Bạn đang xem bài viết Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn, xin giới thiệu đến tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.
Để giúp cho tất cả mọi người có thêm nhiều kiến thức về văn giải thích lớp 7, sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp.
Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp – Mẫu 1
Có lẽ rằng trong mỗi chúng ta thường nghe câu “an cư lạc nghiệp”, ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở. Và đây cũng chính là một lời nhắc nhở hay một kế hoạch để an tâm. Lý do là bởi vì một khi đời sống gia đình ổn định thì tất cả thời gian và tâm huyết thì chắc chắn cũng sẽ tạo lập được dành cho công việc làm ăn.
Ta có thể biết được rằng từ “An cư” lâu nay thì người ta vẫn thường thường chỉ nơi cư trú của thế xác là những ngôi nhà. Quả thật rằng với mỗi người đều cần một ngôi nhà mới yên tâm. Và trong khi đó ta mới ổn định và cũng mới thoát khỏi cảnh nay đây mai đó ở trọ được. Nhận thấy điều này thấy rất rõ chính trong thời bao cấp xưa kia của dân tộc ta. Khi vào thời đó hộ khẩu cư trú là một mối lo quá lớn đối với chính mỗi người dân, hộ khẩu cư trú nó được biết đến chính là điều đầu tiên quan trọng và cần thiết nhất để có thể gây dựng được một cuộc sống ổn định nhất cho con người. Khi mỗi chúng ta như đã “An cư” rồi thì cần “Lạc nghiệp”.
“Lạc nghiệp” là gì? Khi con người mà nói đến “lạc nghiệp tức là khi có nghiệp thì mới lạc, và dường như mới được sung sướng. Đã rất nhiều khi ta đi làm chỉ với mục tiêu duy nhất là kiếm tiền thậm chí là thật nhiều tiền, chứ chưa phải xây dựng sự nghiệp thật vững chắc cho mình. Không chỉ có vậy, thực tế trong xã hội hiện đại ngày nay thì đã có rất nhiều người vì đồng tiền trước mắt, mà dường như cũng đã liên tục thay đổi công việc với những mức lương cao hơn và quên đi việc chăm lo xây dựng sự nghiệp. Chính bản thân học dường như cũng đã quên những thú vui khi được làm việc. Mỗi một người họ dường như cũng không hề quan tâm tới năng khiếu bản thân, thậm chí họ như đã quên đi mất con người thật của mình và đánh mất chính bản thân mình bất cứ lúc nào. Đã có rất nhiều người có mức thu nhập rất cao và họ cũng chỉ mong có vậy mà thôi. Nhưng đó liệu có phải là điều mong muốn của tất cả chúng ta hay không? Rồi ta không khỏi bàng hoàng khi thấy được thực tế có nhiều phát ngôn như “Nhiều tiền để làm gì? Siêu xe để làm gì?, Nhà cao cửa rộng để làm gì?… mà ngay cả hạnh phúc giản đơn họ cũng không có được.
Ta như thấy được rằng tất cả những điều đó đều nhằm một mục đích cuối cùng là để an tâm và vui sướng. Nhưng, dường như mỗi chúng ta không biết rằng cái vui sướng nhất là cái vui khi được làm việc đúng năng khiếu, và được làm việc với đúng đam mê, và đó là những công việc với đúng sứ mệnh của mình. Chỉ có điều đó thì mới có thể giúp ta có cảm giác sung sướng lâu dài và bền vững mà thôi. Mà hơn hết ta như thêm có tình yêu trong công việc vậy. Quả thật rằng tiền bạc mới chỉ là tạo tiền đề để sung sướng và thường đó chỉ là cảm xúc tức thời mà thôi. Và chắc chắn rằng những cái sướng tức thời không sung mãn,không kéo dài, nhiều khi còn để lại hậu quả xấu. Các bậc tiền nhân xưa kia cũng đã từng nói “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Con người mỗi chúng ta dường như cũng không thể sống với những sung sướng hạnh phúc tức thời như vậy mà cái ta luôn hướng đến là cảm giác sung sướng và đó cũng chính là những sự hạnh phúc liên tục, lâu dài. Có lẽ, chính vì vậy, câu chuyện “An cư” ngoài ý nghĩa có một nơi cư trú cho thể xác, mà hơn hết thì con người cũng còn cần một nơi cư trú cho tâm hồn mình. Quả thật nhiều khi cái xác đã có nơi cư trú nhưng cái tâm vẫn chưa được an vì chưa tìm ra cái mệnh của mình để mà trú ngụ. Đặc biệt hơn để có thể mà phấn đấu suốt đời. “An cư” lúc này đây lại như cần được hiểu theo nghĩa tâm linh, đó là tìm được nơi cư trú cho linh hồn. Và có thể nói rằng chính nơi cư trú cho tâm hồn của chúng ta chính là “sứ mệnh” cùng với đó là những “giá trị cốt lõi” của ta. Khi bản thân mỗi chúng ta tìm ra sứ mệnh của mình, điều này cũng sẽ giúp cho mỗi chúng ta như có thể tìm ra được ý nghĩa đích thực của bản thân, ta biết mình làm gì để gia tăng giá trị cho cuộc sống. Hơn nữa chúng ta mới có thể mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, cho xã hội đồng thơi ta như thấy được rằng chính những lúc ấy chúng ta mới thực sự tìm được nơi cư trú cho tâm hồn mình. Chắc chắn những điều đó dường như cũng sẽ giúp cho chúng ta thấy được những bình an. Còn đối với “An cư” cao nhất là an mệnh. Khi đã có thể tìm được sứ mệnh cho mình. Khi đó bản thân của chính chúng ta sẽ an tâm làm việc, và dường như những lúc ấy sự an vui mới là đích thực nhất ta mới có thể ổn định suốt đời và mãi mãi an vui.
