Bạn đang xem bài viết 8 chỉ số liên quan đến sức khỏe mà ai cũng nên biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
8 chỉ số sau đây sẽ nói rõ tình trạng sức khỏe của chúng ta một cách trực quan nhất. Tìm hiểu ngay 8 chỉ số sức khỏe đó là gì qua bài viết sau của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé!
BMI
Đây là một chỉ số khá quen thuộc với những ai đang theo đuổi việc rèn luyện cơ thể. Chỉ số này được tính dựa trên tỉ lệ chiều cao và cân nặng, thể hiện rõ tình trạng của cơ thể mình đang ra sao, từ đó nhận biết được các bệnh liên quan đến tiểu đường, bệnh tim, huyết áp,…
Chỉ số lý tưởng BMI nằm trong khoảng từ 18.5 – 24.9, thấp hơn 18.5 là thể trạng gầy, trên 25 là hơi béo, trong khi đó vượt quá 30 là béo phì. Chỉ số này áp dụng cho cả nam lẫn nữ, thông thường nó được dùng nhiều cho các vận động viên, những ai đang tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, dựa vào đó để điều chỉnh cường độ luyện tập.
Tham khảo: Chỉ số BMI là gì? Công thức tính béo phì qua chỉ số BMI
Cholesterol (LDL và HDL)
Cholesterol là chất mỡ được vận chuyển trong máu mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Cholesterol gồm 2 loại chính là Cholesterol “xấu” (LDL) và Cholesterol “tốt’ (HDL).
Hai chỉ số LDL và HDL hết sức quan trọng, đặc biệt lứa tuổi từ 25 trở đi thì nên kiểm tra chỉ số này thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe bản thân. Trong đó, LDL nếu tăng cao thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến máu não.
Còn cholesterol HDL chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu, có tác dụng đưa cholesterol từ máu đi về gan và đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, để hạn chế những bệnh tim mạch gây biến chứng nguy hiểm.
Cân nặng
Đây là chỉ số mà nhiều người luôn muốn nhận biết nhất, nó thể hiện rõ tình trạng khối lượng của cơ thể, biết chính xác được cơ thể mình đang bị thừa cân, thiếu cân, có những nguy cơ bệnh lý nào khác thường như béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường,…Chỉ số này liên quan mật thiết với chỉ số BMI kể trên.
Có nhiều công thức tính cân nặng khác nhau để tìm chỉ số cân nặng thích hợp:
- Cân nặng tối đa = số lẻ của chiều cao (tính bằng đơn vị cm)
- Cân nặng tối thiểu = số lẻ của chiều cao (tính bằng đơn vị cm) x 8 rồi chia cho 10
- Cân nặng lý tưởng = số lẻ của chiều cao (tính bằng đơn vị cm) x 9 rồi chia cho 10
Ví dụ: Bạn cao 175cm thì cân nặng lý tưởng là: 75 x 9 : 10 = 67.5 kg. Cân nặng tối đa cho phép là 75kg, cân nặng tối thiểu là: 55 x 8 :10 = 60 kg
Calories
Calories hay calo là một đơn vị đo năng lượng cơ thể quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những ai đang tập thể hình muốn giảm cân hay tăng cân. Chỉ số này cũng hết sức quan trọng, tác động đến sức khỏe con người.
Người trưởng thành cần duy trì 2000 – 2500 calo/ngày, tùy vào trường hợp muốn duy trì hình thể thì sẽ điều chỉnh lượng calo và chế độ tập luyện. Đồng thời, calories còn quan hệ mật thiết với chỉ số cân nặng, BMI.
Nhịp tim
Đừng xem thường chỉ số nhịp tim, nó có thể cho chúng ta biết cơ thể chúng ta đang xảy ra việc gì đấy. Việc bắt mạch đo nhịp tim đã tồn tại rất lâu, nhờ cách đấy đã giúp các thầy thuốc phát hiện nhiều căn bệnh và chữa trị kịp thời mà lúc đó xã hội chưa hề có trang thiết bị hiện đại như ngày nay.
Nhịp tim con người liên quan đến sự thay đổi sức khỏe, mỗi người sẽ có một nhịp tim khác biệt nhưng nhìn chung đều rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút là trạng thái bình thường.
Nếu nhịp tim đập từ 60 – 100 nhịp/phút là người khỏe mạnh, còn dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút là cơ thể đang có vấn đề cần thăm khám ngay. Cũng có trường hợp nhịp tim chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên ở một số người, như ở vận động viên nhịp tim trung bình chỉ khoảng 40 nhịp/phút.
Huyết áp
Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch, đo chỉ số này cho chúng ta biết được chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể có tốt hay không, cũng dựa vào nó để chẩn đoán chính xác căn bệnh trong người.
Người bình thường sẽ có 2 chỉ số huyết áp cần quan tâm, gồm huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) từ 90 đến 139 mmHg và huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương) từ 60 đến 89 mmHg.
Sự thay đổi huyết áp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Điều đáng lưu ý nhất về chỉ số này chính là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Tăng huyết áp là nguyên nhân đứng đầu gây ra tai biến mạch máu não, suy thận, suy tim,…hậu quả hết sức nghiêm trọng nên chúng ta luôn theo dõi chỉ số này thường xuyên để đề phòng và điều trị kịp thời.
Đường huyết GI
Chỉ số đường huyết GI (glycemic index) là chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl, hoặc tốc độ hấp thu nhanh/chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn có chất bột đường so với glucose.
Chỉ số GI cao nói lên tình trạng phân giải đường glucose trong máu ổn định hay không? Nếu có điều bất thường tăng hay giảm sẽ nói lên rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hay thấp.
Thông thường, người ta sẽ đo đường huyết theo các khoảng thời gian và chỉ số GI nhất định, nếu vượt qua khoảng GI cho phép thì khả năng bị tiểu đường rất cao.
- Thời điểm trước bữa ăn: Chỉ số GI nằm khoảng 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) bình thường.
- Thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng: Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l).
- Thời điểm trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l).
Chỉ số men gan (SGPT và SGOT)
Cuối cùng chỉ số men gan SGOT và SGPT, đây là chỉ số xuất hiện hầu hết các buổi xét nghiệm máu, chỉ số giúp chúng ta biết chức năng gan của chúng ta nằm ở mức độ nào, có những nguy cơ bệnh lý nào để theo dõi và kịp thời điều trị.
SGOT và SGPT là hai loại men Transamin xuất hiện nhiều ở tế bào gan, chỉ số biểu hiện tình trạng bình thường của 2 loại men này tại gan là khoảng 20 – 40 UI/l.
Nếu vượt hay dưới mức khoảng cho phép ở trên thì gan của bạn đang có vấn đề và cần phải làm nhiều xét nghiệm khác để đi tới kết luận cuối là cơ thể bạn đang bị vấn đề gì? Vì vậy, bạn phải luôn chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống để có gan khỏe mạnh, từ đó cơ thể mới mạnh khỏe, bình thường.
Bên trên là những chỉ số sức khỏe mà ai cũng nên quan tâm bởi nó sẽ nói cho bạn biết tình trạng bàn thân ra sao để kịp thời điều chỉnh. Mong qua bài viết trên giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức cần thiết và bổ ích.
Nguồn: Tiếp thị gia đình
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 chỉ số liên quan đến sức khỏe mà ai cũng nên biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.