Bạn đang xem bài viết Cách ăn hột vịt bắc thảo với những công dụng thần kỳ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trứng vịt Bắc Thảo (hay Bách Thảo) là một trong những món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa. Tuy nhiên, với người phương Tây thì món ăn này được xem là món ăn kỳ quái nặng mùi, có vị khó ăn. Nhưng với người Châu Á thì món ăn này lại rất thơm ngon với mùi vị rất ấn tượng. Bên cạnh đó, ít ai biết được cách ăn đúng cách cũng như công dụng thần kỳ của nó mang lại. Cùng tìm hiểu nhé!
Công dụng của trứng vịt bắc thảo
Nhuận phế:
Trong trứng bắc thảo chứa rất nhiều vitamin A giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và tăng cường hồng cầu trong cơ thể, bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp bạn phòng chống các bệnh viên hô hấp, dưỡng phế, phòng ngừa các bệnh về phổi, giúp người bệnh có thể hô hấp thuận lợi hơn.
Cầm máu:
Bên cạnh đó, trứng bắc thảo còn có khả năng kích thích hồng cầu, tạo hồng cầu mới và cầm máu rất tốt. Thực phẩm này rất thích hợp với những bệnh nhân có liên quan đến xuất huyết, những cô gái có kinh nguyệt không ổn định, kéo dài lâu ngày hoặc máu ra nhiều. Nhất là đối với những người phụ nữ mới sinh.
Giải rượu:
Ngoài những công dụng trên, trứng bắc thảo còn có tác dụng giải độc rất tốt, giúp người say có thể bài tiết chất cồn ra khỏi cơ thể rất nhanh chóng. Bên cạnh đó, trứng bắc thảo còn có tác dụng giúp người say tránh được các triệu chứng đau đầu, đỏ mặt, giảm bớt lượng nồng độ cồn có trong dạ dày và bảo vệ dạ dày.
Giảm nhiệt, giảm nhiệt:
Trứng bắc thảo khi ăn sẽ có vị đắng nhẹ sẽ giúp cơ thể giảm nhiệt trong người những người hay thường mắc các chứng như lở miệng, nổi mụn nhọt, gan nóng,.. Ngoài ra, trong trứng vịt bắc thảo còn có tác dụng giảm độc trong máu nữa đấy.
Ai nên ăn trứng vịt bắc thảo
Đối tượng ăn món trứng vịt này rất đa dạng như:
1. Người người đang cần bổ sung thực phẩm giàu nhiệt lượng, người lao động các công việc nặng thường chảy nhiều mồ hôi, mệt mỏi cũng nên ăn.
2. Phù hợp với những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan triệu chứng chảy nhiều máu, máu khó đông.
3. Phụ nữ mắc các bệnh về kinh nguyệt như máu ra nhiều hay kéo dài thời gian kinh nguyệt, phù hợp phụ nữ mất nhiều máu sau khi sinh con.
Cách chế biến các món ăn từ trứng bắc thảo
1. Thịt hấp trứng muối và trứng bắc thảo
Nguyên liệu:
- 1 bát con thịt lợn xay
- 2 quả trứng vịt muối
- 2 quả trứng vịt bách thảo
- 2 quả trứng gà lớn hoặc trứng vịt
- Hành hoa, hạt tiêu, hạt nêm, muối
- Dưa leo (ăn kèm, tùy ý thích).
Chế biến:
Đầu tiên, bạn cho thịt băm vào bát ướp với chút gia vị gồm ít muối và tiêu trộn đều. Về trứng bắc thảo thì bóc vỏ cắt thành từng miếng. Trứng vịt muối thì lấy 2 lòng đỏ trứng và một lòng trắng trứng cắt làm 4 phần. Trứng gà cũng được tách ra bát dùng đũa đánh tan cùng với ít hành hoa thái nhuyễn. Cuối cùng chỉ việc cho trứng gà, 1 lòng đỏ và 1 lòng trắng, trứng bắc thảo vào bát thịt trộn đều. Chia hỗn hợp trên thành 2 phần bằng nhau vào bát rồi đem hấp khoảng 5 phút cho bề mặt trứng se lại thì cho trứng muối và bắc thảo lên trên tiếp tục hấp chín. Để kiểm tra xem trứng chín chưa bạn dùng tăm xiên vào thấy tâm không bị dính thì hỗn hợp đã chín. Cuối cùng tắt bếp, lấy thịt ra rắc thêm ít tiêu là có thể thưởng thức cùng với cơm trắng và dưa leo sẽ rất ngon.
Các món ăn chế biến với trứng bách thảo
2. Cháo thịt băm trứng bắc thảo
Nguyên liệu:
- 1/2 bát con gạo thơm
- 200g thịt nạc xay
- 2 quả trứng vịt bách thảo
- Hành, mùi, tiêu.
Chế biến:
Cách chế biến món ăn này rất đơn giản, đầu tiên bạn chỉ việc vo sạch gạo rồi cho vào nồi nấu chín cùng với ít muối. Khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ rồi thỉnh thoảng khuấy đều cho cháo khỏi bị sứt đáy nồi. Tiếp tục nấu cho cháo chín và hạt cháo nở đều là được.
