Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất 9 đoạn văn mẫu lớp 6 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyền thuyết Thánh Gióng sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 6. Vì vậy, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Nội dung bao gồm 9 đoạn văn mẫu dưới đây, mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo để hoàn thành bài viết của mình nhanh chóng.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 1
Trong truyền thuyết Thánh Gióng có rất nhiều hình ảnh hoặc hành động của Gióng. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động khi roi s ắt gãy, Thánh Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Khi giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Gióng mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa và thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đúng lúc này, roi sắt bị gãy. Nhưng Thánh Gióng không hề nao núng, mà bình tĩnh nhổ những cụm tre cạnh đường quật. Giặc tan vỡ rồi bỏ chạy. Gióng đã đánh tan quân giặc bằng chính thứ cây quen thuộc của nhân dân. Có thể thấy, Gióng không chiến đấu một mình mà còn có sự góp sức của nhân dân.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 2
Truyền thuyết Thánh Gióng được nhiều người yêu thích và biết đến. Trong đó, hình tượng Thánh Gióng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Tác giả dân gian đã xây dựng nhân vật này với sự ra đời kì lạ. Lên ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Đến khi nghe tiếng của sứ giả, Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị cho mình “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” cùng với lời hứa “ta sẽ đánh tan lũ giặc này”. Có thể thấy, câu nói đầu tiên của Thánh Gióng bày tỏ tấm lòng yêu nước. Thánh Gióng mong muốn có thể đánh giặc để cứu nước, cứu dân.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 3
Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, em đặc biệt ấn tượng với hành động r oi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Cuối cùng, giặc tan vỡ và phải bỏ chạy. Hành động này đã thể hiện được bản lĩnh của người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, trước thử thách vẫn không hề lo sợ mà vẫn bình tĩnh, nhanh trí. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Không chỉ vậy, cây tre vốn là một loài cây gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam. Bởi thế, cây tre trở thành vũ khí, giúp sức cho Gióng đánh tan quân giặc. Gióng ra trận không hề một mình mà có sự ủng hộ của nhân dân vì đây là cuộc chiến vì chính nghĩa, vì độc lập tự do mà mọi người dân đều xứng đáng được hưởng. Như vậy, hành động trên đã thể hiện được bản lĩnh của người anh hùng Thánh Gióng.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 4
Truyền thuyết Thánh Gióng đem đến cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hành động này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 5
Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những chi tiết kì ảo trong Thánh Gióng. Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đồng thời, hình ảnh này còn khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh để chống lại kẻ thù ngoại xâm. Đây quả là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyền thuyết Thánh Gióng.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 6
Thánh Gióng là truyền thuyết mà em vô cùng yêu thích. Trong tác phẩm, em cảm thấy ấn tượng nhất với tiếng nói đầu tiên của Gióng. Cậu bé làng Gióng đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Khi cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Câu nói đầu tiên là của Thánh Gióng là xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Nhân vật này đã gửi gắm truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 7
Sau khi đọc xong truyền thuyết Thánh Gióng, em cảm thấy vô cùng ấn tượng về những hành động của Thánh Gióng. Đặc biệt là với hành động sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Có lẽ, một con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Sự ra đi này cho thấy rằng Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Từ đó, chúng ta cũng thấy được cả tấm lòng tôn kính của nhân dân ta với người anh hùng có công đánh giặc cứu nước.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 8
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, em ấn tượng nhất hành động của Gióng khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả. Thánh Gióng khi đó vẫn còn là cậu bé ba tuổi mà vẫn không nói không cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Nhưng khi nghe thấy tiếng của sứ giả thì cậu liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Sau đó, Gióng còn yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Có thể thấy rằng, câu nói đầu tiên của Gióng lại là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước, cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Qua đó, chúng ta càng thêm cảm phục, kính trọng người anh hùng Thánh Gióng nhiều hơn.
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng – Mẫu 9
Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, tôi cảm thấy ấn tượng với hình ảnh Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ. Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con trong làng phải góp gạo nuôi lớn. Khi giặc đến chân núi Trâu cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Lúc này, Gióng từ một chú bé vùng dậy, vươn vai một cái trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Với hình ảnh này, chúng ta thấy được quan niệm của nhân dân về người anh hùng. Đó phải là những con người có ngoại hình phi thường, với sức mạnh phi thường. Một hình ảnh nhỏ nhưng lại gửi gắm ý nghĩa giá trị.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất 9 đoạn văn mẫu lớp 6 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.