Bạn đang xem bài viết 10 truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam và Thế giới tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện cổ tích là những câu chuyện được truyền lại từ thời xa xưa, thường lấy bối cảnh đời sống gia đình và xã hội, thêm thắt những tình tiết hư cấu, kỳ ảo nhằm đúc kết kinh nghiệm sống và những bài học về đạo đức, có giá trị giáo dục cao.
Cổ tích thần kỳ Việt Nam – Cây tre trăm đốt
Nội dung câu chuyện:
Ngày xửa ngày xưa, có một anh nông dân mồ côi làm thuê cho nhà phú hộ nọ. Thấy anh sức dài vai rộng, lấy một địch mười, phú hộ đề nghị anh làm lụng không công trong ba năm và hứa sau đó ông sẽ gả con gái cho anh.
Đến hẹn, thấy anh nông dân nghèo khổ, phú hộ đổi ý không muốn gả con gái cho anh nữa. Vì vậy, phú hộ đưa ra một yêu cầu bất khả thi cho anh nông dân: Phải tìm được cây tre có một trăm đốt thì mới được cưới con gái ông.
Anh nông dân thật thà vào rừng tìm mãi mà không thấy cây tre nào có tới cả trăm đốt. Ở hiền gặp anh, ông bụt bất ngờ xuất hiện và bày cho anh cách tạo ra cây tre trăm đốt như sau: Chặt đủ một trăm đốt tre, dùng thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để nối các đốt tre thành cây tre trăm đốt, dùng thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để tách các đốt tre ra.
Anh nông dân đem các đốt tre về và dùng thần chú Bụt dạy để tạo ra cây tre trăm đốt. Phú hộ tò mò chạm vào các đốt tre liền bị dính vào cây tre. Cuối cùng, phú hộ đành phải thực hiện lời hứa gả con gái cho anh nông dân để được giải thoát khỏi cây tre trăm đốt.
Ý nghĩa Cây tre trăm đốt:
Qua câu chuyện trên, cha ông răn dạy con cháu phải sống thành thật, không được để chút lợi ích che mờ mắt mà lừa gạt người khác. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Nghe Cây tre trăm đốt: nhaccuatui
Xem video Cây tre trăm đốt:
Cổ tích thần kỳ Việt Nam – Cóc kiện trời
Nội dung câu chuyện:
Đã ba năm nay trời đất khô hạn không có lấy một giọt mưa, các loài vật thoi thóp sống dở chết dở. Không thể chịu nổi nữa, Cóc quyết định lên trời kiện Ngọc Hoàng. Trên đường đi Cóc gặp nhiều con vật khác, tất cả đồng ý đi cùng Cóc.
Đến cổng trời, Cóc đánh trống kêu oan, phá hỏng giấc ngủ trưa của Ngọc Hoàng khiến ông tức giận, sai nhiều thần binh ra đối phó nhưng tất cả đều bại dưới sự chỉ huy kiệt xuất của Cóc và sự đồng lòng của các con vật đi cùng.
Ngọc Hoàng thấy không thể chống đỡ được nữa, đành phải thỏa hiệp và tạo mưa cho hạ giới để Cóc dẫn các con vật về. Từ đó mỗi khi có tiếng Cóc kêu, ắt hẳn trời sẽ đổ mưa.
Ý nghĩa Cóc kiện trời:
Qua truyện cổ tích Cóc kiện trời, ta học được rằng sức mạnh của tình bạn và sự quyết tâm sẽ đưa ta tới thành công. Cho dù phải đối mặt với thế lực lớn bằng trời, chỉ cần kiên định với lý tưởng cao đẹp, chính nghĩa thì không gì có thể cản bước ta.
Nghe Cóc kiện trời: nhaccuatui
Xem video Cóc kiện trời:
Cổ tích thần kỳ Việt Nam – Sự tích cây vú sữa
Nội dung câu chuyện:
Ở thôn làng nọ có một cậu bé mồ côi cha, sống với mẹ. Mặc dù nghèo khó, người mẹ vẫn cố gắng chăm lo, nuôi nấng cậu bé khỏe mạnh. Buồn thay, cậu bé đó tính tình ngỗ ngược, hay cãi lời mẹ.
Tới một ngày kia, vì ham chơi mà cậu bé đi lạc, mãi mấy tháng sau mới tìm được đường về nhà. Nhưng lúc này cửa nhà đã hoang vắng, cậu gọi khản cổ cũng không thấy mẹ đâu cả. Vừa hoảng sợ vừa đói, cậu bé ôm lấy gốc cây trước nhà mà òa khóc.
