Bạn đang xem bài viết Quy chế bầu cử Đại hội Chi bộ mới nhất Mẫu quy chế bầu cử Đại hội Chi bộ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mẫu quy chế bầu cử Đại hội Chi bộ 2022 gồm 2 mẫu quy chế. Đây là mẫu nội quy được Chi bộ lập ra có hiệu lực bắt buộc mọi đảng viên cần tuân thủ, thi hành.
Quy chế bầu cử chính là việc lựa chọn người làm đại biểu, thay mặt thực hiện quyền lực nhà nước trong các xã hội dân chủ theo nguyên tắc tất cả quyền nhà nước thuộc về nhân dân. Do bầu cử là một công việc hệ trọng của một quốc gia cho nên ở tất cả các nước việc bầu cử đều được pháp luật quy định. Ngoài ra các bạn xem thêm giấy mời Đại hội Chi bộ, báo cáo tình hình đảng viên tham dự Đại hội Chi bộ hay lời dẫn chương trình Đại hội chi bộ.
Quy chế bầu cử Đại hội Chi bộ – Mẫu 1
ĐẠI HỘI CHI BỘ ………. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
QUY CHẾ BẦU CỬ
Căn cứ Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 01 tháng 6 năm 2014 của BCH Trung ương (khóa XI);
Căn cứ Hướng dẫn ……….ngày … tháng … năm 20…của BTC tỉnh ………..về công tác tổ chức phục vụ đại hội cơ sở và cấp trên cơ sở năm nhiệm kỳ 20…. – 20…,
Chi ủy Chi bộ phổ biến đến các đồng chí đảng viên một số vấn đề sau:
1. Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử của chi bộ phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền.
2. Hình thức bầu cử
2.1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
– Bầu Cấp ủy chi bộ; Bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy; Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
– Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
2.2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
– Bầu đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, ban kiểm phiếu…
– Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
3. Quy định về số dư và danh sách bầu cử
3.1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dư tối đa do đại hội quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy có số dư từ 10% – 15%.
3.2- Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội.
3.3- Đại hội thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
– Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).
– Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người được đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.
3.4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C…; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.
3.5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.
Trường hợp bầu lấy số lượng 01 người, thì danh sách bầu cử tối đa là 2 người, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội chỉ nên lựa chọn giới thiệu 01 người. Khi cấp ủy triệu tập đại hội giới thiệu 01 người và tại đại hội không có người ứng cử, đề cử thêm thì đoàn chủ tịch xin ý kiến đại hội thông qua danh sách bầu cử.
Trường hợp cấp ủy triệu tập đại hội giới thiệu 01 người và tại đại hội có người ứng cử, đề cử thêm vượt quá 2 người thì đoàn chủ tịch lấy phiếu xin ý kiến đại hội về người ứng cử đề cử thêm để lập danh sách bầu cử tối đa không quá 02 người.
3.6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.
4. Bầu cấp uỷ
4.1- Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp uỷ khoá mới do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp uỷ viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về khung số lượng cấp uỷ viên ở mỗi đảng bộ).
4.2- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.
4.3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4.4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).
4.5- Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
4.6- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.
4.7- Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp uỷ khoá mới.
4.8- Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.
4.9- Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ.
5. Bầu bí thư, phó bí thư cấp uỷ
Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử chi ủy.
Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp uỷ thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.
5.1- Đoàn chủ tịch báo cáo với đại hội về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.
5.2- Đoàn chủ tịch báo cáo với đại hội những động chí được cấp ủy khóa trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư.
5.3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5.4- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo Đại hội xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
5.5- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.
5.6- Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).
5.7- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
6. Về phiếu bầu cử:
– Trên phiếu bầu cử đã in sẵn danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A, B, C…(dùng cho danh sách bầu cử cấp ủy, bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên có số dư). Tại phía trên bên trái của phiếu bầu cử có đóng dấu của Đảng ủy. Người bầu cử nếu không bầu ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
– Trên phiếu bầu cử được chia làm 4 cột là: Số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý (dùng cho danh sách bầu cử Bí thư, Phó Bí thư chi bộ; không có số dư). Tại phía trên góc trái của phiếu bầu cử có đóng dấu của Đảng ủy. Người bầu cử lựa chọn để đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.
7. Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
7.1. Về phiếu hợp lệ: Là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
7.2. Phiếu không hợp lệ: Là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.
8. Điều kiện trúng cử:
Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn.
Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì đoàn chủ tịch đại hội lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó đề đại hội bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định.
9. Quy định bỏ phiếu:
Trong khi nhận phiếu, viết phiếu và bỏ phiếu, các đại biểu phải giữ trật tự, thận trọng trong việc lựa chọn người cần bầu, tự mình viết phiếu và bỏ phiếu, không được viết hộ, bỏ hộ. Đại biểu nào viết hỏng thì gặp ban kiểm phiếu để đổi phiếu khác.
Trên đây là một số điểm quy định của quy chế bầu cử trong Đảng về bầu cử, đề nghị các đại biểu nêu cao ý thức trách nhiệm, sáng suốt lựa chọn bầu những đồng chí có đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy, Bí thư, Phó Bí thư./.
Quy chế bầu cử Đại hội Chi bộ – Mẫu 2
ĐẠI HỘI LẦN THỨ X |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số -QC/BC |
…….., ngày … tháng ……. năm 20….. |
QUY CHẾ
BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
(Tại Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 20…..- 20…..)