“An cư – Lạc nghiệp” là một câu tục ngữ thật đặc sắc, câu tục ngữ dường như cũng như việc chúng ta khám phá ra sứ mệnh. Ngoài ra đó cũng chính là tài năng của mình và khẳng định sự nghiệp của mình, và có lẽ rằng khi đó ta sẽ đạt được hạnh phúc và thành công đích thực. Mỗi người chúng ta “an cư lạc nghiệp” cũng chính là việc ta có ngôi nhà vững chắc cũng như thật là an lành cho chính con người mình. Khi đã ăn cư được thì mỗi người cũng sẽ làm ăn phát tài, thăng quan tiến chức, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp – Mẫu 2
Một trong những quan niệm sống đúng đắn và ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta khẳng định về mối quan hệ giữa cuộc sống và sự nghiệp chính là câu tục ngữ “An cư lạc nghiệp”, trong lịch sử đất nước, vua Lý Công Uẩn cũng vì mục đích an cư lạc nghiệp mới dời kinh đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Câu tục ngữ đã khẳng định tầm quan trọng của việc an cư cũng như mối quan hệ giữa an cư và lạc nghiệp trong cuộc đời mỗi con người.
“An cư lạc nghiệp” mới nghe qua có thể hình dung ra một cuộc sống thanh bình, yên ổn và thịnh vượng mà con người muôn đời hướng đến, tuy nhiên khi nghiền ngẫm thật kỹ từng khía cạnh ta mới thấu rõ được giá trị của câu nói. Câu nói đề cập tới hai khía cạnh quan trọng nhất của cuộc đời con người, chính là an cư và lạc nghiệp. “An cư” được hiểu là nơi cư trú an toàn mang tính ổn định lâu dài, đó có thể là một ngôi nhà để trú mưa trú nắng, một mái ấm gia đình để có động lực và chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống, hay đơn giản là một nơi thuận tiện, phù hợp với hoàn cảnh sinh sống của mình. Nơi được gọi là an cư sẽ là nơi đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu, tất yếu của cuộc sống sinh hoạt con người, con người tìm được nơi an cư là tìm được nơi để sinh sống thoải mái, ổn định để lo những việc khác của cuộc sống. “Lạc nghiệp” là sự gây dựng sự nghiệp, có được sự nghiệp tốt, tìm được niềm vui trong sự nghiệp của mình, lạc nghiệp cũng có nghĩa là có được một cuộc sống sung túc, an lạc. Giữa “an cư” và “lạc nghiệp” tưởng chừng như hoàn toàn tách biệt với nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ rất khăng khít, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.
Người ta thường nói có an cư thì mới có lạc nghiệp, quả thực đúng như vậy, chỉ khi con người ta lo được những vấn đề thiết yếu nhất của cuộc sống như nơi ở, chốn ăn, chỗ nghỉ mới có thể nghĩ đến việc tạo dựng sự nghiệp. Khi chưa an cư, có nghĩa là cuộc sống còn nay đây mai đó, từng ngày lo chỗ ăn nghỉ thì không thể tập trung làm việc, công việc có làm cũng không hiệu quả dẫn tới sự nghiệp còn xa vời và mờ nhạt. Chỉ khi có một nơi ở ổn định, hoàn toàn yên tâm về những vấn đề sinh hoạt của cuộc sống, người ta mới có thể bắt tay vào công việc, dồn hết sự tập trung vào công việc của mình. Nơi an cư rất quan trọng đối với người muốn có sự nghiệp, bởi không chỉ là nơi trú ngụ mà đó còn là bến đỗ dừng chân sau những lo toan, mệt mỏi và buồn phiền của cuộc sống. Mái ấm gia đình là một ví dụ điển hình về an cư, gia đình sẽ là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của ta, cho ta sự che chở và cảm thông chia sẻ, là nguồn động viên và động lực để ta tiếp tục sự nghiệp, mới có được sự nghiệp thành công viên mãn.
