Bạn đang xem bài viết GDCD 6 Bài 5: Tự lập Giáo dục công dân lớp 6 trang 23 sách Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải GDCD 6 Bài 5: Tự lập sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo phương pháp, cách giải các câu hỏi phần khởi động, khám phá và phần luyện tập trang 23, 24, 25, 26.
Giải Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5 được biên soạn rất chi tiết, hướng dẫn các em phương pháp giải rõ ràng để các em hiểu được bài Tự lập nhanh nhất. Đồng thời qua giải GDCD lớp 6 trang 26 học sinh tự rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân mình để học tốt môn GDCD 6. Vậy sau đây là Giải GDCD 6 Bài 5: Tự lập sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
I. Khởi động GDCD 6 trang 23
– Những việc làm nào em có thể tự làm ở nhà, ở trường để thể hiện tính tự lập.
Gợi ý trả lời
– Những việc làm nào em có thể tự làm ở nhà, ở trường để thể hiện tính tự lập là:
- Quét nhà, lau nhà
- Tự học bài và làm bài tập về nhà
- Tưới cây, nhặt rau, nấu cơm
- Giặt quần áo, phơi và gấp quần áo
- Học bài ở trường
- Vứt rác đúng nơi quy định
- Vệ sinh lớp học.
II. Khám phá GDCD 6 trang 23, 24, 25
1. Sống tự lập
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
a) Những biểu hiện trên thể hiện tính cách gì?
b) Bản thân em đã tự làm được những việc nào trong những việc trên.?
c) Em hiểu thế nào là tự lập?
Gợi ý trả lời
a) Những biểu hiện trên thể hiện tính cách tự lập, tự làm được những việc phù hợp với lứa tuổi
(1) Học bài và làm bài tập
(2) Tự đi học
(3) Tưới cây, chăm sóc cây
(4) Gấp chăn màn
b) Bản thân em đã tự làm được tất cả những việc trên.
c) Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng, sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
2. Biểu hiện của tính tự lập
a) Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết biểu hiện của tính tự lập.
b) Hãy kẻ bảng vào vở rồi liệt kê các biểu hiện của tính tự lập và trái với tự lập theo mẫu.
Gợi ý trả lời
a) Biểu hiện của tính tự lập được thể hiện qua hình ảnh trên đó là:
– Tự lau nhà, dọn vệ sinh nhà cửa.
– Tự nấu cơm
– Tự giặt quần áo.
– Tự học bài, làm bài tập về nhà
b) Hãy kẻ bảng vào vở rồi liệt kê các biểu hiện của tính tự lập và trái với tự lập theo mẫu.
Gợi ý trả lời
a) Biểu hiện của tính tự lập được thể hiện qua hình ảnh trên đó là:
– Tự lau nhà, dọn vệ sinh nhà cửa.
– Tự nấu cơm
– Tự giặt quần áo.
– Tự học bài, làm bài tập về nhà
b) Các biểu hiện của tính tự lập và trái với tự lập
TT |
Lĩnh vực |
Biểu hiện của tự lập |
Biểu hiện trái với tự lập |
1 |
Trong sinh hoạt hàng ngày |
Tự làm các công việc: vệ sinh cá nhân, dọn nhà, nấu cơm, giặt quần áo, phụ giúp việc nhà với bố mẹ |
Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác Không làm việc nhà, tất cả việc nhà đều để bố mẹ làm |
2 |
Trong học tập |
Chủ động học tập, tự giác làm đầy đủ bài tập về nhà |
Không chăm chỉ học hành, không làm bài tập về nhà, không xem bài trước khi tới lớp Chép bài của bạn,… |
3 |
Trong lao động |
Luôn học hỏi, tiếp thu, chủ động làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tự giác tham gia vào các hoạt động lao động, vệ sinh của trường, tổ dân phố. |
Không tự giác làm việc, ỷ lại vào người khác |
3. Ý nghĩa của tính tự lập
a. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Long là học sinh giỏi môn Toán và các môn khác như Văn, Hoá, Sinh, Tiếng Anh. Năm lớp 12, Long đã đoạt giải nhất môn Toán trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Từ năm lớp 10, Long đã chủ động xin ba mẹ cho đi làm thêm ở một quán cà phê. Vì xót con, mẹ Long ngăn cản, sợ con đi làm gặp những tình huồng không hay.
