Bạn đang xem bài viết Giáo án chuyên đề Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Văn lớp 10.
Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Văn 10 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo.
Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO
VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
– HS biết các yêu cầu và cách thức tiến hành nghiên cứu một vấn đề.
– Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
– Biết thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian.
2. Năng lực
Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Về năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc hiểu, tập nghiên cứu, viết báo cáo, thuyết trình trao đổi,… trong quá trình học tập chuyên đề.
3. Phương pháp dạy học
– Kết hợp diễn giảng gắn với việc tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận, trình bày ý kiến, đóng vai.
– Tổ chức cho HS kết họp đọc vói viết: điền vào các phiếu học tập, viết đoạn văn,…
– Tổ chức cho nhiều HS có có hội thực hành đọc, viết, nói và nghe.
4. Phẩm chất:
Biết yêu quý cộng đồng và sống có trách nhiệm vói gia đình, xã hội và cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
– Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to.
– Ảnh chân dung tác giả; máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tư liệu liên quan.
– Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
– Phiếu học tập: GV có thể chuyển một số câu trong SGK thành phiếu học tập.
– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, ma trận chấm bài viết, bài trình bày của HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, giúp HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học, GV tổ chức hoạt động khỏi động với nhiều hình thức như: trắc nghiệm nhanh; trò chơi đố vui, trò chơi ô chữ; đoán ý đồng đội,…
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện: dùng câu hỏi trắc nghiệm, đền khuyết, hình ảnh,… củng cố kiến thức cơ bản về văn học dân gian
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
PHẦN MỘT: TẬP NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐỌC VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đọc văn bản Về đặc điểm của tục ngữ Việt Nam -Câu hỏi 1: Xác định vấn đề được tác giả trình bày trong văn bản trên. –Câu hỏi 2: Tục ngữ Việt Nam được tác giả tìm hiểu dựa trên những phương diện nào? Tóm tắt nội dung bài viết bằng một sơ đồ. – Câu hỏi 3: Những thao tác nào được sử dụng để triển khai vấn đề – Câu hỏi 4: Tác giả đã tìm hiểu, thu thập thông tin bằng những cách nào? – Câu hỏi 5: Bạn rút ra được điều gì về cách nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, lắng nghe – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài. |
Câu hỏi 1: VB trình bày đặc điểm của một thể loại văn học dân gian: tục ngữ Việt Nam. Đáp án đúng là câu B. Một thể loại văn học dân gian”. Câu hỏi 2: Tác giả trình bày tục ngữ Việt Nam ở hai phưong diện: nội dung và hình thức. Trong phưong diện nội dung, tác giả xem xét ở các yếu tô kinh nghiệm về lao động sản xuất, đời sống gia đình, đời sống xã hội. Trong phương diện hình thức, tác giả xem xét ở các yếu tố: đối, vần, nhịp, thanh điệu, vần trong tục ngữ chủ yếu là vần lưng với nhiều dạng: cách hai chữ, ba chữ, năm chữ,… -Câu hỏi 3: Các thao tác được sử dụng trong VB: -Câu hỏi 4: + Tác giả phải thu thập, phân loại các câu tục ngữ theo nhiều yêu cầu như: tập hợp, phân nhóm câu để khảo sát về nội dung, về hình thức. + Tìm các ví dụ câu tưong ứng với các dạng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh. + Liên hệ trích dẫn thể loại khác; trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu khác hay của mình từ các bài viết khác. – Câu hỏi 5: Căn cứ vào các ý trả lời của bốn câu hỏi phía trên, có thể gợi ý cho HS về phương pháp nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian gồm: + Xác định vấn đề nghiên cứu; + Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu; + Vận dụng các phương pháp nghiên cứu; + Cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên cứu ; |
II.TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đọc văn bản Về vhdg TRANG 12 -Câu hỏi 1: Khái niệm VHDG? –Câu hỏi 2: Đặc trưng VHDG? – Câu hỏi 3: Hệ thống thể loại VHDG? – Câu hỏi 4: Em rút ra được điều gì khi NC một vấn đề VHDG? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, lắng nghe – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài. |
1. Văn học dân gian: a.Khái niệm: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. b. Đặc trưng của văn học dân gian · Tính truyền miệng – Truyền miệng: là ghi nhớ, theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem; là quá trình diễn xướng VHDG hào hứng và sinh động. – Phương thức truyền miệng: VHDG được truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác (theo không gian), từ đời này qua đời khác, từ thời này qua thời khác (theo thời gian). – Hình thức truyền miệng: diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian). Tính tập thể – Quá trình sáng tác tập thể: + Ban đầu: một người khởi xướng, hình thành tác phẩm. + Sau đó tập thể truyền miệng, sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh. + Cuối cùng tác phẩm trở thành tài sản chung. Tính thực hành – Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng: + Đời sống lao động, gia đình + Nghi lễ thờ cúng, tang ma, cưới hỏi + Vui chơi, giải trí, nghệ thuật… c.Hệ thống các thể loại của văn học dân gian Hệ thống thể loại của văn học dân gian có thể chia làm 4 nhóm sau: – Nhóm tự sự dân gian với các thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, vè,… – Nhóm thơ ca dân gian: ca dao, dân ca,… – Nhóm thể loại sân khấu dân gian: chèo cổ, tuồng đồ, múa rối,… – Ngoài ra còn có các thể loại thiên về lí trí như: tục ngữ, câu đố,…
2. Vấn đề văn học dân gian: – Nghiên cứu liên quan đến từng tác phẩm cụ thể. Ví dụ: + Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, thần thoại hay truyền thuyết? + Sự tích Trầu Cau – cổ tích thế sự hay cổ tích thần kì? – Nghiên cứu liên quan đến vấn đề nội dung của một hoặc nhiều tác phẩm. Ví dụ: + Tục ngữ về thời tiết + Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thần kì + Yếu tố lịch sử trong truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy – Nghiên cứu liên quan đến yếu tố nghệ thuật trong một hoặc nhiều tác phẩm. Ví dụ: + Ẩn dụ trong ca dao than thân yêu thương tình nghĩa + Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt + Nghệ thuật tương phản đối lập trong một số truyện cười tiêu biểu – Nghiên cứu liên quan đến các đặc trưng của văn học dân gian. Ví dụ: + Chất liệu ca dao trong thơ Tú Xương + Về các dị bản của truyện cổ tích Tấm Cám |
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án chuyên đề Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.