Bạn đang xem bài viết Ngành Thiết kế đô thị là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những năm gần đây, sự bùng nổ dân số và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã tạo nên “cơn khát” bất động sản. Bên cạnh đó, những trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn hoặc các địa điểm giải trí cũng “mọc lên như nấm sau mưa”. Chính xu hướng này đã tạo nên nhu cầu quy hoạch đô thị một cách bài bản và chuyên nghiệp. Vậy thì, ngành Thiết kế đô thị là học gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Thiết kế đô thị là học gì?
Thiết kế đô thị cụ thể hóa nội dung của quy hoạch tổng quan và quy hoạch chi tiết trong xây dựng đô thị. Đây còn là hoạt động tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình; bố cục không gian, tạo cảnh quan và trang trí không gian đô thị. Một khu vực đô thị cần được thiết kế với tiêu chí đảm bảo mỹ quan đô thị và tạo điều kiện tốt cho các hoạt động thường ngày của người dân. Chính vì thế, ngành này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nhằm sắp xếp các công trình kiến trúc cũng như sử dụng các không gian trống của đô thị một cách hiệu quả nhất.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành thiết kế đô thị là gì?
Thiết kế đô thị là sự kết hợp giữa kiến trúc và cảnh quan đô thị. Vì thế, ngành này thường xét tuyển bằng các khối V. Cụ thể như sau:
- Khối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật
- Khối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật
Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?
Các cơ sở đào tạo thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 22 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường ở mức 15 điểm. Bên cạnh đó, các thí sinh nên lưu ý những tiêu chí xét tuyển thẳng vào ngành này:
- Thí sinh đạt đủ điều kiện tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
- Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp (cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên)
- Thí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường THPT chuyên, năng khiếu trên cả nước
Các trường nào đào tạo ngành Thiết kế đô thị?
Đây là một ngành học cần thiết cho việc ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Sinh viên ngành này cần được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên sâu để có đủ nền tảng trong quá trình làm việc sau này. Vì vậy, hiện nay chỉ có duy nhất một trường đại học có chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Thiết kế đô thị, bạn sẽ cần có những tố chất sau:
- Có óc thẩm mỹ và khả năng vẽ tốt
- Có óc sáng tạo và tư duy nghệ thuật
- Đam mê, nhiệt huyết với nghề
- Luôn tìm tòi và học hỏi
- Khả năng chịu áp lực cao
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình
- Có khả năng giao tiếp
- Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
- Có ý thức trách nhiệm cao
- Có tầm nhìn xa trông rộng
- Năng lực ngoại ngữ tốt
- Thành thạo tin học văn phòng
Học ngành Thiết kế đô thị cần giỏi môn gì?
Đây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử yêu thích ngành Thiết kế đô thị trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành này. Ngoài ra, các môn khác cũng không kém phần quan trọng bởi lĩnh vực thuộc ngành kiến trúc này cũng yêu cầu khả năng tư duy logic (các môn KHTN), khả năng giao tiếp và làm việc nhóm (Ngữ Văn), khả năng đọc hiểu tài liệu nước ngoài (các môn Ngoại Ngữ). Nếu bạn yêu thích ngành này và không tự tin với các môn học trên, bạn có thể lựa chọn hình thức xét tuyển bằng học bạ THPT.
Cơ hội việc làm của ngành Thiết kế đô thị như thế nào?
Nếu những yêu cầu khắt khe và đầu vào “xa vời vợi” của ngành này khiến bạn nản lòng, thì cơ hội việc làm sau khi ra trường sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ. Những gì bạn nhận lại sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Ngành này mang đến cho bạn thị trường việc làm rộng mở cùng với mức lương béo bở. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu những vị trí bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp nhé:
- Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị
- Chuyên viên quản lý đô thị
- Kiến trúc sư cảnh quan đô thị
- Giảng viên
Mức lương ngành Thiết kế đô thị như thế nào?
Đi cùng với cơ hội việc làm đa dạng và phong phú của ngành này là mức thu nhập khủng không kém bất cứ ngành nghề nào. Nếu như bạn không ngừng nâng cao năng lực làm việc và khả năng sử dụng ngoại ngữ, thu nhập của bạn có thể tăng nhiều lần so với giai đoạn mới tốt nghiệp. Sau đây là mức lương tham khảo của một số vị trí trong ngành:
- Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị – 30 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên quản lý đô thị – 12 triệu đồng/tháng
- Kiến trúc sư cảnh quan đô thị – 35 triệu đồng/tháng
- Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
Kết luận
Có thể nói, kiến trúc sư là những người vừa sáng tạo vừa cẩn thận để có thể đưa ra bản thiết kế hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, cho dù bạn không có cả 2 đức tính trên từ đầu, bạn vẫn có thể theo đuổi ngành Thiết kế đô thị. Nếu bạn thực sự có đam mê, bạn có thể tìm cách khai thác đồng thời sự lãng mạn và tính thực tế bên trong bạn qua quá trình học tập và làm việc. Đừng quá lo lắng về những điều như năng khiếu bẩm sinh, vì bạn có thể học được mọi thứ bạn muốn nếu như bạn có đủ quyết tâm theo đuổi. Chúc bạn sẽ có được một quyết định đúng đắn cho bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Thiết kế đô thị là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-do-thi