Về phần thịt xay bạn đem ướp với chút hành, tiêu, hạt nêm, nước mắm vào thịt trộn đều cho thịt ngấm đều gia vị. Đến khi cháo bắt đầu nở đều thì cho thịt vào chảo phi thơm cùng với ít dầu ăn, khi thịt chín thì cho vào nồi cháo nấu cùng và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn là được. Để cháo sôi thêm 5 phút thì tắt bếp, múc cháo ra tô rồi cho trứng bắc thảo đã được cắt lát lên trên cùng ít hành và tiêu và thưởng thức thôi.
3. Đậu hũ non hấp trứng bắc thảo
Nguyên liệu:
- 200g tôm khô hoặc thịt nạc xay
- 200g đậu phụ non
- 2 quả trứng bách thảo
- 1 quả trứng gà
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Muối, nước mắm, hạt nêm, hành lá, hạt tiêu, hành khô.
Chế biến:
Đầu tiên, các bạn chỉ cần sơ chế các nguyên liệu như tôm khô rửa sạch, ngâm nở, xay nhuyễn, Đậu hũ non cũng đem rửa sạch, để ráo rồi tán nhuyễn. Trứng bách thảo bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái làm 4. Khi các nguyên liệu đã được sơ chế xong, tiếp đến cho tôm khô, đậu hũ non, trứng gà đánh tan vào trộn đều cùng với nữa thìa nhỏ muối, 2 thìa nước mắm, một ít tiêu, nữa thìa nhỏ hạt nêm cũng với ít hành khô thái nhỏ vào trộn đều. Tiếp đến, cho hỗn hợp ra từng bát nhỏ, xếp trứng bắc thảo lên trên rồi đem hấp chín. Cuối cùng cho lòng đỏ trứng gà đã được đánh tan phết lên trên cũng với ít hành lá rồi đậy kín khoảng 2 phút thì mở nắp nồi ra đun thêm 6 phút nữa thì tắt bếp, rắc ít tiêu xay lên trên và dùng nóng với cơm trắng sẽ rất ngon.
Chúc các bạn thực hiện thành công và ngon miệng.
Cháo thịt băm và trứng bách thảo
Nguyên liệu:
– 1/2 bát con gạo thơm
– 200g thịt nạc xay
– 2 quả trứng vịt bách thảo
– Hành, mùi, tiêu.
Hướng dẫn cách làm:
– Gạo vo sạch cho vào nồi nấu với một ít muối, nước sôi thì hãy hạ lửa nhỏ, khuấy đều lên để cháo không bị cháy. Nấu cho đến khi hạt cháo nở đều.
– Thịt nạc xay ướp hành tiêu, hạt nêm, nước mắm cho thịt thấm gia vị. Khi cháo nở đều thì chuẩn bị chảo nóng với ít dầu và phi thơm hành cho thịt vào xào cho thơm. Thịt chín cho tất cả vào nồi cháo nấu cùng và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình. Để sôi 5 phút nữa cho thịt ra chất ngọt quyện cùng với cháo thì tắt bếp.
– Múc cháo ra tô, cho trứng bách thảo đã cắt lát lên trên cùng với hành, mùi và ít tiêu. Nếu có thêm miếng quẩy ăn cùng nữa thì càng tuyệt.
Đậu phụ non hấp trứng bách thảo
Nguyên liệu:
– 200g tôm khô
– 200g đậu phụ non
– 2 quả trứng bách thảo
– 1 quả trứng gà
– 1 lòng đỏ trứng gà
– Muối, nước mắm, hạt nêm, hành lá, hạt tiêu.
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1:
– Tôm khô rửa sạch, ngâm nước rồi xay nhuyễn.
– Đậu phụ non rửa sạch, để ráo, dùng thìa tán nhuyễn.
Bước 2:
– Trứng bách thảo bóc bỏ vỏ trấu bên ngoài, rửa sạch bổ làm bốn phần.
Bước 3:
– Trộn tôm khô, đậu phụ non, một quả trứng gà đánh tan, thêm nửa thìa nhỏ muối, hai thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hành khô thái nhỏ, trộn đều.
Bước 4:
– Đổ hỗn hợp đậu phụ ở bước 4 vào bát nhỏ hay thố nhỏ để hấp, xếp trứng bách thảo lên bề mặt đậu phụ.
– Đặt bát nhỏ vào nồi hấp chín, khi hấp thỉnh thoảng bạn dùng khăn lau sạch nước đọng dưới nắp nồi, hấp khoảng nửa tiếng.
Bước 5:
– Lòng đỏ trứng gà đánh tan, rắc vào hành lá, rưới lòng đỏ lên phía bên trên của bát đậu phụ, đậy kín khoảng 2 phút sau đó mở nắp nồi ra, đun khoảng 6 phút đến khi bề mặt phía trên lòng đỏ chín và se lại.
– Tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu vào, dùng nóng với cơm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách ăn hột vịt bắc thảo với những công dụng thần kỳ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.