Bạn đang xem bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 9: Văn hoá tiêu dùng Sách Chân trời sáng tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 9: Văn hoá tiêu dùng Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng trang 60→68.
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 9 trang 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về văn hóa trong tiêu dùng. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 9
Luyện tập 1
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất, động lực, mục đích của sản xuất là tiêu dùng.
b. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
c. Chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa hướng tới lợi nhuận, vừa phải đáp ứng các giá trị tốt đẹp.
d. Doanh nghiệp biết phát huy các giá trị truyền thống và tiếp thu các giá trị hiện đại sẽ tạo được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường hội nhập quốc tế.
Gợi ý đáp án
– Nhận định a. Đồng tình, vì: tiêu dùng được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
– Nhận định b. Không đồng tình, vì: bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng; tiêu dùng còn mang lại lợi nhuận cho người sản xuất; kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển,…
– Nhận định c. Đồng tình, vì: một trong những đặc điểm của văn hóa tiêu dùng là hướng tới các giá trị tốt đẹp; đặc điểm này của văn hóa tiêu dùng đã tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
– Nhận định d. Đồng tình, vì: văn hóa tiêu dùng luôn có tính kế thừa và tính thời đại. Những đặc điểm này của văn hóa tiêu dùng đã tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.
Luyện tập 2
Em hãy nhận xét về việc làm của chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau:
Gợi ý đáp án
– Trường hợp a. Chị B đã có hành động tiêu dùng tích cực, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam trên thị trường; qua đó góp phần vào việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
– Trường hợp b. Hành động tiêu dùng của chị A chưa phù hợp, vì: các sản phẩm nhựa, sử dụng một lần sẽ gây tác động xấu đến môi trường. Chị A nên thay đổi thói quen tiêu dùng này.
– Trường hợp c. Hành động của anh P đã cho thấy văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại.
– Trường hợp d. Doanh nghiệp M đã có hành động đúng đắn, thiết thực và tích cực trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
Luyện tập 3
Em hãy xác định đặc điểm văn hoá tiêu dùng trong các trường hợp sau:
Gợi ý đáp án
– Trường hợp a. Văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại (thói quen, hình thức, cách thức tiêu dùng đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội).
– Trường hợp b. Văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính hợp lí (tiêu dùng dựa trên giá cả, thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng) và tính giá trị (tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp).
Luyện tập 4
Em hãy nhận xét về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của chủ thể trong các trường hợp sau:
Gợi ý đáp án
– Trường hợp a. Công ty A đã có những hành động đúng đắn, thiết thực và tích cực trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Điều này thể hiện thông qua các chi tiết:
+ Chú ý đến yếu tố truyền thống và sức khỏe người tiêu dùng trong chiến lược kinh doanh, quảng cáo sản phẩm.
+ Chú trọng đầu tư, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm; cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.
– Trường hợp b. Anh B đã có hành động đúng đắn, thiết thực và tích cực trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Điều này được thể hiện qua việc:
+ Cân nhắc, tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định lựa chọn tiêu dùng sản phẩm.
+ Báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu bất thường về sản phẩm của doanh nghiệp.
Luyện tập 5
Em hãy xử lí các tình huống sau:
Gợi ý đáp án
– Lời khuyên cho bạn A: Việc lấy nhiều thức ăn nhưng không sử dụng hết là thói quen tiêu dùng chưa hợp lí, vì: hành động này khiến chúng ta tiêu tốn nhiều chi phí hơn, mặt khác cũng gây lãng phí thức ăn. Do đó, A nên thay đổi thói quen tiêu dùng này, chỉ nên lấy một lượng thức ăn vừa đủ, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
– Lời khuyên cho chị B: Việc mua nhiều hàng hóa nhưng không sử dụng đến là thói quen tiêu dùng chưa hợp lí, vì: hành động này khiến chúng ta tiêu tốn nhiều chi phí hơn, mặt khác, cũng gây ra sự lãng phí. Do đó, chị B nên thay đổi thói quen tiêu dùng này, rèn luyện cho mình những thói quen tiêu dùng tích cực, ví dụ như:
+ Lập kế hoạch quản lí chi tiêu một cách hợp lí.
+ Chỉ mua những hàng hóa thực sự cần và trong khả năng chi trả của bản thân.
+ Cân nhắc, tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định lựa chọn tiêu dùng sản phẩm.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 9
Vận dụng 1
Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin, câu chuyện về văn hoá tiêu dùng.
Gợi ý đáp án
(*) Tham khảo: Thông tin về xu hướng “tiêu dùng xanh” của người Việt
– Tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên. Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người.
– Ở Việt Nam dù chưa có một quy định riêng biệt về tiêu dùng xanh nhưng nhiều nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã sớm được đưa vào nội dung chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước; chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và trong hoạt động tiêu dùng của người dân.
– Ở góc độ tiêu dùng, dễ nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến môi trường, đến vấn đề “xanh” và “sạch”, coi trọng hành vi mua những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ví dụ như: trong những năm gần đây, mức độ phổ biến của các loại thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam đã tăng lên do cộng đồng ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; đối với các thiết bị và sản phẩm giặt tẩy, người tiêu dùng Việt Nam cũng quan tâm đến những sản phẩm với công nghệ tiết kiệm điện năng, nước và giảm lượng chất thải tác động xấu đến môi trường;… hay như Chiến dịch tiêu dùng xanh được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 8/2017) đã ghi nhận sự tham gia của hơn 70.000 lượt tình nguyện viên, hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng tiêu dùng xanh…
Vận dụng 2
Em hãy vẽ tranh tuyên truyền với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Gợi ý đáp án
(*) Học sinh tự thực hiện theo ý tưởng của bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 9: Văn hoá tiêu dùng Sách Chân trời sáng tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.