Tuy nhiên, cũng phải để ý đến khía cạnh “lạc nghiệp”, có làm công việc theo đúng khả năng và mục đích của mình thì cuộc sống an cư mới có ý nghĩa, khi đã an cư ta phải tìm kiếm công việc, hướng đến xây dựng sự nghiệp, đó mới thực sự là an cư bền vững. Bởi nếu an cư mà không hướng đến sự nghiệp thì khó để duy trì cuộc sống an cư đó được lâu bền, con người cần phải lao động để lo cho những hoạt động sống, có lao động không ngừng mới tích lũy được nhiều, xây dựng cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc. Chỉ khi không phải lo toan đến cơm áo gạo tiền, người ta mới tìm đến được sự an lạc, đó cũng chính là mục đích của an cư lạc nghiệp. Trong thời đại ngày nay, tiêu chuẩn về nơi an cư được đơn giản hóa đi rất nhiều, điển hình như những người sống mưu sinh ở những thành phố lớn, họ chỉ cần một căn phòng trọ có thể che mưa, che nắng, có chỗ nghỉ ngơi là có thể yên tâm làm việc. An cư có thể linh hoạt miễn sao con người ta có thể tiếp tục theo đuổi công việc, ước mơ và sự nghiệp của mình, đó chính là sự thích nghi cao độ của con người đối với hoàn cảnh và sự phát triển của xã hội. An cư “tạm thời” để “lạc nghiệp” và khi đã lạc nghiệp rồi sẽ “an cư” ổn định.
Có thể nói, câu tục ngữ “An cư lạc nghiệp” như một kế hoạch, chiến lược và định hướng của cuộc đời mỗi người, giá trị của câu tục ngữ vẫn luôn giữ nguyên vẹn trong mọi hoàn cảnh thời đại, là một trong những lý tưởng sống mà con người nên cố gắng đạt được.
Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp – Mẫu 3
Trong cuộc sống mỗi người luôn mong muốn bản thân và gia đình có nơi ăn chốn ở và công việc ổn định, thậm chí đó còn là mục tiêu phấn đấu của cả đời người. Sự nghiệp thành công hay công việc ổn định, phát triển thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó chính là “an cư”, ông cha ta có câu “An cư lạc nghiệp” chính vì lẽ đó.
Trước hết chúng ta cần hiểu hai yếu tố “an cư” và “lạc nghiệp” là gì? Cư là nơi cư trú, nơi ở của mỗi người mà “an cư” nghĩa là có nơi ở ổn định. Trong cuộc đời mỗi người luôn mong muốn bản thân mình có một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của chính mình để không phải chịu cảnh nay đây, mai đó và phụ thuộc vào người khác. Ngôi nhà là tổ ấm, là chỗ dựa, nền móng cho sự phát triển của mỗi thành viên trong gia đình. Là nơi mà chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Có thể nói không đâu bằng nhà của chính mình. Tại đó chúng ta mới có thể thả lỏng bản thân và sống đúng với bản thân mình. Tại các thành phố lớn thì nơi ở luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người lao động. Có rất nhiều người phải chịu cảnh ở trọ, chung đụng, gò bó và không ổn định. Để tìm được một nơi ở dù cho là ở trọ mà phù hợp với bản thân về cả yêu cầu lẫn kinh tế thì không phải là một điều dễ dàng. Rất nhiều người phải chịu cảnh nay đây mai đó không yên ổn, như vậy làm sao có thời gian và sự chuyên tâm với công việc.
Có nơi ở ổn định thì mới “lạc nghiệp” được. “Lạc nghiệp” là sự phát triển trong sự nghiệp, vui vẻ trong công việc. Nhiều người đến với công việc thường không coi nó là sự nghiệp cho mình mà chỉ là đơn giản để kiếm tiền, thậm chí là để kiếm thật nhiều tiền. Lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề không hề có tiêu biểu như việc nhiều người đang làm việc này nhưng lại luôn tìm kiếm những việc khác có lương cao hơn, hay thậm chí bỏ nghề thuộc phạm vi chuyên môn của mình để đến với một việc không liên quan đến chuyên môn của bản thân chỉ vì lương cao hơn. Khi nơi ăn chốn ở chưa ổn định khiến mỗi người luôn có những lo lắng làm sao để ổn định, cần bao nhiêu tiền để có ngôi nhà cho riêng mình. Tất cả những lo toan, suy nghĩ về chuyện thường ngày về nhà cửa, con cái khiến nhiều người thường bỏ bê, thiếu tâm huyết với công việc.
