Bạn đang xem bài viết Quy trình dạy viết chữ hoa Hướng dẫn viết chữ hoa đúng chuẩn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quy trình dạy viết chữ hoa giúp thầy cô, các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé viết 29 chữ hoa đúng chuẩn: A, Â, Ă, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y. Nhờ đó, giúp cho quá trình luyện chữ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết!
Các nét cơ bản
- Nét thẳng đứng (BĐ – lượn ở 1 hay cả 2 đầu)
- Nét thẳng xiên (BĐÐ – lượn ở 1 hay cả 2 đầu)
- Nét thẳng ngang (BĐÐ – lượn 2 đầu, làn sóng)
- Nét cong kín (BĐÐ – lượn 1 đầu vào trong)
- Nét cong hở (BĐ – lượn 1 hay cả 2 đầu vào trong):
- Nét cong hở phải
- Nét cong hở trái
- Nét cong hở trên
- Nét cong hở dưới
- Nét móc:
- Nét móc xuôi trái
- Nét móc xuôi phải
- Nét móc ngược trái
- Nét móc ngược phải
- Nét móc 2 đầu trái
Nét móc 2 đầu phải - Nét móc 2 đầu trái — phải
- Nét khuyết
- Nét khuyết xuôi
- Nét khuyết ngược
Hướng dẫn viết chữ hoa đúng chuẩn, đúng li
1. Chữ A
Đặc điểm: Cao 5 li, viết 3 nét
Cấu tạo: Nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên. Nét 2 là nét móc ngược phải. Nét 3 là nét lượn ngang.
Cách viết: Nét 1 đặt bút ở đường kẻ 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải ở phía trên đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Nét 2 từ điểm dừng bút của nét I, chuyển hướng bút viết tiếp nét móc ngược phải, đến đường kẻ 2 thì dừng lại. Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa thân chữ gần phía bên trái nét 1, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải, dừng bút cách bên phải nét 2 một đoạn ngắn.
2. Chữ Ă
Đặc điểm: Cao 5 li, viết 4 nét.
Cấu tạo: Nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên. Nét 2 là nét móc ngược phải. Nét 3 là nét lượn ngang. Nét 4 là nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đâu chữ A (dấu á).
Cách viết: Nét 1 đặt bút ở đường kẻ 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải ở phía trên đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, chuyến hướng bút viết tiếp nét móc ngược phải, đến đường kẻ 2 thì dừng lại. Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa thân chữ gần phía bên trái nét 1, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải, dừng bút cách bên phải nét 2 một đoạn ngắn. Nét 4 viết nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đầu chữ A
(dấu á).
3. Chữ Â
Đặc điểm: Cao 5 li, viết 5 nét.
Cấu tạo: Nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên. Nét 2 là nét móc ngược phải. Nét 3 là nét lượn ngang. Nét 4 &5 là 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo nét gãy, nhọn ở phía trên (dấu mũ).
Cách viết: Nét 1 đặt bút ở đường kẻ 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải ở phía trên đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, chuyến hướng bút viết tiếp nét móc ngược phải, đến đường kẻ 2 thì dừng lại. Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa thân chữ gần phía bên trái nét 1, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải, dừng bút cách bên phải nét 2 một đoạn ngắn. Nét 4 & 5 viết nét thẳng xiên ngắn phải để tạo dấu mũ (đầu nhọn của dấu mũ chạm ĐK 7) trên đầu chữ A.
4. Chữ B
Đặc điểm: Cao 5 li, viết 2 nét
Cấu tạo: Nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong vào phía trong. Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trên và cong phải nối liến nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
Cách viết: Nét 1 đặt bút trên đường kẻ 6 hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái, đầu móc cong vào phía trong, đặt bút trên đường kẻ 2. Nét 2 từ điểm đặt bút của
nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 bên trái nét móc, viết tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ (dưới đường kẻ 4), đặt bút ở khoảng giữa đường kẻ 2 & 3 (nét cong cần lượn đều và cân đối, nửa cong dưới vòng sang bén phải rộng hơn nửa cong trên).
5. Chữ C
Đặc điểm: Đặc điểm: Cao 5 li , viết 1 nét .
Cấu tạo: Là kết hợp của 2 nét cơ bản cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
Cách viết: ĐB trên ĐK 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, DB trên ĐK 2 ( nét cong trái lượn đều, không cong quá nhiều về bên trái ).
6. Chữ D
Đặc điểm: Cao 5 li , viết 1 nét .
Cấu tạo: là kết hợp của hai nét cơ bản lượn hai đầu dọc và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
Cách viết: ĐB trên ĐK 6 , viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải , tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB trên ĐK5 (phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ).
7. Chữ Đ
Đặc điểm: Cao 5 li, viết 2 nét.
Cấu tạo: Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản lượn hai đầu dọc và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Nét 2 là nét thẳng ngang ngắn.
Cách viết: Nét 1: ĐB trên ĐK 6 , viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB trên ĐK5 (phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ). Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút xuống ĐK 3(gần giữa thân chữ) viết nét thẳng ngang ngắn (nét viết trùng ĐK) để tạo thành chữ Đ.
…….
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy trình dạy viết chữ hoa Hướng dẫn viết chữ hoa đúng chuẩn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.