Bạn đang xem bài viết Người bị mỡ máu cao kiêng gì, ăn gì để tránh tai biến tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các loại thực phẩm thường cung cấp các loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn tất cả những loại thức ăn. Đặc biệt, là những người bệnh mỡ máu cao phải luôn chú ý đến chế độ ăn uống, các loại thực phẩm phù hợp và số lượng trong mỗi buổi ăn của mình.
Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những kiến thức về các loại thực phẩm không phù hợp với những người bệnh mỡ máu cao. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tham vấn y khoa từ ThS.BS Vũ Thị Tuyết Mai – Bác sĩ Nội Tim mạch – Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết người bị mỡ máu cao cần kiêng và nên ăn những loại thực phẩm sau:
Người bị mỡ máu cao cần kiêng ăn gì?
Muối
Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Đồ uống có cồn
Bệnh nhân bị mỡ máu cao nên tránh dùng các loại thức uống chứa cồn. Đây là nguyên nhân chính gây tăng triglyceride.
Đường
Để ngăn ngừa bệnh béo phì, người bị mỡ máu cao cần hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt và và giảm triglyceride.
Thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao
Thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao như não, bầu dục, gan, nội tạng động vật cần được cắt giảm khi đang điều trị bệnh mỡ máu cao. Nếu hấp thụ những thực phẩm này, bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
Trứng gà
Lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol, vì vậy bạn chỉ nên ăn khoảng 4 lòng đỏ hoặc ít hơn mỗi tuần. Đặc biệt là người bị mỡ máu nên cắt giảm những món chứa cholesterol khác nếu đã ăn trứng trong ngày.
Thịt đỏ
Người bệnh mỡ máu cần giảm tiêu thụ thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Người bị mỡ máu cao nên tránh các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật…
Người bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Rau diếp cá
Rau diếp cá chứa 1 lượng lớn xenlulôzơ hỗ trợ giảm mỡ máu một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cơ thể con người sẽ không thể hấp thu xenlulozơ, vì vậy xenlulozơ chỉ giúp làm no bụng, cung cấp chất chống oxy hóa đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn.
Táo
Táo có khả năng giảm cholesterol do chứa hàm lượng chất pectin phong phú. Ngoài ra, táo còn hỗ trợ quá trình phân giải chất béo trung tính, từ đó ngăn chặn tăng mỡ máu một cách hiệu quả.
Các loại thịt trắng
Các loại thịt trắng như thịt gà bỏ da, thịt ngỗng, thịt nạc (thịt thăn), cá là những loại ít chất béo bão hoà, có thể khiến hàm lượng cholesterol trong máu giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, ăn thịt trắng thường xuyên không phải việc tốt. Vì điều này có thể dẫn đến giảm cholesterol tốt phục vụ việc tổng hợp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể.
Giá đỗ
Giá đỗ xanh là một loại thực phẩm hỗ trợ giảm cholesterol khá tốt, không những giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C mà giá đỗ còn rất giàu khoáng chất và cả protein. Món ăn từ giá đỗ còn góp phần thúc đẩy sự bài tiết cholesterol, từ đó ngăn chặn cholesterol tích tụ tại thành động mạch.
Cần tây
Cần tây chứa các chiết xuất như magnesium; butylphthalide; phthalides; sắt… hỗ trợ việc đào thải mỡ máu ra bên ngoài.
Ngoài ra, trong cần tây còn có các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate; protein; vitamin A, B, C, E, K…, khoáng chất và giàu chất xơ rất tốt cho sự phát triển của cơ thể.
Nấm hương
Nấm hương khô có khả năng điều hòa hoạt động của tim mạch. Chiết xuất eritadenine có trong nấm sẽ gây ra sự phân hủy cholesterol khi ăn thực phẩm giàu chất béo. Nhờ đó, nó giúp bệnh nhân béo phì giảm cân hiệu quả.
