Bạn đang xem bài viết Những điều cần quan tâm khi chọn mua thớt làm bếp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thớt là một vật dụng không thể thiếu khi làm bếp giúp hỗ trợ việc cắt thái dễ dàng và tiện lợi hơn. Vậy điều cần quan tâm khi chọn mua thớt là gì? Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Chọn kích thước thớt phù hợp với không gian bếp
Bạn không nên chọn một chiếc thớt có kích thước quá lớn sẽ chiếm nhiều diện tích, khó sử dụng và gây khó khăn trong việc vệ sinh trong chậu rửa bát cũng như bảo quản thớt. Không những vậy thớt quá to thường sẽ khá nặng, khó di chuyển.
Ngược lại, nếu như bạn chọn một chiếc thớt có kích thước quá nhỏ sẽ khiến việcsơ chế, thao tác trên thớt trở nên khó khăn, mất thời gian khi chuẩn bị nguyên liệu.
Thớt có nhiều kích thước khác nhau cho bạn dễ dàng chọn lựa phù hợp với nhu cầu của mình: Thớt hình chữ nhật có kích cỡ tử 25 x 19 cm, 30 x 23 cm, thớt tròn đường kính từ 30 – 30.5 cm,…
Bạn nên chọn 1 chiếc thớt lớn kích thước khoảng 25 – 40 cm, bằng khoảng 2/3 kích thước bồn rửa chén sẽ dễ sử dụng cho mọi không gian bếp.
Chọn độ dày thớt
Nếu bạn cần băm chặt thịt, cá thì 1 chiếc thớt có độ dày khoảng 2 – 5 cm sẽ tạo được sự chắc chắn, hạn chế trơn trượt, giúp việc sơ chế thực phẩm dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những tấm thớt này sẽ khá nặng và gây khó khăn trong di chuyển.
Nếu bạn chỉ sử dụng cho nhu cầu cắt thái rau củ, thịt mà không cần dùng nhiều lực thì bạn nên chọn mua những chiếc thớt có độ dày vừa phải khoảng 0.5 – 2 cm, giúp bạn dễ dàng di chuyển, thao tác linh hoạt và vệ sinh cũng như bảo quản đơn giản hơn.
Chọn chất liệu thớt an toàn
Thớt thủy tinh
Thớt thủy tinh có hai loại: Thớt cường lực và thớt thường. Thớt thủy tinh có chất liệu an toàn cho sức khỏe hơn so với các loại chất liệu thớt khác, không mốc, ít bị mài mòn, hạn chế trầy xước và rất dễ vệ sinh.
Thớt thủy tinh có vẻ ngoài sang trọng, phù hợp với những căn bếp hiện đại, mang lại cảm giác sạch sẽ, lịch sự khi sử dụng.
Tuy nhiên thớt thủy tinh lại khó bảo quản, dễ nứt vỡ khi rơi rớt. Thớt khá cứng, tạo ra âm thanh chói tai khi sử dụng, nên chỉ dùng để cắt thái đơn giản, không dùng để băm chặt thực phẩm. Không những vậy, thớt thủy tinh còn dễ làm cùn dao.
Thớt gỗ
Thớt gỗ là loại thớt khá thông dụng, hiện hữu gần như trong mọi nhà bếp gia đình hay cửa hàng ăn uống bởi chất liệu tự nhiên từ gỗ cao su, gỗ nghiến, gỗ xà cừ… dễ sử dụng vì có thể băm chặt thực phẩm thoải mái.
Tuy nhiên, chất liệu gỗ dễ ẩm mốc nếu không vệ sinh và bảo quản đúng cách. Sau thời gian sử dụng bề mặt bị sủi mùn và nứt, khó làm sạch và là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Thớt nhựa
Thớt nhựa có trọng lượng nhẹ, không thấm nước, màu sắc sáng sủa, đa dạng thích hợp dùng cho việc thái thực phẩm chín, không dùng để băm chặt.
Thớt nhựa dễ bị sứt mẻ và cong vênh khi tiếp xúc với nhiệt (lửa từ bếp nấu, phơi dưới nắng quá lâu trong thời gian dài), đồng thời cần được vệ sinh kỹ lưỡng vì bề mặt thớt dễ bám bẩn, vi khuẩn.
Thớt đá
Thớt đá với độ cứng cao, bề mặt láng mịn nên thích hợp để vo, nặn các loại bánh kẹo. Thớt đá thường được làm từ đá hoa cương, đá cẩm thạch,… an toàn với môi trường,dễ dàng lau chùi, vệ sinh, không xảy ra tình trạng ẩm, mốc.
Tuy nhiên, thớt đá lại khá nặng, khó di chuyển và dễ rơi vỡ. Bề mặt cứng, không đàn hồi nên thớt đá dễ làm hỏng dao và tạo ra âm thanh khó chịu khi dùng. Vậy nên chỉ dùng thớt đá để cắt thái rau củ, trái cây.
Thớt silicon kháng khuẩn
Thớt silicon kháng khuẩn có độ đàn hồi cao, mềm, dẻo không làm ảnh hưởng đến dao, giúp bạn cắt thái thực phẩm một cách dễ dàng. Đặc biệt, thớt silicon kháng khuẩn còn có thể uốn cong, giúp bạn cho các nguyên liệu đã cắt vào nồi, chảo nhanh gọn, tiện lợi.
Với chất liệu từ silicon an toàn, có tính kháng khuẩn nên bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, thớt silicon kháng khuẩn rất mỏng nên bạn chỉ có thể cắt, thái, băm những thực phẩm nhỏ, không khuyến khích băm, chặt xương. Ngoài ra, thớt silicon khi mới mua về sẽ có mùi khó chịu, bạn phải rửa nhiều lần để mất mùi nhé.
Chọn hình dáng thớt
Hiện nay, có rất nhiều mẫu thớt khác nhau cho bạn dễ dàng lựa chọn tùy theo sở thích hay mục đích sử dụng của mình: Thớt hình tròn, thớt hình chữ nhật, thớt có nhiều hình dáng dễ thương.
Chọn hình dáng thớt không chỉ nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ của người sử dụng, mà nó còn ảnh hưởng đến mục đích sử dụng trên đó.
- Thớt tròn sẽ có ích cho việc băm, cắt thực phẩm.
- Thớt vuông, hình chữ nhật có nhiều không gian hơn, giúp bạn cắt thái được nhiều thực phẩm cùng một lúc.
- Những chiếc thớt có hình hoa lá, con vật với nhiều màu sắc khác nhau sẽ mang đến sự sinh động, tươi vui cho gian bếp của bạn
Trên đây là những điều cần quan tâm lưu ý khi mua thớt. Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều gợi ý hay để chọn mua thớt phù hợp. Bạn hãy để lại những thắc mắc về việc mua thớt ở bên dưới để Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giải đáp thêm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những điều cần quan tâm khi chọn mua thớt làm bếp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.