Bạn đang xem bài viết Tác dụng phụ không ngờ khi cho trẻ dùng thuốc chống nôn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo các bác sĩ, nôn là triệu chứng đi kèm với một số bệnh lý như ho có đờm, rối loạn tiêu hoá, viêm họng, rối loạn tâm lý, cảm cúm,… Cho bé ăn uống không đúng cách cũng có thể gây ra nôn. Ngoài ra, nôn còn có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như viêm não hay viêm màng não,…
Thế nhưng, nhiều bố mẹ lại không ý thức được điều này. Cứ thấy con nôn ra ngoài là họ đến hiệu thuốc mua ngay thuốc chống nôn về “nạp” vào cơ thể con, không cần biết chính xác trẻ mắc bệnh gì.
Việc dùng thuốc chống nôn tùy tiện như vậy rất dễ gặp tác dụng phụ hoặc ngộ độc, thậm chí còn có thể làm lu mờ triệu chứng của bệnh, khiến việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn.
Bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp thông tin về những tác dụng và mức độ nguy hiểm của các loại thuốc chống nôn cho trẻ thường gặp.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống nôn trẻ em
Có 2 loại thuốc chống nôn thường được dùng cho trẻ em là Domperidone và Metoclopramide. Mỗi loại thuốc này đều có một số tác dụng phụ, cụ thể:
Domperidone
Đây là loại thuốc chống nôn có tác dụng tăng lực co thắt cơ và kích thích nhu động ruột để ngăn cho thức ăn không bị nôn ra ngoài miệng. Do loại thuốc này chỉ tác động ngoại biên, không thấm qua hàng rào máu não nên sẽ ít gây tác dụng phụ cho hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, Domperidone vẫn có thể gây buồn ngủ (nhưng tỷ lệ rất thấp).
Đối với trẻ sinh non hoặc trẻ dưới 12 tháng tuổi bị tổn thương màng não thì nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng Domperidone sẽ cao hơn, nhất là khi sử dụng quá liều.
Metoclopramide
Loại thuốc chống nôn này thường được sử dụng trong những trường hợp trẻ bị nôn nặng. Metoclopramide vừa tác động đến ngoại biên, vừa đi qua hàng rào máu não, làm tác động trực tiếp đến trung tâm gây nôn trong não bộ. Do đó, Metoclopramide có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ em như co cứng cơ, co giật vùng đầu, co giật vùng mặt,… Các triệu chứng này thường xuất hiện sau 1 – 3 giờ dùng thuốc.
Ngoài ra, Metoclopramide còn có thể gây ra hội chứng an thần ác tính. Các biểu hiện nổi bật của hội chứng này là cứng cơ, da tái xanh, sốt cao không rõ nguyên nhân,…
Theo thông tin từ trang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, không nên sử dụng thuốc Metoclopramide với những trẻ bị bệnh động kinh vì loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ co thắt phế quản, khiến bệnh động kinh tiến triển nặng hơn.
Trong Y học, những trường hợp đặc biệt vẫn cho phép sử dụng 2 loại thuốc chống nôn này cho trẻ, tuy nhiên chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng thuốc chống nôn ở trẻ em
Cơ chế hoạt động của hầu hết các loại thuốc chống nôn là làm giảm sự co bóp cơ trơn dạ dày, từ đó hạn chế gây phản ứng nôn. Vì vậy, để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, phụ huynh khi sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ cần lưu ý:
- Nên cho trẻ uống thuốc chống nôn trước bữa ăn để làm giảm bớt sự co bóp ở dạ dày, hạn chế tình trạng nôn ra ngoài.
- Không nên cho trẻ uống quá 3 lần/ngày.
- Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
- Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường sau khi uống thuốc thì cần cho trẻ ngừng thuốc và báo ngay với bác sĩ.
Trên đây là chia sẻ của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn về những tác dụng phụ khi cho trẻ dùng thuốc chống nôn và một số lưu ý khi dùng thuốc chống nôn ở trẻ em. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích vào cẩm nang chăm sóc con trẻ. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tác dụng phụ không ngờ khi cho trẻ dùng thuốc chống nôn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.