Sau khi đã thuyết phục mẹ đồng ý, Long thấy mình có thời gian rảnh rỗi nên đi làm thêm để trải nghiệm. Nhờ đó, Long có một khoản tiền nho nhỏ mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không phải xin tiền ba mẹ.
Theo Long, tinh thân tự lập trong mỗi người rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn trẻ tự chủ, bản lĩnh trong cuộc sống, mà còn là cách để giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ.
a) Em có suy nghĩ gì qua thông tin trên?
b) Vì sao anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ?
c) Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
b. Thảo luận cùng các bạn về ý nghĩa của tự lập
– Đối với kết quả học tập và làm việc của bản thân.
– Đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Gợi ý trả lời
a. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
– Anh Long đã biết tự lập và phụ giúp ba mẹ bằng cách đi làm thêm khi có thời gian rảnh rỗi. Hành động đó của anh Long rất đúng, không chỉ giúp đỡ ba mẹ, mà anh còn có thể có nhiều trải nghiệm hơn.
– Nhờ đi làm thêm ở một quán cà phê nên anh Long có một khoản tiền nho nhỏ, tự chi tiêu cho bản thân. Anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ
– Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em không đồng ý với quan điểm đó. Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đúng hơn.
b. Thảo luận cùng các bạn về ý nghĩa của tự lập
– Tự lập giúp em/các bạn hoàn thành tốt được việc học của bản thân, đạt được kết quả tốt trong học tập.
– Tính tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, làm chủ được cuộc sống. Mỗi người trong gia đình và xã hội tự hoàn thành tốt được công việc của mình giúp hiệu quả công việc và xã hội ngày càng tốt và phát triển hơn.
III. Luyện tập GDCD 6 trang 25, 26
Câu 1
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
A.Tính tự lập không tự nhiên mà có.
B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sóng tự lập.
C. Học cách sóng tự lập đề trưởng thành.
D. Nên tự lập càng sớm càng tốt.
E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán.
Gợi ý trả lời
Em đồng tình với ý kiến: a, c, d
Em không đồng tình với ý kiến: e, b
Giải thích:
A. Tính tự lập không tự nhiên mà có. Em đồng tình vì ngay từ khi sinh ra chúng ta không có ngay tính tự lập mà do quá trình trưởng thành chúng ta được giáo dục, rèn luyện tính tự lập mới hình thành và tạo thành một đức tính.
B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. Em không đồng tình vì tự lập là đức tính mà ai cũng cần có.
C. Học cách sống tự lập để trưởng thành. Em đồng tình vì tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Qua đó giúp con người hoàn thiện và trưởng thành hơn
D. Nên tự lập càng sớm càng tốt. Em đồng tình vì tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình, không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán. Em không đồng tình vì tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
Câu 2
Em hãy kể lại những việc làm của bản thân không thể hiện tính tự lập trong cuộc sống và nêu cách khắc phục.
Gợi ý trả lời
Những việc làm của bản thân không thể hiện tính tự lập trong cuộc sống và nêu cách khắc phục
Thỉnh thoảng quên gấp chăn em khắc phụ bằng cách mỗi sáng thức dậy là phải nhớ gấp chăn màn luôn.
Quên tưới rau. Em khắc phục bằng cách đặt lịch hẹn trong điện thoại về ngày em cần tưới rau.
Câu 3
Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xơng bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng?
b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao?
c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?
Gợi ý trả lời
a)Theo em việc làm của Nam và Dũng là sai khi Dũng khiến cho bạn Nam không tự lập trong lúc làm bài.
b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập
c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập.
Câu 4
Hãy kể lại những hoạt động, việc làm thể hiện tính tự lập của các bạn trong lớp, trong trường mà em đã quan sát hoặc tham gia. Em học tập được điều gi khi quan sát và tham gia các hoạt động đó?
Gợi ý trả lời
Những hoạt động, việc làm thể hiện tính tự lập của các bạn trong lớp, trong trường mà em đã quan sát là: Trường, lớp phát động dọn vệ sinh ở khu phố gần đó.