Bỗng nhiên, thân cây rung lên, một quả chín mọng rơi xuống tay cậu bé. Từ kẽ nứt trên quả, một dòng sữa trắng chảy ra. Cậu bé ăn thử, đúng là ngon ngọt như sữa mẹ. Thì ra sau khi cậu bé đi lạc, người mẹ ngày ngày ngóng trông, sau đó hóa thành cây ăn quả trước nhà. Người ta gọi loại cây ấy là cây vú sữa.
Ý nghĩa Sự tích cây vú sữa:
Tình mẫu tử thiêng liêng, con có ra sao vẫn là con của mẹ. Là phận làm con, phải luôn đặt chữ hiếu lên hàng đầu, hiếu thảo với cha mẹ khi còn có thể để sau này không phải hối hận.
Nghe Sự tích cây vú sữa: nhaccuatui
Xem video Sự tích cây vú sữa:
Cổ tích thần kỳ Việt Nam – Sọ Dừa
Nội dung câu chuyện:
Đôi vợ chồng nọ hiếm muộn, đã cầu khấn nhiều nơi mà mãi chưa có con. Một hôm vào rừng đốn củi, người vợ uống nước trong một cái sọ dừa, đến khi về nhà thì bỗng nhiên có bầu.
Mang nặng đẻ đau, không ngờ người vợ lại sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn lẳng như một quả dừa. Thương con, hai vợ chồng vẫn hết lòng thương yêu và gọi tên đứa bé là Sọ Dừa.
Sọ Dừa hiếu thảo, đến nhà phú ông làm người chăn bò để phụ giúp bố mẹ. Vẻ ngoài kỳ dị của cậu khiến cô cả và cô hai nhà phú ông ghét bỏ, thường xuyên phá đám. Trong khi đó, cô út thấy Sọ Dừa thật thà, chăm chỉ nên đem lòng thương mến.
Tình cảm chân thành của cô út làm Sọ Dừa cảm động. Lúc này, cậu mới quyết định rũ bỏ ngoại hình xấu xí trước kia, biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú đến hỏi cưới cô út, sau đó đi thi và đỗ đạt làm quan khiến hai người chị gái ghen ghét.
Trước khi rời quê đi nhậm chức, Sọ Dừa lường trước hai người chị gái sẽ không để yên cho vợ mình, chàng bèn bày cho vợ cách đối phó. Nhờ đó, cô út tránh được những cạm bẫy nguy hiểm do hai người chị bày ra. Đến khi Sọ Dừa quay về, cả hai sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Ý nghĩa Sọ Dừa:
Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ý nghĩa mà truyện cổ tích Sọ Dừa muốn gửi gắm. Trong truyện, đôi vợ chồng hiếm muộn thành tâm cầu con, khi sinh ra Sọ Dừa với cơ thể kỳ lạ cũng không bỏ rơi mà vẫn nuôi dưỡng thành người.
Cô út thật lòng thương yêu Sọ Dừa vì tính cách của chàng mà không màng tới ngoại hình xấu xí, nhờ đó có được cuộc sống viên mãn.
Nghe Sọ Dừa: nhaccuatui
Xem video Sọ Dừa:
Cổ tích thần kỳ Việt Nam – Của Thiên trả Địa
Nội dung câu chuyện:
Có hai anh thanh niên nghèo nọ kết làm anh em. Địa bàn với Thiên rằng: “Anh là người sáng dạ, vậy anh hãy tập trung học hành, thi cử, tôi sẽ làm lụng kiếm tiền nuôi cả hai ta. Sau này anh đỗ đạt thành danh, chúng ta cùng hưởng phú quý.”
Thiên đồng ý, chuyên tâm dùi mài kinh sử, Địa thì chăm chỉ làm việc nuôi sống cả hai. Mười năm sau, cuối cùng Thiên cũng thi đỗ, trở thành quan lớn, tiền tài như nước. Địa nghe tin thì mừng lắm, bèn bán hết ruộng vườn ở quê, khăn gói đi tìm Thiên.
Chẳng ngờ khi ấy Thiên đã thay lòng đổi dạ, chẳng những trở mặt không nhận bạn mà còn cho quân lính đuổi Địa đi. Địa lủi thủi quay về nhưng nhà cũ đã chẳng còn, đành phải làm nghề chở đò qua sông để kiếm sống.
Một ngày nọ, có một cô gái xinh đẹp đến bến đò. Khi ấy trời đã ngả về tây, cô gái xin ở lại chỗ của Địa một đêm. Căn chòi tồi tàn chỉ đủ chỗ cho một người, Địa nhường cô gái kia nằm trong chòi, bản thân thì chịu lạnh nằm bên ngoài.
