Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hải đường tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoa hải đường là một loài hoa có màu hồng đỏ rất đặc biệt, tuy không mang một vẻ đẹp rực rỡ như những loài hoa khác nhưng hoa hải đường luôn mang lại sự ấm áp vui tươi cho người thưởng thức. Để trồng hoa hải đường cũng không khó, nếu tuân thủ theo đúng kỹ thuật trồng cây, hoa hải đường sẽ nở đúng vào dịp Tết, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ. Sau đây là cách trồng hoa hải đường bạn hãy tham khảo nhé!
Tìm hiểu về hoa hải đường
Đặc tính của hoa hải đường
Hải đường là một cây thân gỗ sống lâu năm, hoa quý. Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Hải đường là cây bụi rụng lá. Nguyên sản vùng sông Trường Giang, cây cao 0,5-2m, cánh nhánh dày, vỏ màu nâu tím có gai. Lá hình trứng hoặc bầu dục, mép có răng cưa.
Hoa màu đỏ, xanh hoặc trắng nhạt. Hoa đơn tràng hoặc tràng kép, hoa nở vào tháng 3-4.
Ý nghĩa của hoa hải đường
Theo quan niệm thì loài hoa hải đường tượng trưng mùa xuân. Không chỉ được yêu thích vì màu sắc thắm đỏ nở rực khi vào xuân, mà còn vì chữ “Đường” trong tên gọi hải đường mang hàm ý là một ngôi nhà lớn.
Chúng là loài hoa thể hiện cho sự giàu sang phú quý, điều mà bất cứ gia đình nào cũng mong muốn đạt được trong năm mới. Những cánh hoa mỏng manh tinh khiết, dịu dàng như làn da thiếu nữ. Hoa có hương thơm dịu.
Ngày Tết trưng trong phòng khách thì đẹp. Không phải tự dưng mà có những vị khách mang tặng tranh vẽ hoặc thêu hoa hải đường cho gia chủ.
Hoa hải đường cũng là một lễ vật quý chúc mừng thăng quan tiến chức, chúc gia chủ được vinh hoa phú quý. Đó là lí do mà người xưa còn dùng hải đường để bày trong nhà, ban thờ trong dịp Tết.
Cách trồng và chăm sóc hoa hải đường
1. Đất trồng
Đất trồng phải được phơi khô, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là dùng đất ở ruộng lúa. Bạn cũng có thể dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch, cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm, trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này để trồng cây.
Tốt nhất là dùng đất ở ruộng lúa. Bạn cũng có thể dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch, cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm, trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này để trồng cây. Đối với đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16– 5 hoặc 10 – 10 – 3.
2. Mái che
Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên trồng phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng bạn bón phân một lần.
Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều sau đó 18 tháng sau thì cây có hoa. Lưu ý cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
3. Tỉa lá
Những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm sâu bệnh cần phải tỉa bỏ để vừa tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng, dự trữ được nhiều hơn chất sống nuôi cơ quan sinh sản, loại trừ được nơi ẩn nấp của dịch hại vốn rất sợ tia tử ngoại của ánh nắng, vừa kết hợp với tạo dáng, thế cho cây (nếu trồng trong bồn chậu bonsai); lại hạ thấp trọng tâm, giảm diện cản gió mưa giúp cho cây vững vàng hơn.
4. Ánh sáng và nhiệt độ
Hải đường là loài cây ưa bóng, ưa ánh sáng tán xạ và khả năng chịu nắng, nhiệt độ cao kém. Cây Hải đường có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C. Những thông tin trên người trồng nên chú ý.
5. Chọn chậu thích hợp
Khi trồng chậu nên chú ý vì cây hoa Hải đường sở hữu bộ dễ sâu nên khi chọn chậu nên chọn có độ sâu thích hợp với cây để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển theo đúng bản năng của chúng.
6. Kỹ thuật trồng hoa
Kỹ thuật trồng cây hoa Hải đường chủ yếu theo 2 cách đó là trồng bầu cây, gieo hạt hoặc giâm cành. Đối với phương pháp trồng bầu cây, khi trồng cây hoa Hải đường xuống cần ấn nhẹ nhàng tay đến khi nào thấy cây đứng chắc thì lúc đó mới thành công bạn nhé.
Trong khi đó với phương pháp gieo hạt do hoa Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên trồng phải có mái che. Nếu không phải để chậu vào nơi mát mẻ, tránh mưa nắng và sương muối. Hàng ngày dùng bơm tưới ẩm. Sau một tháng thì hạt bắt đầu mọc mầm. Hạt nảy mầm đến đâu, nhặt những hạt đó đem ươm tiếp để có những bầu cây đẹp, mập, nhiều nụ.
7. Phòng trừ sâu bệnh
Quét nước vôi bão hòa (hòa vôi tôi vào nước cho đến khi không thể tan thêm) vào gốc để diệt và phòng trừ sâu bệnh (kỵ nhất là sâu đục thân) và giúp tăng độ phản xạ ánh sáng cho cây quang hợp tốt hơn.
Nên quét từ 2 –3 lần, mỗi lần cách nhau 1– 2 ngày. Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu (nếu có).
8. Bón thúc hoa
Bạn đào rãnh hình vành khăn ở ngoài chu vi bóng tán (nếu trồng trên đất) hoặc bới đất xung quanh riềm chậu (nếu trồng bonsai) rồi cho hỗn hợp phân đa vi lượng tự chế như sau: 30 – 40% phân hữu cơ hoai mục + 30– 40% bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn + 10% NPK vi sinh loại dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N
Tuyệt đối không để đất nền sũng dễ gây ngạt rễ, rụng nụ, mà phải giữ đất cân bằng, không quá khô hay ẩm ướt.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng chi tiết
Những thông tin về cách trồng hoa hải đường bên trên sẽ giúp bạn nắm rõ các kỹ năng và cách chăm sóc loài hoa mang nhiều ý nghĩa. Nhất là dịp tết có 1 chậu hoa hải đường trưng bày ở phòng khách, không gian của ngôi nhà trở nên tươi mới và đầy màu sắc. Những cánh hoa tinh khiết, dịu dàng bao quanh nhị hoa vàng e ấp luôn dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hải đường tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.