Bạn đang xem bài viết Cách làm chuồng thỏ 1 tầng 2 tầng đơn giản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xây dựng chuồng thỏ là một trong những khâu quan trọng quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế khi lựa chọn nuôi chúng. Bởi lý do đó mà hôm nay, Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm chuồng thỏ khoa học, đúng kỹ thuật để bà con được an tâm nhất về chất lượng đầu ra đối với mọi lứa thỏ nhé!
Các yếu tố quyết định nơi đặt chuồng thỏ
1. Nhiệt độ
Thỏ là loại động vật có khả năng thích nghi với môi trường sống khá kém nên chỉ cần một chút biến đổi về nhiệt độ thôi cũng đủ làm cho sinh hoạt thường ngày của chúng bị đảo lộn, thậm chí là chết.
Biên độ thân nhiệt của chúng khá cao, dao động trong khoảng 38 – 41 độ C nhưng lại có ít tuyến mồ hôi dưới da nên nếu nhiệt độ môi trường cao đột biến đến 43 hay 45 độ thì thỏ sẽ chết chỉ sau 1 giờ đồng hồ.
Vì thế khi làm chuồng thỏ, bà con hãy chọn những nơi có nhiệt độ dao động 28 – 30 và có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm không quá lớn.
2. Độ ẩm
Độ ẩm tại nơi đặt chuồng thỏ chỉ nên dao động trong khoảng 60 – 80 % vì nếu môi trường quá ẩm ướt sẽ khiến cho thỏ bị cảm lạnh, viêm mũi. Do đó chuồng thỏ phải chọn những nơi xa vũng lầy, nhiều mũi, nhiều sương mù hay quá bí bách, ẩm ướt.
3. Ánh sáng
Nơi nuôi thỏ không cần phải quá sáng, chỉ cần thoáng mát và có bóng râm dễ chịu là được. Bởi vì mắt thỏ rất sáng, ngay cả trong đêm tối chúng cũng có thể lần mò đi tìm kiếm thức ăn nên bà con không cần đặt nặng vấn đề này. Hơn nữa quá sáng cũng không có lợi cho sự phát triển của đàn thỏ.
4. Gió
Lý tưởng nhất bà con hãy chọn hướng chuồng là hướng Nam hoặc Đông Nam để mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Hơn nữa những hướng này sẽ hạn chế được những cơn gió lùa trực tiếp hay gió mùa Đông Nam.
Dù chọn những nơi ít gió nhưng phải là nơi thông thoáng thì đàn thỏ mới phát triển tốt được, nếu có gió thì tốc độ khoảng 0,3m/s là vừa.
Yêu cầu chung khi xây dựng chuồng thỏ
1. Yêu cầu khi làm nhà đặt lồng nuôi thỏ
- Nhà đặt lồng nuôi thỏ lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào quy mô và số lượng thỏ đang nuôi và sẽ nuôi.
- Mái nhà chứa chuồng nuôi thỏ phải lựa chọn những vật liệu cách nhiệt tốt như tấm nhựa cách nhiệt hay tôn lạnh. Nếu mái đổ xi măng hoặc bằng tôn thì phải có trần, la phông.
- Vách nhà xây cao để tránh gió lùa nhưng vẫn có cửa sổ để không khí được thông thoáng. 2 đầu nhà có 2 cửa ra vào. Nếu muốn tiết kiệm, phần vách có thể dùng tấm đan bằng tre, nứa hay gỗ.
- Nên nhà làm bằng xi măng hoặc gạch tàu, có độ dốc nghiêng dần về cuối chuồng để dễ dàng thoát nước khi dọn dẹp vệ sinh.
2. Yêu cầu khi làm chuồng thỏ
- Lồng nuôi thỏ có thể làm từ tre, sắt, thép hoặc gỗ.
- Chiều dài của lồng được tính bằng khoảng cách tối đa cho một lần bật nhảy của chúng, tính từ giữa chân sau làm trụ lúc chưa nhảy đến cuối chân trước.
- Chiều cao mỗi lồng cao 60 cm.
- Chiều rộng của lồng được tính bằng độ dài từ khoảng cách mũi thỏ đến cuối chân sau khi chúng nằm úp xuống.
3. Các kiểu chuồng nuôi thỏ phổ biến
3.1 Chuồng nuôi thỏ 1 tầng
Kiểu chuồng này dành cho thỏ sinh sản của các hộ gia đình.