Thấy Địa là người lương thiện, cô gái kia bèn nói thật mình là tiên nữ ông trời phái xuống làm vợ của Địa, giúp Địa có cuộc sống tốt hơn. Sau đó, nàng làm phép biến ra nhà cao cửa rộng, tiền tài như nước, cùng Địa dọn vào nhà mới và mời Thiên đến thăm nhà.
Thấy nay Địa đã trở nên giàu có, lại có người vợ xinh đẹp, Thiên lại nổi lòng tham. Thiên đòi đổi công danh sự nghiệp của mình lấy nhà cao cửa rộng và người vợ xinh đẹp của Địa. Nàng tiên nọ biết chuyện, bèn khuyên Địa giả vờ đồng ý.
Ngay trong đêm ấy, Địa ngồi kiệu đến phủ quan của Thiên nhận chức, còn Thiên say rượu ngủ lại nhà Địa. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Thiên giật mình phát hiện mình đang nằm trong căn chòi tồi tàn bên bờ sông cùng con đò của Địa, chẳng còn nhà lầu cao rộng đâu nữa cả.
Sau đó, Địa trở thành vị quan hiền được người dân kính trọng, Thiên thì ở lại bến đò kiếm sống qua ngày.
Ý nghĩa Của Thiên trả Địa:
Câu chuyện trên đem tới thông điệp uống nước nhớ nguồn, răn dạy người ta về cái giá của việc lấy oán báo ơn, đồng thời tôn vinh tính cách chân thành, đức hi sinh cao cả của con người.
Nghe Của Thiên trả Địa: doctruyencotich
Xem video Của Thiên trả Địa:
Cổ tích thần kỳ Thế giới – Lọ Lem
Nội dung câu chuyện:
Lọ Lem vốn là con gái của một gia đình hạnh phúc, nhưng kể từ khi mẹ cô qua đời, bố cưới vợ mới, cô bé bị ba mẹ con dì ghẻ đối xử thậm tệ, phải làm đủ mọi công việc của người giúp việc nên cả người luôn dính đầy bụi bẩn, bị dì ghẻ gọi là Lọ Lem.
Hôm ấy, Đức vua tổ chức vũ hội trong cung điện, các cô gái đến tuổi gả chồng đề được đến dự để Hoàng tử xem mặt. Lọ Lem cũng muốn đi dự hội, nhưng dì ghẻ và hai cô chị gái kế xấu tính bày đủ kế ngăn cản: buộc cô phải dọn sạch tòa nhà trước khi đi dự hội, sau lưng thì âm thầm xé rách bộ váy dạ hội của cô.
Thấy trời đã tối mà việc vẫn chưa xong, váy thì đã rách, Lọ Lem tủi thân òa khóc. Bỗng nhiên, bà tiên từ đâu xuất hiện, làm phép dọn sạch nhà cửa giúp Lọ Lem, biến ra cho cô một bộ váy lộng lẫy, xe ngựa sang trọng đưa cô tới vũ hội. Trước khi đi, bà tiên dặn dò Lọ Lem phép thuật chỉ có tác dụng đến trước nửa đêm, cô phải quay về nhà trước khi qua ngày mới.
Lọ Lem xinh đẹp đến dự hội và được Hoàng tử để ý tới. Thế nhưng cả hai chưa kịp chuyện trò gì thì đã sắp tới nửa đêm, Lọ Lem vội vàng chạy về xe ngựa để quay về nhà theo lời bà tiên dặn mà không kịp để lại tên tuổi.
Sau đêm hôm ấy, Hoàng tử đâm ra tương tư Lọ Lem nhưng lại không biết nàng là ai. Tất cả những gì chàng biết chỉ là chiếc giày thủy tinh mà Lọ Lem đánh rơi tại vũ hội hôm ấy. Vì thế, quân lính đem chiếc giày đó đi khắp nơi tìm kiếm người xỏ vừa chiếc giày ấy.
May sao, cuối cùng thì quân lính cũng tìm tới nhà Lọ Lem, cô là người duy nhất xỏ vừa chiếc giày thủy tinh. Hoàng tử tìm được Lọ Lem, cưới cô làm vợ, hai người hạnh phúc mãi mãi về sau, ba mẹ con dì ghẻ tức tối mà chẳng thể làm gì.
