Bạn đang xem bài viết Smartwatch có những hệ điều hành nào? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có rất nhiều thương hiệu và mẫu mã smartwatch trên thị trường, đi cùng với đó là sự đa dạng của hệ điều hành trên đồng hồ thông minh. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tham khảo smartwatch có những hệ điều hành phổ biến nào qua bài viết dưới đây nhé.
Wear OS
Wear OS là hệ điều hành mới dành cho đồng hồ thông minh được Google phát triển, đây là hệ điều hành dùng để thay thế cho nền tảng Android Wear trước đó.
Ưu điểm:
- Tùy biến đa dạng: Giống Android trên smartphone, Wear OS có nhiều phiên bản tùy biến từ các nhà sản xuất smartwatch khác nhau, phù hợp với từng sản phẩm của họ.
- Kho ứng dụng rộng lớn: Nhờ kế thừa được nền tảng lớn Android, Wear OS sở hữu kho ứng dụng vô cùng phong phú, vượt xa các đối thủ.
Nhược điểm: Không mượt mà, tối ưu vì được trang bị trên nhiều loại smartwatch khác nhau nên Wear OS không thể tối ưu với tất cả chúng, nhìn chung smartwatch chạy vẫn không mượt mà và cho tốc độ nhanh như các sản phẩm Tizen của Samsung, hay WatchOS của Apple.
WatchOS
WatchOS là hệ điều hành được Apple phát triển riêng cho đồng hồ Apple Watch. Đây được xem là hệ điều hành đầu tiên giúp smartwatch (Apple Watch) có thể hoạt động độc lập với một chiếc smartphone (iPhone).
Ưu điểm:
- Tốc độ nhanh: WatchOS tối ưu hiệu suất rất tốt, nhờ nền tảng ổn định cùng các thao tác đơn giản, trực quan. Nhờ vậy trải nghiệm trên những chiếc Apple Watch luôn mượt mà, nhanh nhạy, tạo sự thoải mái tối đa cho người dùng.
- Theo dõi sức khỏe hiệu quả: Vốn được Apple thiết kế tập trung vào những tính năng theo dõi sức khỏe, bộ ứng dụng tập luyện thể thao, theo dõi thể trạng,… có chất lượng, độ hữu ích rất cao. Đặc biệt, theo dõi nhịp tim là một trong những tính năng được đánh giá tốt nhất.
- Trợ lý ảo Siri độc lập: Với WatchOS bạn có thể gọi Siri ngay trên chiếc Apple Watch mà chẳng cần có iPhone bên cạnh.
Nhược điểm: WatchOS chỉ kết nối được với những chiếc iPhone của hãng, những điện thoại Android hay bất cứ nền tảng nào khác đều không được hỗ trợ.
Tizen OS
Tizen OS là hệ điều hành mã nguồn mở, do Samsung phát triển và được sử dụng trên nhiều thiết bị của hãng như smart TV, smartphone và phổ biến nhất là những mẫu smartwatch Galaxy.
Ưu điểm:
- Tương thích tốt: Tizen OS tương thích tốt với phần lớn smartphone Android và những mẫu iPhone trên thị trường.
- Giao diện đơn giản, mượt mà: Sử dụng trực quan với những thao tác xoay cạnh viền cùng giao diện đơn giản giúp trải nghiệm trên Tizen OS luôn nhanh chóng và mượt mà.
Nhược điểm: Nguồn phát triển vẫn chủ yếu đến từ Samsung nên số lượng ứng dụng khá hạn hẹp, tuy nhiên chất lượng, độ hữu ích của chúng rất tốt, có rất ít ứng dụng rác ở nền tảng này.
LiteOS
LiteOS là hệ điều hành dành cho các thiết bị IoT thông minh (vạn vật kết nối) được Huawei giới thiệu và phát triển từ năm 2015. Hệ điều hành này được sử dụng cho nhiều nền tảng bao gồm các thiết bị nhà thông minh hay phổ biến hơn là trên những chiếc smartwatch Huawei.
Ưu điểm:
- Kích thước nhỏ, tốc độ nhanh: LiteOS có kích thước nhân rất nhỏ, chỉ vài KB, nhờ vậy hiệu suất và tốc độ trên smartwatch chạy nền tảng này luôn được đảm bảo ở mức cao nhất, nhanh nhất.
- Đa kết nối: LiteOS hỗ trợ kết nối nhiều nền tảng như WiFi, Ethernet, NB IoT,… cùng nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây tiện lợi.
- Tương thích cao: LiteOS cung cấp khả năng tương thích tốt với cả hai nền tảng iOS và Android, nhờ vậy giúp smartwatch ít kén người dùng hơn.