- Sàn chuồng cần cách mặt đất khoảng 40 cm để không khí lưu thông.
- Mặt trước thiết kế theo kiểu chấn song, mặt sau dùng lưới thép B40 vây lại.
- Mỗi chuồng đều có vách ngăn phân ra thành nhiều ô, mỗi ô nuôi nhốt 1 con đực – cái.
- Phía trên của chuồng làm bằng gỗ, bên ngoài có gắn hoặc để cái giá chứa thức ăn cho thỏ.
3.2 Chuồng nuôi thỏ 2 và 3 tầng
Kiểu chuồng 2 tầng xét về chức năng và cấu tạo mỗi tầng cũng tương tự như kiểu chuồng 1 tầng. Thế nhưng lại khác ở chỗ, chuồng 2 tầng có cửa ra đặt ở phía trước, có chốt khóa.
- Trên nền chuồng có tấm sắt nghiêng để bà con dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
- Tầng thứ nhất cách tầng thứ 2 khoảng 20 cm.
- Mỗi tầng cao 40 cm, dài 100 cm và rộng 60 cm.
- Khoảng cách giữ sàn của tầng thấp nhất so với mặt đất là 40 cm.
Kiểu chuồng 3 tầng cũng có cấu tạo giống như 2 tầng kia nhưng lại chuyên dành cho loại thỏ lấy thịt và mô hình nuôi thỏ công nghiệp.
3.3 Kiểu chuồng liên kết với hang thỏ
Kiểu chuồng này khá phổ biến trong Nam với mong muốn tạo không sinh hoạt tự nhiên và thoải mái nhất cho đàn thỏ trong điều kiện môi trường nắng nóng. Kiểu chuồng này thích hợp cho loại thỏ sinh sản. Thời gian đầu chúng sẽ được tập ăn, uống, vệ sinh ở ngoài lồng, sau đó thì giúp chúng thích nghi dần với điều kiện trong hang.
Các thiết bị lắp đặt cho chuồng nuôi thỏ
1. Máng cỏ
- Máng cỏ cho thỏ nên được đặt ngoài chuồng và treo cao lên để chúng không dẫm chân lên nhau và thoải mái hơn khi ăn.
- Dùng gỗ, tre hay tấm tôn để làm máng cỏ cho thỏ, sau đó dùng song sắt giữ cố định máng cỏ, các song cách nhau 1 cm.
- Máng cỏ đặt cách chuồng khoảng 10 cm, cao 6 – 8 cm và cách vách ra khoảng 20 cm.
2. Máng thức ăn tinh
Bà con có thể tận dụng lon sành hay ống tre để làm máng ăn tinh cho thỏ. Nhưng thông thường nhất là dùng các tấm tôn ghép lại làm thành những chiếc máng lớn, mỗi máng dài 20 – 25 cm, rộng 10 – 12 cm và cao 8 – 10 cm.
Nếu đặt máng ăn tinh trong chuồng, hãy treo cao chúng lên cách sàn 10 cm để thỏ không tiểu tiện hay đi nặng vào máng.
Những loại thức ăn tinh cho thỏ mà bà con có thể tham khảo như: rau, lá, cỏ, củ quả, cỏ mần trầu, cỏ mật, cỏ lông, lá duối, lá mía, lá chè, lá sung,… Ngoài ra chúng còn có thể những loại thức ăn giàu đạm như bột thịt, bột sữa, bột cá, bã bia, bã đậu nành, trùn quế,…
3. Máng uống
Máng uống cũng dễ làm, bà con có thể tận dụng can nhựa, chai nhựa dốc ngược xuống. Sau đó gắn thêm van nước tự động cho thỏ để khi mũi chúng chạm vào van, nước sẽ tự động chảy ra và tương tự, sẽ tự động ngắt đi nếu thỏ đưa mũi rời đi.
4. Ổ đẻ
- Ổ đẻ dành cho thỏ cái làm nơi nuôi dưỡng bầy con mới sinh của chúng.
- Kích thước ổ đẻ tùy thuộc vào kích thước của thỏ mẹ.
- Ổ đẻ có hình dáng như một cái hộp, phần đáy dễ thoát nước để nước tiểu không bị đọng lại khiến thỏ mẹ lần thỏ con bị cảm lạnh.
- Bà con nên làm ổ đẻ chô thỏ trước ngày chúng đẻ khoảng 3 -4 ngày.
