Bạn đang xem bài viết Bạn có biết ngày quan thế âm bồ tát ra đời? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quan Âm hoặc Quán Âm (Quan Thế Âm Bồ Tát) thường hiện thân dưới dạng nữ nhân để cứu độ chúng sinh mỗi khi gặp hoạn nạn, quỷ dữ,… Trong thần thoại, văn học thì Quan Âm được xem là vị Bò Tát có thần lực nhất, giúp chúng sanh vượt qua bể khổ, cứu vớt và giác ngộ cuộc đời. Để biết rõ hơn ngày Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời cũng như ý nghĩa, ngày vía Quan Âm. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Lịch sự ra đời của Quan Thế Âm Bồ Tát
Theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói trong kinh Bi Hoa, Quan Thế Âm Bồ Tất ra đời từ rất lâu, đức Quan Thế Âm là thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Lúc này xuất hiện một đức Phật danh là Bảo Tạng Như Lai có nhận thức về đạo lý Phật tối cao.
Cũng chính lúc này đức Vua và Thái Tử muốn theo đức Phật Bảo Tạng Như Lai nguyện tu thành chính quả, cả hai muốn thành Phật quả để giáo huấn và phổ độ cho chúng sinh. Giúp chúng sinh vượt qua bể khổ, mang lại bình an trong cuộc sống.
Lúc mới bắt đầu theo đức Phật, Vua và Thái Tử là những thí chủ thành kính cúng quần áo, trái cây, thuốc, những vật dụng sử dụng cho Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong 3 tháng liên tiếp. Cũng chính nhờ sự chân thành và tinh tấn không ngừng của đức Vua và Thái Tử nên đức Vua Vô Tránh Niệm được chứng nhận thành Phật và phát ngôn 48 lời thề nguyện to lớn để tế độ chúng sinh. Lúc này đức Vua hiệu là A-di-đa.
Riêng Thái Tử cũng được công hạnh tròn đầy và viên mãn nên được đức Phật Bảo Tạng Như Lai cho về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm.
Bởi thế trong thần thoại và văn học Việt Nam, Quan Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát thần lực nhất chỉ sau Phật Tổ. Điều này cho thấy Quan Âm là vị thần cứu độ chúng sinh, giúp con người giác ngộ và tỉnh giấc sau nhiều lần vấp ngã.
Quan Thế Âm Bồ Tát có ý nghĩa gì?
Quan Thế Âm Bồ Tát thường hiện thân thành nữ nhân cứu độ chúng sinh, giúp con người vượt qua bể ải trong dân gian. Tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát có ý nghĩa là:
- Quan là quan sát, tìm hiểu mọi thứ xung quanh từ những vật nhỏ nhất
- Thế là cuộc đời, cuộc sống dân gian, của nhân loại chúng sinh
- Âm là tiếng cầu cứu của nhân loại, chúng sanh, tiếng thình cầu vang xin từ những người khổ đâu trong trần gian
- Bồ Tát là độ thoát cho loài hữu tình, giải cứu, hướng đạo cho chúng sinh. Tạo nghị lực, sức sống cho chúng sinh mạnh mẽ vượt qua nổi đau của cuộc đời.
Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông, tức là quan sát, cảm nhận và thấy được những tiếng kêu, cầu xin của chúng sinh trong nhân gian. Lúc này Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện và giải cứu nhân loại vượt qua bể khổ.
Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát
Hằng năm các Phật tử mọi nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát thật trang nghiêm và đầy đủ lễ vật. Một năm có đến 3 ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát:
- Ngày 19/02 là vía Quán thế Âm Đản Sanh.
- Ngày 19/06 là vía Quán thế Âm Thành Đạo.
- Ngày 19/09 là vía Quán thế Âm Xuất Gia.
Vào những ngày vía mẹ Quan Âm, các Phật tử thường chuẩn bị lễ vật cúng thật đầy đủ và tươm tất. Nhằm thể hiện lòng thành kính gửi đến đức Phật. Mong đức Phật phù hộ độ trì Phật tử mọi việc trong cuộc sống được thuận lợi, suôn sẻ, gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
33 ứng thân của Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong kinh Diệu pháp liên hoa thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 hóa thân khác là thân Phật, Bích Chi, Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang.
Theo thời gian các hóa thân của Quan Âm không dựa vào kinh sách nữa mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa đọ lục đạo pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa tạo thành 33 ứng hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát.
33 ứng hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát bao gồm:
1. Dương Liễu Quán Âm
2. Long Đầu Quán Âm
3. Trì Kinh Quán Âm
4. Viên Quang Quán Âm
5. Du Hý Quán Âm
6. Bạch Y Quán Âm
7. Liên Ngọa Quán Âm
8. Lang Kiến Quán Âm
9. Thí Dược Quán Âm
10. Ngư Lam Quán Âm
11. Đức Vương Quán Âm
12. Thủy Nguyệt Quán Âm
13. Nhất Diệp Quán Âm
14. Thanh Cảnh Quán Âm
15. Uy Đức Quán Âm
16. Diên Mạng Quán Âm
17. Chúng Bảo Quán Âm
18. Nham Hộ Quán Âm
19. Năng Tĩnh Quán Âm
20. A Nậu Quán Âm
21. Vô Úy Quán Âm
22. Diệp Y Quán Âm
23. Lưu Ly Quán Âm
24. Đa La Quán Âm
25. Cáp Lỵ Quán Âm
26. Lục Thời Quán Âm
27. Phổ Bi Quán Âm
28. Mã Lang Phụ Quán Âm
29. Hiệp Chưởng Quán Âm
30. Nhất Như Quán Âm
31. Bất Nhị Quán Âm
32. Trì Liên Quán Âm
33. Sái Thủy Quán Âm
Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ
Quan Thế Âm Bồ Tát thường hiện thân thành nữ nhân để giúp đỡ chúng sinh. Giúp chúng sinh vượt qua bể khổ của trần gian. Bởi thế nhiều người thườn gọi Quan Thế Âm Bồ Tát là mẹ Quan Âm.
Tuy nhiên đây chỉ là cách suy nghĩ của Phật tử trong dân gian, trong truyền thuyết thì Quan Thế Âm Bồ Tát là thái tử con của vua Vô Tránh Nhiệm theo đức Phật Bảo Tạng Như Lai tu thành chính quả.
Xem thêm: Phật Bà Quan Âm Độ Mạng là gì?
Qua bài viết bên trên, chắc bạn đã biết ngày Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời. Nguồn gốc, ý nghĩa về đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Vị thần thường hiện thân thành nữ nhân cứu độ chúng sinh, giúp nhân loại vượt qua bể ải của trần gian.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bạn có biết ngày quan thế âm bồ tát ra đời? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.