Bạn đang xem bài viết Hãng ô tô Trung Quốc tự tin leo top doanh số tại Việt Nam, mang xe giá rẻ tới cạnh tranh VinFast VF 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mới đây, SAIC Việt Nam, công ty con của SAIC Motor (Tập đoàn công nghiệp ôtô Thượng Hải), đã chính thức phân phối dòng xe MG (Morris Garages) tại thị trường Việt Nam, bắt đầu từ ngày 1/7.
Trước đó, đối tác nhập khẩu và phân phối MG tại Việt Nam là Tan Chong (Malaysia), hợp tác từ tháng 7/2020. Tuy nhiên, MG, vốn là thương hiệu xe Anh, nhưng thuộc sở hữu của SAIC, vì vậy hãng xe Trung Quốc quyết định sẽ trực tiếp phân phối các xe này tại Việt Nam. Những chiếc xe MG trước đây được nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng từ bây giờ sẽ được nhập khẩu từ Thái Lan.
Ông Trần Nam Thắng, Giám đốc Kinh doanh và Marketing của SAIC Việt Nam, chia sẻ một thông tin thú vị tại sự kiện ra mắt công ty diễn ra vào ngày 12/6 vừa qua. Theo đó, ông cho biết vì doanh số bán xe tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng 800.000 chiếc trong 5 năm tới, nên SAIC mong muốn trong tương lai gần sẽ đạt con số 100.000 xe tới tay khách hàng mỗi năm, qua đó đứng thứ 3 toàn thị trường.
Đây có thể nói là một mục tiêu đầy tự tin và tham vọng. Để so sánh, trong năm 2022, hãng xe bán chạy nhất là Toyota mới chỉ bán được hơn 91.000 xe.
Ngoài ra, ông Thắng cũng cho biết thêm, SAIC sẽ thực hiện mục tiêu bằng cách đa dạng hóa các dòng sản phẩm của MG tại Việt Nam, bao gồm cả xe chạy động cơ đốt trong và xe điện. Đáng chú ý, trong số các dòng xe MG được hé lộ , có một mẫu xe điện mini mang tên MG Comet EV, mới ra mắt thị trường Ấn Độ vào tháng 4.
Nếu được đưa về Việt Nam, mẫu xe này sẽ gia nhập vào một phân khúc được dự đoán là sẽ rất hot trong thời gian tới, cạnh tranh với những mẫu mẫu xe điện cỡ nhỏ sắp gia nhập thị trường Việt Nam bao gồm: VinFast VF 3, Wuling Hongguang Mini EV, Zhidou A01.
MG Comet EV, thực tế là người “anh em song sinh” của Wuling Air EV, mẫu xe được bán tại thị trường Trung Quốc và Indonesia. Điều này không có gì lạ vì MG và Wuling đều là công ty con thuộc SAIC.
MG Comet EV không có điểm khác biệt với Wuling Air EV ngoài tên gọi và logo. Về kích thước, mẫu xe điện nhỏ gọn này có chiều dài 2.974 mm, chiều rộng 1.505 mm, chiều cao 1.640 mm và chiều dài cơ sở 2.010 mm. So với VinFast VF3, MG Comet EV nhỏ hơn 140 mm, hẹp hơn 168 mm và cao hơn 73 mm.
MG Comet EV tiếp tục thừa hưởng thiết kế ngoại thất theo phong cách kei car của Nhật Bản. Xe trang bị dải đèn LED ngang đầu xe có tên gọi Extended Horizon, kết hợp với nẹp mạ crom kéo dài từ dải đèn đến ốp gương chiếu hậu. Phía dưới dải đèn là cổng sạc có nắp tích hợp logo phát sáng của thương hiệu MG.
MG Comet EV chỉ có 2 cửa bên sườn và 1 cửa cốp phía sau, khác với VinFast VF3. Vành la-zăng của xe có đường kính chỉ 12 inch, trong khi VinFast VF3 sử dụng mâm hợp kim 16 inch.
Mặc dù là một chiếc xe giá rẻ, nhưng mẫu xe điện này vẫn được trang bị nhiều tiện nghi như:
- Bảng đồng hồ kỹ thuật số nối liền màn hình cảm ứng trung tâm, cả hai có kích thước 10,25 inch.
- Hỗ trợ Android Auto/Apple CarPlay không dây
- Điều hòa chỉnh tay
- Chìa khóa thông minh
- Vô lăng tích hợp phím chức năng.
Về an toàn, MG Comet EV trang bị các tính năng cơ bản bao gồm:
- Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
- Phân phối lực phanh điện tử EBD
- Cảnh báo áp suất lốp,
- Camera lùi, cảm biến lùi
- 2 túi khí phía trước.
Tại thị trường Ấn Độ, MG Comet EV được trang bị động cơ điện mạnh mẽ với công suất 42 mã lực và mô-men xoắn 110 Nm, đi kèm hộp số tự động 1 cấp và hệ dẫn động cầu sau. Pin xe có dung lượng 17,3 kWh. Mẫu xe điện giá rẻ này có thể di chuyển được khoảng 230 km sau mỗi lần sạc theo chu trình thử nghiệm ARAI tại Ấn Độ. Xe đi kèm bộ sạc 3,3 kW, thời gian để sạc đầy pin là 7 giờ.
Tại thị trường Ấn Độ, giá khởi điểm của MG Comet EV chỉ từ 798.000 Rupee (giá quy đổi 227 triệu đồng.
Không chỉ nhập khẩu xe về bán, SAIC còn ấp ủ kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp xe tại Việt Nam từ năm 2024. Theo ông Thắng, dự án này dự kiến sẽ triển khai vào năm 2024 và hoàn thiện vào năm 2025, với địa điểm là miền Bắc. Nhà máy mới này không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới khả năng xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, nơi mà việc đáp ứng tỷ lệ nội địa hoá sản xuất từ 40% trở lên sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
SAIC trở thành hãng xe Trung Quốc thứ ba, sau BYD và Chery, quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam, đánh dấu sự phát triển và đầu tư mạnh mẽ của các thương hiệu ô tô đến từ đất nước tỷ dân trong vài năm trở lại đây.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hãng ô tô Trung Quốc tự tin leo top doanh số tại Việt Nam, mang xe giá rẻ tới cạnh tranh VinFast VF 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.