Kích thước ổ đẻ tương ứng cho từng loại thỏ cái như sau:
Kích thước | Nhỏ con | Trung bình | Lớn con |
Chiều cao (cm) | 25 | 30 | 35 |
Chiều rộng (cm) | 25 | 30 | 30 |
Chiều dài (cm) | 35 | 40 | 45 |
Diện tích (cm2) | 885 | 1200 | 1350 |
Hướng dẫn cách làm chuồng thỏ
1. Cách làm chuồng thỏ đực giống
- Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, bà con hãy nuôi thỏ đực riêng một nơi.
- Thỏ đực dưới 3 tháng tuổi hãy nuôi chúng trong cùng một cái lồng để thỏ tranh nhau ăn mỗi ngày. Đây là cách giúp thỏ mau lớn tự nhiên.
- Từ 5 tháng trở lên, tức là khi thỏ đực xuất hiện dấu hiệu động dục thì nhốt từng con riêng ra để chúng sung sức hơn.
- Đối với thỏ đực, bà con có thể làm chuồng 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng tùy ý. Đặc biệt mỗi ô được phân ra phải đủ lớn để chứa thêm một con cái khi thỏ giao phối.
- Kích thước tối thiểu cho chuồng thỏ đực là: dài 1m, rộng 70 cm và chiều cao là 50 cm.
2. Cách làm chuồng thỏ cái giống
- Thỏ cái dưới 3 tháng tuổi cũng cần được nhốt chung cùng các con đồng lứa.
- Từ 5 tháng trở lên, khi thỏ cái có dấu hiệu động dục thì sẽ nuôi chúng trong những ô riêng.
- Thỏ cái sẽ trải qua giai đoạn thai nghén chừng 38 – 34 ngày thì đẻ. Sau khi đẻ được 1 – 2 giờ đồng hồ thì lại có thể giao phối và mang thai tiếp.
- Chuồng nuôi thỏ cái cũng cần phải rộng để chúng có đủ không gian nuôi con. Mỗi chiếc lồng cho thỏ cái cần phải đảm bảo không gian cho bản thân chúng cùng 10 con thỏ con nữa.
Diện tích chuồng nuôi thỏ cái tương đương với từng nhóm kích thước như sau:
- Giống thỏ to con: 1,5 m2
- Giống thỏ trung bình 1,2 m2
- Giống thỏ nhỏ con 0,8 m
3. Cách làm chuồng thỏ con
Thỏ con được nuôi một thời gian cùng thỏ mẹ thì tách sữa. Lúc này bà con xây dựng chuồng nuôi thỏ con từ lúc được tách sữa đến khi chúng được 3 tháng.
- Thỏ con được nuôi trong một chiếc lồng lớn, mỗi lồng khoảng 10 con.
- Chiều cao lồng chỉ cần 40 cm là được.
Bên cạnh đó bà con cần chú ý chế độ chăm sóc đặc biệt cho thỏ con, thường xuyên kiểm tra và tiêm ngừa phòng bệnh cho chúng.
4. Cách làm chuồng thỏ thịt
Đối với thỏ thịt, kiểu chuồng 2 tầng hay 3 tầng là hợp lý nhất.
- Mỗi chuồng nuôi thỏ thịt phải đủ lớn để chứa đủ 10 con. Thỏ thịt nuôi nhốt chung mục đích là để chúng tranh ăn với nhau, hoạt động này giúp thỏ lớn nhanh tự nhiên.
- Kích thước chuồng: dài 1,5 m, cao 0,5 m và rộng 0,7 m.
- Lối đi giữa các chuồng khoảng 1 m.
- Sàn của tầng thấp nhất cách mặt nền khoảng 50 – 60 cm.
>>> Xem thêm: Cách làm chuồng gà thả vườn
Thỏ là loài động vật vô cùng nhạy cảm với điều kiện sống. Do đó chỉ cần môi trường thay đổi một chút thôi thì đã có tác động trực tiếp đến chúng rồi. Đây là lý do tại sao bà con cần chăm sóc và làm chuồng nuôi chúng đúng kỹ thuật và khoa học. Những cách làm chuồng thỏ mà Wiki Cách Làm vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con nhẹ đi nỗi lo về năng suất cũng như đảm bảo hiệu quả luôn được cao nhất khi nuôi thỏ. Chúc thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm chuồng thỏ 1 tầng 2 tầng đơn giản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.