Có thể nói rằng “an cư” và “lạc nghiệp” có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, tác động lên nhau. “An cư” ngoài ý nghĩa có một nơi cư trú ổn định hay một ngôi nhà của riêng mình thì đó còn là nơi cư trú của tâm hồn mình. Tâm hồn mỗi người sẽ luôn lưu lại nơi chúng ta thoải mái nhất, nơi định cư lâu dài. Chúng ta có một ngôi nhà nhỏ, chứa đựng một tổ ấm nhỏ đó sẽ là động lực cho ta có sức mạnh để hoàn thành công việc mỗi ngày. Khi con người ta đã ổn định về cả gia đình và nơi ở người ta thường hướng đến sự an bình mà lánh đi sóng gió, yên tâm phát triển sự nghiệp đã định hướng mà không muốn thử thách, đương đầu hay đổi mới công việc gì nữa. Khi ấy người ta cũng không hướng tới công việc có lương cao, có nhiều ưu đãi mà người ta hướng đến sự nghiệp ổn định, sự vui thích trong công việc để không chỉ ở nhà mà ngay cả trong công việc cũng có niềm vui. Bởi tiền bạc không phải tất cả, khi ổn định thì tất cả những giàu có, xa hoa cũng chỉ là phù phiếm bởi nó sẽ không mua được niềm vui, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ “An cư lạc nghiệp” quả thật là cái nhìn rất chân thực về cuộc sống và mục đích hướng tới của mỗi người. Trong cuộc sống tiền bạc không phải là tất cả mà là hạnh phúc và sự an ổn. “An cư” thì mới “lạc nghiệp” mới có thể kiếm tìm được hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp – Mẫu 4
Trong cuộc sống , ai cũng muốn có cho mình một nơi ở tốt, một công việc ổn định . Nói đến cách sống, cách ăn, cách ở của mỗi con người, ông cha ta đã có câu “An cư lạc nghiệp”. Câu tục ngữ có hai vế, “an cư” và “lạc nghiệp”, trong đó “an cư” ở đây ý chỉ sự yên ổn, có một nơi ở ổn định, thuận lợi mà không phải lo nghĩ nhiều, còn “lạc nghiệp” tức là những niềm vui, thành công, phát triển trong công việc, sự nghiệp. Qua câu tục ngữ trê, tưởng từng như hai vế câu không liên quan nhưng thực chất lại có mối quan hệ nhân quả. Khi con người ta có một chỗ ở, không gian, nơi trú ngụ ổn định, thoải mái thì sự nghiệp, mọi công việc, hoạt động của họ ắt sẽ phát triển, đạt được thành quả, thuận lợi như mong muốn. Thật vậy, một nơi ở, một ngôi nhà luôn là nơi để con người ta tận hưởng, giải tỏa mọi cảm xúc về tinh thần sau khi trải qua những giây phút căng thẳng, mệt mỏi, đó là nơi con người được nuôi dưỡng, giải trí, là nền tảng cho sự phát triển. Hay một phòng làm việc là nơi để mỗi người ngồi và hoàn thành công việc của mình. . Khi con người ta có một nền tảng cảm xúc tốt, thoải mái về tinh thần, nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn được đầu óc thì chắc chắn khi bắt tay vào công việc, họ sẽ đạt được năng suất công việc cao nhất, hoàn thành tốt công việc của mình trong một tâm trạng thoải mái, có một cảm hứng, động lực để làm việc. Đôi khi, nhiều người cho rằng, ngoại cảnh và công việc không liên quan đến nhau nhưng thực chất không phải như vậy, chúng liên quan mật thiết đến nhau hơn ta nghĩ. Khi ta đã”an cư”, ta sẽ không phải lo lắng, bận tâm và có thể dành mọi sức lực, sự chuyên tâm cho công việc, hơn là những người chưa có nơi ở ổn định, phải lo nghĩ về kinh tế, xoay sở để có một ngôi nhà, một nơi làm việc thuận tiện của chính mình. Câu tục ngữ tưởng chừng như nói về một vấn đề khá đơn giản trong đời sống nhưng lại quan trọng không kém. Mỗi người chúng ta từ đó cần không ngừng nỗ lực trong cuộc sống và công việc để có thể tìm được cho mình một nơi ăn chốn ở phù hợp, ổn định. Và tất nhiên “an cư” cũng một phần có nghĩa là gia đình yên ấm, mối quan hệ xung quanh an ổn,… thì công việc cũng vì thế mới không bị chi phối bởi cảm xúc, tâm trạng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Câu tục ngữ của ông cha ta thật đúng đắn làm sao, nó giống như một kim chỉ nam dành cho thế hệ trẻ hôm nay cần nỗ lực và phát huy hết mình trong cuộc sống để đạt được thành công trong sự nghiệp sau này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.