Ý nghĩa Lọ Lem:
Nhân quả tuần hoàn, người tốt ắt được phù hộ, kẻ xấu sẽ không được như ý. Trong truyện, Lọ Lem ăn ở hiền lành, chăm chỉ vượt khó, vì vậy cô bé được bà tiên tốt bụng giúp đỡ. Trong khi đó, ba mẹ con dì ghẻ luôn tìm cách làm khó Lọ Lem, cuối cùng vẫn chẳng thể giành được thứ không thuộc về mình.
Nghe Lọ Lem: nhaccuatui
Xem video Lọ Lem:
Cổ tích thần kỳ Thế giới – Công chúa ngủ trong rừng
Nội dung câu chuyện:
Tại một vương quốc nọ, hoàng hậu vừa hạ sinh một nàng công chúa bụ bẫm, xinh đẹp, cả nước đều mừng rỡ, duy nhất chỉ có một mụ phù thủy xấu xa vì ghen ghét mà tạo ra một lời nguyền rằng khi công chúa tròn mười lăm tuổi, một tai nạn sẽ ập xuống đưa cô vào giấc ngủ ngàn thu.
Để hóa giải lời nguyền, phải có một người yêu công chúa thật lòng trao cho nàng nụ hôn. Đúng như lời nguyền ấy, công chúa bất ngờ bất tỉnh khi tròn mười lăm tuổi, cả cung điện cũng hoang tàn, cây cối mọc lên um tùm như một khu rừng.
Mãi rất lâu sau đó, một chàng Hoàng tử vô tình đi ngang qua nơi đây, say đắm công chúa từ cái nhìn đầu tiên và can đảm trao cho nàng một nụ hôn và cứu được công chúa từ lời nguyền độc ác.
Ý nghĩa Công chúa ngủ trong rừng:
Câu chuyện về công chúa ngủ trong rừng là minh chứng mãnh liệt cho sức mạnh của tình yêu chân thành. Tình yêu là một điều kỳ diệu che chở và bảo vệ ta trước những cạm bẫy nguy hiểm, giải thoát ta khỏi vực sâu tuyệt vọng và là cánh cửa mở ra thế giới tươi sáng.
Nghe Công chúa ngủ trong rừng: truyencotich
Xem video Công chúa ngủ trong rừng:
Cổ tích thần kỳ Thế giới – Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Nội dung câu chuyện:
Ngày xửa ngày xưa, có một nàng công chúa da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun, vô cùng xinh đẹp, tên nàng là Bạch Tuyết. Ghen ghét với sắc đẹp của nàng, một mụ phù thủy ra lệnh cho bác thợ săn tìm cơ hội giết chết Bạch Tuyết.
Bác thợ săn không nỡ làm hại Bạch Tuyết bèn thả nàng đi, sau đó giết một con nai, moi lấy tim nó đem về cho mụ phù thủy và nói dối rằng Bạch Tuyết đã chết. Không lâu sau, mụ phù thủy phát hiện ra chuyện Bạch Tuyết vẫn còn sống, hiện giờ cô đang lẩn trốn trong rừng, tại nhà của bảy chú lùn làm nghề đốn củi.
Lần này mụ phù thủy tẩm độc vào một quả táo, nhân lúc 7 chú lùn không có nhà, mụ ta đến gặp Bạch Tuyết và cho nàng ăn quả táo độc, dẫn đến cái chết của Bạch Tuyết.
Bảy chú lùn đi làm về, thấy Bạch Tuyết đã chết thì xót thương vô ngần. Họ đặt Bạch Tuyết trong một quan tài thủy tinh ở trong rừng để mỗi ngày đều được ngắm nhìn nàng.
Bỗng một ngày nọ, một chàng Hoàng tử đi ngang qua khu rừng. Thấy Bạch Tuyết xinh đẹp nằm trong quan tài, chàng không kìm lòng được mà đặt lên môi Bạch Tuyết một nụ hôn. Bất ngờ thay, Bạch Tuyết tỉnh dậy, cả hai sống hạnh phúc mãi về sau.
Ý nghĩa Bạch Tuyết và bảy chú lùn:
Truyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn tôn vinh lòng nhân hậu và rộng lượng của bác thợ săn và bảy chú lùn khi giúp Bạch Tuyết thoát khỏi mưu kế của mụ phù thủy, đồng thời cũng là thông điệp đẹp về tình yêu chân thành của chàng Hoàng tử đối với nàng Bạch Tuyết.
Nghe Bạch Tuyết và bảy chú lùn: nhaccuatui
Xem video Bạch Tuyết và bảy chú lùn:
Cổ tích thần kỳ Thế giới – Hoàng tử Ếch
Nội dung câu chuyện:
Có một chàng Hoàng tử nọ ngoại hình cao ráo, đẹp trai nhưng tính tình kiêu căng, coi thường người khác. Trong một lần trêu đùa quá trớn, chàng vướng phải lời nguyền và bị biến thành một con ếch xấu xí.