Các vitamin A1, B1, B2, D… có trong nấm đông cô thúc đẩy hoạt động của đường ruột và dạ dày. Bạn có thể thử sử dụng nấm đông cô trong các món ăn khác nhau như xào, kho hoặc hầm,… nhé.
Trà xanh
Có nhiều cách để sử dụng trà xanh để giảm chất béo trung tính. Ví dụ như uống trực tiếp, các sản phẩm chiết xuất từ lá chè xanh… Sau khi ăn, uống khoảng 3 – 5 tách trà xanh mỗi ngày sẽ gây gián đoạn tổng hợp cholesterol xấu trong gan và loại bỏ cholesterol từ máu.
Ngoài ra, trà xanh còn chứa chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL, từ đó ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch.
Xin lưu ý rằng: Không nên uống trà xanh khi bụng đói hoặc trước khi đi ngủ. Tác dụng phụ của lá chè bao gồm buồn nôn và nôn. Caffeine chứa trong trà xanh là một chất kích thích.
Súp lơ
Ngoài protein, sắt và vitamin, ít loại rau xanh nào khác có thể vượt qua súp lơ vì chúng chứa hàng trăm chất khác giúp giảm đáng kể chất béo trung tính.
Súp lơ chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là flavonoid. Nó là một chất dinh dưỡng có tác dụng làm sạch lòng mạch máu và giảm sự hấp thụ cholesterol và chất béo trung tính bám trên thành mạch máu. Điều này có thể trực tiếp ngăn ngừa rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch.
Tỏi
Giảm chất béo trung tính bằng tỏi là một cách không thể bỏ qua và dễ dàng. Các nghiên cứu cho thấy rằng chất lưu huỳnh allicin trong tỏi ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu. Mỗi ngày ăn 2-3 tép tỏi có thể tăng khả năng sử dụng lipid máu cao của bệnh nhân.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, điều trị mỡ máu không nên dùng quá 5g/ngày. Tỏi rất nóng không thích hợp cho dạ dày, tổn thương gan, sưng tấy đến tiêu chảy, tăng chảy máu, chóng mặt…
Gạo lứt
Gạo lứt là gạo không bị mất lớp màng ngay cả khi xay xát, chứa nhiều chất dinh dưỡng gamma-oryzanol (GO) nên có ưu điểm vượt trội hơn so với gạo trắng thông thường. Chất này ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu. Máu được đào thải ra khỏi gan và khỏi cơ thể.
Ngoài ra, các vi chất dinh dưỡng tự nhiên có trong gạo lứt bao gồm vitamin, đặc biệt là vitamin E, axit béo thiết yếu, chất chống oxy hóa; chất xơ giúp tiết mật vào đường ruột và loại bỏ cholesterol.
Nhiều người hoạt động chân tay có thể ăn tới 0,5 kg gạo/ngày. Tuy nhiên, những người quản lý văn phòng, điều hòa nhiệt độ chỉ nên tiêu thụ khoảng 0,3 kg mỗi ngày.
Mỡ máu cao là bệnh gì?
– Mỡ máu cao còn được gọi là rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu, thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
– Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ, trong đó, việc nạp quá nhiều chất béo trong bữa ăn hàng ngày là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rối loạn mỡ máu.
– Thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, … rất giàu chất béo bão hòa. Ăn những thực phẩm này thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu/máu nhiễm mỡ.
Trên đây là bài viết cho biết bệnh mỡ máu cao nên và không nên ăn gì. Ngoài ra còn chỉ rõ một số loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh mỡ nhiễm máu cao để chúng ta có một chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp với bạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có cách dùng đúng để ngăn ngừa và giúp bản thân khỏe hơn.
Nguồn: Vinmec, báo Sức Khỏe & Đời Sống
Mua ngay khẩu trang tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch nhé
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Người bị mỡ máu cao kiêng gì, ăn gì để tránh tai biến tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.