IV. Vận dụng GDCD 6 trang 26
Câu 1
Hãy lập kể hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân theo bảng hướng dẫn dưới đây và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm:
TT | Thời điểm | Biểu hiện tự lập của em |
1 | Khi ở nhà | |
2 | Khi ở trường | |
3 | Khi đi du lịch, dã ngoại |
Gợi ý trả lời
TT |
Thời điểm |
Biểu hiện tự lập của em |
1 |
Khi ở nhà |
Chủ động dậy sớm rèn luyện thân thể, dọn nhà, giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà Tự giác làm bài tập, học thuộc bài ở nhà |
2 |
Khi ở trường |
Nghiêm túc học bài, tham gia tích cực các hoạt động của trường lớp. Tự giác lao động, bảo vệ môi trường… Tích cực tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội; |
3 |
Khi đi du lịch, dã ngoại |
Cùng các bạn tự chuẩn bị cho chuyến dã ngoại. Lên kế hoạch cho các trò chơi, các điểm đến. |
Câu 2
Em tham gia một trại hè trong 4 ngày, sống xa gia đình. Hãy viết nhật kí, liệt kê những công việc chuẩn bị của em trước chuyến đi, những việc em làm trong thời gian ở trại hè, thể hiện tính tự lập của em khi xa bố mẹ.
Gợi ý trả lời
Gợi ý 1
Chủ nhật tuần trước, lớp mình tổ chức một chuyến đi dã ngoại đến đảo Sơn Tinh camp. Chúng mình xuất phát từ lúc 5 giờ và phải mất 3 tiếng mới đến nơi. Trên đường đi, mọi người đều khá hồi hộp và háo hức. Hôm ấy, trời rất đẹp, không khí trong lành. Trên đảo có rất nhiều nhà sàn và xích đu. Chúng mình được phân công dựng lều. Sau đó, mình tham gia những trò chơi tập thể như mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê.. Các bạn đều rất hào hứng và thích thú. Một số bạn thua phải chịu phạt, làm mặt con bò rất buồn cười. Hôm ấy, cô giáo còn tổ chức sinh nhật cho một số bạn trong lớp. Đến trưa, đa số mọi người đều cảm thấy đói, chúng mình trở về lều, ăn những thức ăn đã được chuẩn bị sẵn từ hôm trước, sau đó, ngồi kể chuyện và ca hát, chụp ảnh chung. Buổi chiều, chúng mình được dạo biển bằng tàu thủy. Đây là lần đầu mình được trải nghiệm đi trên mặt nước, cảm giác vô cùng tuyệt vời. Đến 5 giờ, mọi người phải thu xếp hành lí để trở về, mình mua được một số món quà lưu niệm nhỏ. Trên đường đi, nhìn bóng hòn đảo xa dần, mình mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những chuyến dã ngoại lí thú như vầy.
Gợi ý 2
Đúng 6h30’ ô tô đã tới sân trường. Chúng mình lần lượt lên xe. Trước khi lên đường, các cô bật slide giới thiệu về Trại hè Ninh Bình. Chương trình thật hấp dẫn! Chúng mình còn đươc tặng một chiếc mũ Trại hè, đan bằng nan tre rất đặc biệt. Mình cảm thấy háo hức, chỉ muốn lên đường thật nhanh! Sau hơn 1 giờ đồng hồ xe cũng đến nơi. Thiên nhiên Ninh Bình thật tuyệt vời! Những dãy núi đá vôi, những hồ nước trong xanh tạo thành một khung cảnh thật nên thơ. Trang trại nhà cô Quỳnh Hoa thì thật tuyệt! Vừa bước vào cổng, chúng mình đã thấy một khu vườn rộng với nhiều cây sai trĩu quả như bưởi, mít, hồng bì…và một cái ao cá thật to. Sáng sớm, chúng mình cùng nhau chạy ra hồ tập thể dục. Sau đó, mình đã được tới thăm nông trường dứa. Chúng mình còn trò chuyện với bác Mạnh – một công nhân giàu kinh nghiệm của Nông trường. Bác đã giải đáp tất cả các câu hỏi của chúng mình. Nhà máy Đồng Giao kia rồi! Đó là nơi chế biến các loại nước ép và hoa quả đóng hộp như dứa, vải, chanh