Để trở lại làm người, chàng phải tìm được một người con gái yêu thương chàng thật lòng, sẵn sàng trao cho chàng Hoàng tử Ếch một nụ hôn. Nhưng khi ấy, Hoàng tử đã trở thành con ếch nhớp nháp, chẳng cô gái nào lại đồng ý hôn một con ếch cả.
Sống dưới lốt ếch, chàng Hoàng tử dần dần thay đổi tính nết, học được cách tôn trọng người khác. Cuối cùng cũng có một cô gái cảm động trước con người thật của chàng và trao cho chàng nụ hôn chân thành, hóa giải lời nguyền năm xưa.
Ý nghĩa Hoàng tử Ếch:
Hoàng tử Ếch là một câu chuyện hay đem đến bài học sâu sắc về sự tử tế, cách cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. Cái giá phải trả cho những kẻ coi thường người khác không hề rẻ.
Nghe Hoàng tử Ếch: nhaccuatui
Xem video Hoàng tử Ếch:
Cổ tích thần kỳ Thế giới – Công chúa tóc mây
Nội dung câu chuyện:
Vì người vợ đang mang thai thèm ăn một loại rau lạ chỉ có trong vườn của mụ phù thủy, người nông dân nọ phải lén vào vườn lấy trộm rau. Không may là mụ phù thủy phát hiện ra chuyện này, bà ta đòi hai vợ chồng phải giao đứa bé cho bà ta nuôi thì mới bỏ qua, nếu không sẽ làm hại cả nhà.
Sau khi có được đứa bé, mụ phù thủy đưa cô bé vào ở trong một tòa tháp rất cao. Thời gian dần dần trôi qua, cô bé ngày nào càng lúc càng xinh đẹp, mái tóc dài óng ả chạm tới cả mặt đất. Mỗi lần mụ phù thủy muốn lên tháp, bà ta sẽ gọi cô gái thả tóc xuống để bà ta leo lên.
Một ngày nọ, có chàng hoàng tử đi ngang qua tòa tháp và nhìn thấy mụ phù thủy dùng cách này để lên tháp. Đợi mụ phù thủy đi rồi, chàng leo lên tòa tháp và gặp cô gái tóc dài. Cả hai vừa gặp đã phải lòng nhau, cô gái quyết định ngày mai sẽ theo chàng trai rời khỏi tòa tháp.
Ngày hôm sau, mụ phù thủy phát hiện cô gái có thái độ khác thường thì ra sức tra hỏi, cuối cùng biết được chuyện về chàng Hoàng tử. Mụ ta đem cô gái ra khỏi tòa tháp, cắt phăng mái tóc dài của cô rồi tống cô vào rừng sâu.
Khi Hoàng tử đến, bà ta dùng mái tóc giả làm cô gái, đợi Hoàng tử leo lên rồi cắt đứt mái tóc, làm Hoàng tử ngã nhào xuống đất. Ác giả ác báo, tới lúc này mụ phù thủy mới nhận ra rằng không có mái tóc kia, mụ sẽ bị nhốt trong tòa tháp cao này tới chết.
Về phía Hoàng tử, may sao có mái tóc dày của cô gái đỡ lấy nên chàng bình yên vô sự. Chàng tìm được cô gái mà mình yêu trong rừng sâu, đón nàng và cha mẹ vào Hoàng cung hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Ý nghĩa Công chúa tóc mây:
Mỗi nhân vật xuất hiện trong câu chuyện trên đều là một bài học mà người xưa truyền lại. Cha mẹ của cô gái trộm rau của mụ phù thủy, phải đánh đổi bằng con gái. Mụ phù thủy ích kỷ nhốt cô gái trên tòa tháp cao, cuối cùng gậy ông đập lưng ông, bị nhốt lại vĩnh viễn.
Cô gái và chàng Hoàng tử vượt qua bao khó khăn, quyết không chia lìa, cuối cùng cũng đến được với nhau, cuộc sống mỹ mãn.
Nghe Công chúa tóc mây: truyencotich
Xem video Công chúa tóc mây:
Trên đây là 10 câu chuyện cổ tích thần kỳ hay của Việt Nam và Thế giới, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo đức, lối sống. Bạn đã đọc bao nhiêu câu chuyện kể trên rồi? Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn ôn lại nhé!
Chọn mua snack bán tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn và thưởng thức khi đọc truyện:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam và Thế giới tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.