Căn cứ Quy chế bầu cử trong Đảng, ban hành kèm theo quyết định số 244-QĐ/TW ngày 09//6/2014 của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) đoàn chủ tịch Đại hội trích một số nội dung trong quy chế bầu cử trong Đảng để đại biểu Đại hội thực hiện.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nguyên tắc bầu cử (Điều 2, Quy chế bầu cử trong Đảng)
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán, kết quả bầu cử từ chi bộ đến Đảng bộ trực thuộc tương đương phải được chuẩn y của các cấp ủy có thẩm quyền theo quy định.
2. Hình thức bầu cử (Điều 3, Quy chế bầu cử trong Đảng)
2.1. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp sau:
Bầu Ban chấp hành chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
Bầu Bí thư, phó bí thư cấp ủy.
Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
2.2. Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp sau:
Bầu cử cơ quan điều hành giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, Ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu…)
Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ
Điều 5- Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch:
Điểm 1: Điều hành bầu cử
Điểm 2: Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng, cơ cấu cấp ủy.
Điểm 3: Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị, hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.
Điểm 4: Tổng hợp danh sách người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
Điểm 5: Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử, lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Điểm 6: Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc thủ tục bầu cử trong đại hội.
Điểm 7: Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình nhân sự bầu cử.
Điều 7– Ban kiểm phiếu
Điểm 1: Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua.
Điểm 2: Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ
Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra niêm phong hòm phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu). Kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.
Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.
Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp ủy khóa mới lưu trữ theo quy định.
Ngoài ban kiểm phiếu được đại hội sử dụng giúp làm nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.
CHƯƠNG III
ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, QUYỀN BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ
Điều 9- Ứng cử
Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
Điểm 1: Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đó. Đai biểu chính thức của đại hội ứng cử tại Đại hội đại biểu.
Điểm 2: Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở Đại hội tổ chức cơ sở Đảng.
Điểm 3: Ủy viên Ban chấp hành ứng cử để bầu vào Ban chi ủy ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư: Trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ trường hợp quy định tại điều 13 của quy chế bầu cử trong Đảng). Trường hợp Đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.
Điều 10– Thủ tục ứng cử
Điểm 1: Đảng viên ở Đại hội, đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn tới đoàn chủ tịch Đại hội, ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp ủy cơ sở.
Điểm 2: Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn tới đoàn chủ tịch đại hội.
Cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp, các cơ quan liên quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử.
Điều 11- Đề cử
Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
Điểm 1: Đoàn chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.
Điểm 2: Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của chi bộ để được bầu vào cấp ủy cấp mình.
Điều 12– Thủ tục đề cử
Điểm 1: Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp ủy bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của đảng viên được đề cử.
Điểm 2: Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp ủy thì phải đề cử văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.
Điểm 3: Cấp ủy triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội.
Điều 13- Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ
Điểm 1: Cấp ủy viên triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.
Điểm 2: Ở hội nghị của Ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Ban thường vụ cấp ủy.
Điều 14– Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp
Điểm 1: Ở đại hội đảng viên, chỉ có đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.
Điểm 2: Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên.
Điểm 3: Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên.
Điều 15 – Quyền bầu cử:
Điểm 1: Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp ủy cấp mình và bầu đại biểu dự hội đại Đảng bộ cấp trên.
Điểm 2: Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.
Điều 16- Quy định về số dư và danh sách bầu cử:
Điểm 1: Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cấp ủy và ban Thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số lượng tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% – 15%.
Điểm 2: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị)chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị).
Điểm 3: Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
Trường hợp danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).
Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy cấp triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao xuống thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.
Điểm 4: Danh sách bầu cử xếp thứ tự theo vần A.B.C…; nếu có nhiều người trùng tên thì sắp xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì sắp xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp trên.
Điểm 5: Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu cử lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.
Điểm 6: Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.
Điều 17– Phiếu bầu cử
Điểm 1: Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, Ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu), đóng dấu của cấp ủy triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở thì đóng dấu của cấp ủy cơ sở.
Người bầu cử không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự, họ và tên, đồng ý, không đồng ý. Người bầu cử được chọn để đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên trong danh sách bầu cử.
Điểm 2: Phiếu hợp lệ và phiếu không hợp lệ:
Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ 1 người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả 2 ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả 2 ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả 2 ô đồng ý và không đồng ý trong danh sách chỉ có 1 người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.
CHƯƠNG IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CỬ
Điều 19- Bầu cấp ủy:
Điểm 1: Đoàn chủ tịch Đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu số lượng cấp ủy khóa mới do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp ủy viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về khung số lượng cấp ủy viên ở mỗi Đảng bộ, chi bộ).
Điểm 2: Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.
Điểm 3: Tiến hành ứng cử, đề cử.
Điểm 4: Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).
Điểm 5: Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Điểm 6: Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số ủy viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.
Điểm 7: Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu, đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp ủy khóa mới.
Điểm 8: Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.
Điểm 9: Đại hội chi bộ trực tiếp bầu cử chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên; nơi không bầu cử chi ủy thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ.
Điều 20– Bầu đại biểu dự đại hội cấp trên.
Điểm 1: Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu Đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước. số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao đến thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định.
Điểm 2: Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định.
CHƯƠNG V
TÍNH KẾT QUẢ VÀ CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ
Điều 32- Tính kết quả bầu cử.
Điểm 1: Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ. Phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại điều 17 quy chế bầu cử trong Đảng. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư người bầu cử đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).
Điểm 2: Đối với đại hội Đảng viên người trúng cử phải đạt phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở Đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính). Số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý.
Điểm 3: Đối với đại hội Đại biểu người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế.
Điểm 4: Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cầu bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn.
Điểm 5: Nếu cuối danh sách trúng cử nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch đại hội lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định./.
ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy chế bầu cử Đại hội Chi bộ mới nhất Mẫu quy chế bầu cử Đại hội Chi bộ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.