leo… Chú Thắng quản lý Nhà máy đã đưa chúng mình vào thăm từng khu sản xuất và chế biến. Chúng mình được quan sát từ nơi thu gom tới các dây chuyền máy móc ép nước quả và còn được xem các cô chú công nhân làm việc nữa. Khám phá Nông trại – mình biết thêm rất nhiều điều thú vị. Đầu tiên, mình vào thăm Trại dê. Trại dê nằm dưới chân núi, bao quanh là con đường mòn đầy hoa cỏ dại. Tới thăm Trại dê lúc 9 giờ sáng, cũng là lúc cả đàn Dê sắp được thả đi kiếm ăn. Chúng mình hồi hộp đứng ngoài cổng chuồng, chờ đến lúc đàn Dê được thả lên núi. Chúng mình tiếp tục đi thăm những con bò trong Nông trại. Thật tiếc là đàn bò hơn 50 con hôm nay đã được thả đi ăn từ sớm, nên chúng mình chỉ gặp những cô bò đang nuôi con và những chị bò đang có bầu vẫn đang kiếm ăn gần chuồng thôi. Bác Phượng – chủ Nông trại ra đón và trò chuyện với chúng mình. Sau đó, chúng mình tới thăm Trại nuôi Nhím, Cầy Hương, Gà Gô… Thật tiếc là khi chúng mình tới, bác chủ Nông trại đã cho đàn Hươu Sao “xuất chuồng” vì thế lần này chúng mình chưa được gặp Hươu. Tham gia Trại hè lần này, chúng mình đã khám phá được rất nhiều điều lý thú. Chắc chắn chúng mình sẽ có thật nhiều chuyện để kể với ông bà, bố mẹ! Một khu vui chơi thoáng mát trong Trang trại dành cho chúng mình. Có hai cái xích đu rất dễ thương làm bằng lốp xe ô tô, treo lủng lẳng dưới gốc cây bưởi và cây khế. Chúng mình tha hồ chơi dưới bóng mát của cây. Ở sân sau còn có một chiếc cầu khỉ. Tất cả đều do chính Bố Mẹ cô Quỳnh Hoa làm để đón chúng mình. Ông Bà còn làm cho chúng mình ba đôi cà kheo và chuẩn bị rất nhiều cần câu cá nữa. Thầy Tuấn hướng dẫn chúng mình cách câu. Không những thế, mẹ cô Quỳnh Hoa còn chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều đồ ăn nhẹ: Sinh tố Chanh leo, Chanh tươi, Vải thiều, Quất Hồng bì, Chè đỗ đen, Nước Mía, Khoai lang, Lạc luộc… Bà còn mua cho chúng mình một xô cua đồng và dạy chúng mình cách phân biệt cua đực, cua cái dựa vào Yếm cua. Chị Thu Hiền còn tổ chức cho chúng mình hội đua Cua, chọi Cua. Buổi chiều, chúng mình sang sân bóng đối diện Trang trại để chơi rất nhiều môn thể thao. Nhóm thì chơi đá bóng, nhóm chơi cầu lông, nhóm nhảy dây, nhóm thì đi hái hoa Đồng nội để trang trí Trại… Mình đã chơi thật vui! Chúng mình còn tham gia các hoạt động sáng tạo như trang trí Trại, làm Tranh tập thể… Chúng mình được chia làm 3 nhóm vì thế sẽ có 3 trại được trang trí với 3 chủ đề: Trại Bò Nâu, Trại Dê Núi, Trại Hươu Sao. Bạn nào cũng muốn trại của mình đẹp nhất, nên ai cũng cố gắng sáng tạo ra nhiều cách trang trí mới mẻ, hấp dẫn. Trại hè đã tạo môi trường giúp mình tự tin khám phá bản thân, hoàn thiện kĩ năng sống, tự lập và hòa đồng cùng tập thể. Mình biết tự chuẩn bị cơm ăn, tự giác vệ sinh cá nhân. Hoạt động nhiều, mình còn biết tự thay quần áo mỗi khi ra nhiều mồ hôi. Đến với Trại hè Ninh Bình, mình đã biết hòa đồng, biết chia sẻ, cùng nhau tham gia mọi hoạt động vui chơi, trang trí Trại, biểu diễn văn nghệ, nhảy múa quanh lửa trại và ngắm sao… Khi bạn Tiến Đạt bị mệt, mình còn biết chăm sóc bạn, mang nước và quạt cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 6 Bài 5: Tự lập Giáo dục công dân lớp 6 trang 23 sách Cánh diều tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.