Bạn đang xem bài viết 10 sai lầm khi dùng ấm đun nước khiến ấm nhanh hỏng và có thể nổ tung tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ấm đun nước hay còn gọi là ấm siêu tốc, là vật dụng rất quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình Việt, với thiết kế rất đơn giản và dễ dùng. Tuy nhiên nhiều người thường hay mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khiến ấm chóng hỏng. Cùng tham khảo qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
Sử dụng ổ điện chung với thiết bị điện khác
Công suất của ấm đun nước khá cao, để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên cắm điện ấm đun nước vào một ổ cắm riêng cho an toàn.
Ngoài ra bạn không nên sử dụng cùng lúc các thiết bị điện khác như: Nấu cơm điện, bật bếp điện, bàn ủi, máy giặt hay máy nước nóng vì các thiết bị điện này đều có công suất cao gây quá tải điện, là nguyên nhân gây ra cháy nổ.
Sử dụng ấm đun nước để nấu thức ăn
Sử dụng ấm đun nước để nấu thức ăn là thói quen sai lầm của nhiều người đặc biệt là các bạn sinh viên. Ấm đun nước chỉ có chức năng duy nhất là đun nước, nhưng nhiều người thường dùng chúng để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,… điều này khiến cặn rất dễ đóng vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng, thậm chí gây chập điện, cháy nổ rất nguy hiểm.
Tốt nhất bạn nên làm theo yêu cầu của nhà sản xuất, tuyệt đối không nên dùng bình đun nước để nấu ăn, nếu lỡ nấu rồi thì nên chùi rửa sạch sẽ cặn bám bên trong ấm.
Rút phích cắm điện sai cách
Khi rút phích cắm điện ấm đun nước ra, tuyệt đối không cầm dây điện mà phải cầm đúng phích cắm để tránh dây điện có bị nứt, đứt, gây rò rỉ điện cũng không làm bạn giật điện gây nguy hiểm.
Nấu nước liên tục
Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Thực tế khi sử dụng ấm đun nước, dù bạn có đun nước bao nhiêu lần đi chăng nữa thì bình siêu tốc vẫn sử dụng bấy nhiêu điện năng và không có khả năng giảm điện năng tiêu thụ.
Ngoài ra, việc đun liên tục như vậy có thể khiến mâm nhiệt của bình vượt quá công suất cho phép nên dễ gây cháy, nổ và hỏng bình. Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.
Đổ nước không đúng lượng như quy định
Mỗi ấm đun nước đều có ghi rõ giới hạn nước tối thiểu và tối đa mà người dùng nên cho vào. Nếu chỉ cần nấu một ít nước mà chị em lại không đổ đủ lượng nước theo vạch hoặc đổ qua vạch tối đa. Điều này rất dễ gây chập điện, cháy nổ.
Đổ cạn nước trong ấm sau khi sôi
Nhiều người thường có thói quen đổ sạch hết nước ra ngoài sau khi nước sôi. Việc làm này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt, khiến mâm nhiệt rất nhanh hỏng.
Do đó, nên để khoảng 20ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.
Đậy không kín nắp hoặc không đậy nắp khi đun nước
Thói quen này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để đun sôi nước hơn và gây nguy hiểm. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, sẽ khiến điện không tự ngắt khi nước đã sôi nữa. Từ đây, nguy cơ chập, cháy ấm sẽ rất dễ xảy ra.
Không vệ sinh ấm đun nước, để ấm đóng cặn
Nhiều người hay nghĩ rằng ấm chỉ dùng đun nước sạch nên không cần vệ sinh. Suy nghĩ này là sai lầm sẽ khiến ấm dính cặn xung quanh, sản sinh vi khuẩn gây hại. Vì thế cần phải vệ sinh ấm đun nước thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khoẻ người dùng.
Cách vệ sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần dùng giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ vào khoảng 1/2 ấm, lắc nhẹ. Sau đó đun sôi và để âm trong đó 15 – 20 phút thì đổ đi, tráng lại bằng nước sạch là được.
Để dư nước trong ấm quá lâu
Khi bạn để nước dư lại trong ấm quá lâu sẽ khiến ấm bị đóng cặn và làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, nước sẽ sôi chậm hơn, cặn bẩn bám dày khiến rơle đo nhiệt nhanh hỏng, ấm đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi.
Do đó, bạn nên vệ sinh thường xuyên đáy ấm và không để nước quá lâu lại trong ấm. Nên dùng vải mềm lau bên trong bình giúp kéo dài tuổi thọ bình.
Đun ấm trong phòng có máy lạnh, quạt
Khi đun ấm nước trước các luồng gió của quạt, máy lạnh cũng sẽ khiến gia đình bạn tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn. Không chỉ làm hao nhiệt của ấm đun nước mà cả máy lạnh cũng bị tổn thất nhiệt, gây hao điện và giảm tuổi thọ của máy lạnh và ấm đun nước.
Cảnh báo
Khi ấm đun nước đã quá cũ, một số các chức năng không còn hoạt động tốt như dây điện sắp đứt, đèn báo hư, nắp ấm đậy không kín,… Các tình trạng này nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nguy hiểm đến cả tính mạng của mình và người thân. Do đó, giải pháp tốt nhất là nên thay ấm đun nước mới là cách tốt nhất.
Trên đây là 10 sai lầm khi dùng ấm đun nước khiến ấm nhanh hỏng và nổ tung. Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thể thay đổi thói quen và sử dụng ấm đun nước đúng cách và an toàn hơn nhé!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 sai lầm khi dùng ấm đun nước khiến ấm nhanh hỏng và có thể nổ tung tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.