Bạn đang xem bài viết Cách giải quyết vấn đề khi làm sữa chua mà bạn nên biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sữa chua là một loại thức ăn rất tốt cho cơ thể và cũng rất thơm ngon. Sữa chua có vị chua chua ở đầu lưỡi và hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như các vi khuẩn có lợi cao. Cách để làm sữa chua không khó, nó rất dễ đối với bất kì ai. Nhưng thực sự là có rất nhiều bạn thắc mắc tại sao bạn ấy làm 2 lần sữa chua vẫn hỏng có bạn làm 5-6 lần mà vẫn không dùng được mặc dù đã thử qua rất nhiều loại men sữa tươi khác nhau. Chính vì vậy mà hôm nay Wikicachlam sẽ chỉ ra các vấn đề bạn thường mắc phải khi làm sữa chua tại nhà và hướng dẫn bạn cách giải quyết các vấn đề này một cách triệt để nhất.
Cách giải quyết vấn đề khi làm sữa chua mà bạn nên biết
Sữa chua bị nhớt
Khi nhìn bên ngoài thấy sữa rất đặc, có thể dốc ngược mà không hề hấn gì. Nhưng khi xúc vào trong thì cảm giác như sữa dính lằng nhằng với nhau, giống như lòng trắng trứng vậy. Khi múc lên, miếng sữa cũng không tách rời ra được mà có một phần kéo theo. Sữa chua bị nhớt cũng khác với sữa chua dẻo mềm, sữa chua dẻo mềm có thể hơi dính nhưng khi dùng thìa xúc vẫn tạo ra được miếng gọn gàng.
Men chưa hết lạnh và không được trộn vào sữa đúng cách.
Sữa chua dùng làm men cần được để hết lạnh hoàn toàn và chuyển về trạng thái lỏng chứ không cứng đặc như khi còn trong tủ lạnh. Việc này sẽ giúp cho khâu trộn sữa chua men với phần sữa còn lại dễ dàng hơn và giúp cho vi khuẩn men không bị “sốc” nhiệt khi chuyển từ môi trường lạnh đến môi trường ấm.
Nếu sữa chưa hết lạnh hoàn toàn thì khi trộn sẽ dễ có các “vụn” sữa chua không tan hết. Đặc biệt nếu dùng nhiều sữa chua làm men cái thì việc này càng dễ gặp phải hơn. Ngoài ra, nếu sữa chua không lỏng hoàn toàn, khi trộn sẽ có thể phải quấy mạnh tay, cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động của men.
Ủ quá lâu ở nhiệt độ không ổn định (thấp hơn mức cần thiết)
Men hoạt động tốt nhất ở khoảng 40 – 44 độ C. Nên nếu giữ được nhiệt độ của sữa trong khoảng này thì sau khoảng 4h là sữa đã có thể đông chắc lại rồi. Nếu bỏ mặc sữa qua đêm thì thường là sữa bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn.
Sữa nhiễm khuẩn trong quá trình lên men
Mặc dù dụng cụ đã được khử trùng nhưng nếu môi trường ủ không sạch, thì sau khoảng 6 – 10h ủ, sữa vẫn có thể nhiễm khuẩn từ môi trường ủ và bị nhớt.
Do loại men và hàm lượng Protein trong sữa
Nên dùng sữa có Protein cao một chút (hoặc thêm sữa bột), sẽ hạn chế được hiện tượng nhớt hơn.
Sữa chua có vị bột hoặc nhám
Sử dụng sữa bột
Các bạn cần đảm bảo sữa bột được quấy tan hoàn toàn trong hỗn hợp sữa lỏng
Sữa bị lay động nhiều hoặc lay động
Các bạn hạn chế đặt sữa đang ủ ở nơi dễ bị rung lắc
Trộn men cái với sữa không đều
Sữa tươi có hàm lượng kháng sinh hơi cao
Kháng sinh này ức chế men trong sữa, hạn chế hoạt động của men. Nên sản phẩm sữa chua làm từ sữa tươi loại này sẽ kém mịn mượt, có thời gian lên men dài hơn và dễ tách nước.
Sữa chua bị tách nước
Trên bề mặt sữa chua có thể có một lớp nước màu vàng nhạt. Lớp nước này là hoàn toàn bình thường và cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể uống được nên không nhất thiết phải đổ đi.
Nhiệt độ ủ hơi cao quá
Sữa bị lay động nhiều hoặc lay động
Có sự xê dịch, lay động, quấy đảo sữa trong quá trình ủ (thường nước đi kèm với sữa chua bị vữa)
Sữa tươi có hàm lượng kháng sinh hơi cao
Như trên đã nói
Sữa chua không đủ chua
Nếu sữa đông đặc mịn nhưng không đủ chua thì các bạn có thể tăng thời gian ủ. Thông thường thì mình ủ trong khoảng 4 – 6h nếu muốn ăn ngọt nhiều và 6 – 7h nếu muốn vị chua rõ hơn.
Sữa chua không đủ ngọt
Tăng sữađặc hoặc cho thêm đường, nhưng mình ủng hộ việc tăng sữa đặc hơn vì nó sẽ giúp tăng cả Protein trong sữa, giúp sữa chua có độ đông đặc mịn tốt hơn.
Sữa chua không đông (và không chua)
Do chất lượng men
Men cũ, ít vi khuẩn men hoặc vi khuẩn men hoạt động yếu.
Do chất lượng sữa
Sữa có dư lượng kháng sinh cao làm ảnh hưởng đến men.
Do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao làm chết men
Sữa chua lỏng nhưng chua nhiều, có thể bị nhớt
Protein trong sữa thấp
Nhiệt độ ủ không ổn định, ủ quá lâu
Trên đây là những vấn đề mà nhiều bạn thường gặp khi làm sữa chua. Với những phân tích trên hy vọng bạn sữ làm được món sữa chua ngon nhất.
Một số cách làm sữa chua:
- Cách làm sữa chua đơn giản nhất
- Cách làm thạch sữa chua ngon
- Cách làm yaourt nha đam mát dịu mùa hè
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách giải quyết vấn đề khi làm sữa chua mà bạn nên biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.