Nhược điểm: LiteOS mới được phát triển và phụ thuộc vào sự hỗ trợ đơn lẻ của Huawei, vì vậy kho ứng dụng và các dịch vụ đi kèm LiteOS còn rất hạn chế, cũng như lượng smartwatch chạy nền tảng này không nhiều.
HarmonyOS
HarmonyOS là hệ điều hành nội bộ của Huawei đã được phát triển từ năm 2012. HarmonyOS đã được tung ra ở phiên bản đầu tiên nhưng chỉ dành cho các thiết bị như màn hình thông minh, TV,…
Lần ra mắt này ở phiên bản 2.0 mới, chính thức chạy được trên smartphone, tablet và smartwatch được ra mắt trong một sự kiện diễn ra vào ngày 02/06/2021.
Ưu điểm:
- Hoạt động dựa trên kiến trúc vi nhân – microkernel: Giúp cho hệ điều hành có thể hoạt động trên nhiều phần cứng khác nhau nhưng vẫn giữ được sự hiệu quả cần thiết.
- Tốc độ xử lý được cải thiện nhanh hơn đến 60% so với hệ điều hành khác. Sử dụng cửa hàng ứng dụng riêng để không gây ảnh hưởng đến những trải nghiệm của người dùng.
- An toàn về bảo mật: HarmonyOS 2 đã được trao chứng nhận EAL 4+ về bảo mật thông tin, cũng như chứng nhận bảo mật micorkernal CC EAL 5+.
- Hiển thị đa màn hình: Giúp người dùng thuận tiện chia sẻ tầm nhìn của bạn với người khác và phác thảo thiết kế bằng Huawei Pen.
Nhược điểm: Kho ứng dụng mà hãng cung cấp, không được sự đa dạng cần thiết như trên CH Play của Android.
Zepp OS
Hệ điều hành Zepp OS sử dụng thay thế cho hệ điều hành Amazfit OS của Huami, được phát triển với giao diện tối ưu hơn, menu và các ứng dụng rõ ràng đem đến cho người dùng cảm giác tự nhiên, hình ảnh mượt mà, rõ nét.
Ưu điểm:
- Mang đến khả năng tiết kiệm điện tốt với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn 65% so với hệ điều hành Amazfit OS, nhưng lại có hiệu năng cao, thời lượng sử dụng pin dài.
- Thiết kế giao diện cải tiến hơn phiên bản tiền nhiệm, chạy ở hơn 60 FPS, đem đến cho bạn trải nghiệm hình ảnh động mượt mà.
- Hỗ trợ mô-đun 4G/5G, Wi-Fi, giao thức mạng TCP/IP tích hợp mang sự tiện lợi tối đa.
Nhược điểm: Zepp OS chỉ hỗ trợ các ứng dụng dịch vụ đám mây và internet cho âm nhạc, lệnh thoại, thể dục như NetEase Music, Spotify, Alexa, Joyrun hoặc Strava và không cho phép tải các ứng dụng từ Play Store.
One UI Watch
One IU Watch 4.5 là hệ điều hành mới toanh của nhà Samsung sắp được ra mắt. Hệ điều hành này được phát triển dựa trên hệ điều hành Google Wear OS 3.5 và được nâng cấp thêm nhiều tính năng hay ho hơn hỗ trợ người dùng.
Ưu điểm:
- Đồng bộ hóa ứng dụng trên nhiều thiết bị và cài đặt ứng dụng tự động các phiên bản mới nhất được tải xuống trên điện thoại.
- Kiểm soát những thiết bị được kết nối giúp bạn dễ dàng điều khiển các thiết bị.
- Cài đặt điều chỉnh thời lượng chạm màn hình, tùy chọn bỏ qua các lần chạm lặp lại.
- Sử dụng nút màn hình chính để khởi chạy các tính năng thường được sử dụng nhất của bạn. Cùng nhiều tùy chọn tùy biến như: mục yêu thích, mục sức khỏe,…
Nhược điểm: Không tương thích với iPhone và chỉ dùng các thiết bị Android 6.0 trở lên, khi dùng cũng có thể phải đối mặt với một vài hạn chế vì giao diện không đặc sắc do phải phụ thuộc vào google và các dòng smartwatch cũ chưa được nâng cấp lên hệ điều hành này.
Bài viết đã cung cấp thông tin đến bạn về những hệ điều hành phổ biến trên smartwatch hiện nay. Nếu còn bất kì thắc mắc nào bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được chúng mình giải đáp nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Smartwatch có những hệ điều hành nào? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.