khỏi? Cách sơ cứu khi chấn thương dây chằng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.