Bạn đang xem bài viết Top 25 cách trả lời phỏng vấn xin việc nhất định bạn phải biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu như bạn sắp tham gia buổi phỏng vấn và bạn không muốn có bất kỳ sai sót nào xảy ra. Thì bạn cần nên tham khảo các cách trả lời phỏng vấn sao cho thông minh, khéo léo nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Lợi ích của việc chuẩn bị trước câu trả lời phỏng vấn
– Tạo tâm thế tự tin trước buổi phỏng vấn: khi bạn đã có sự chuẩn bị trước, bạn sẽ luôn có phong thái tự tin với mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy bạn là một người có thái độ làm việc tốt, chuyên nghiệp.
– Trả lời câu hỏi tuyển dụng một cách lưu loát, tự tin: nếu như bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ có thể trả lời lưu loát mà nhà tuyển dụng đặt ra. Đây là một yếu tố lớn để nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn.
– Ghi điểm với nhà tuyển dụng: với một người luôn có thần thái tự tin, bản lĩnh thì chắc chắn nhà tuyển dụng nào cũng thích. Từ đó bạn sẽ có cơ hội cao hơn để chiếm được vị trí mà họ tuyển dụng.
Tìm việc làm, tuyển dụng nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Đào Tạo (Kỹ năng mềm, Kiến thức, Coaching, Văn hóa cty)
– Nhân viên phòng Lao động Tiền lương (Mảng BHXH)
– Thực tập sinh Nhân Sự
2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân phổ biến
Câu 1: Giới thiệu về bản thân bạn?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ một phần nào đó hiểu hơn về bạn. Họ sẽ đánh giá xem liệu bạn có phù hợp với công ty cũng như là vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay không. Bạn có thể trả lời câu hỏi này bằng các thông tin như họ tên, kinh nghiệm làm việc, chuyên môn và sở trường của mình.
Câu 2: Ba từ để nói về bản thân bạn?
Câu hỏi này cũng thường được hỏi nhiều trong các cuộc phỏng vấn xin việc. Với câu hỏi này thì bạn cần nên trả lời một cách trung thực, hãy tự nhìn nhận và đánh giá bản thân mình. Ngoài ra bạn cũng có thể đưa ra câu trả lời từ những gì mà bạn bè, người thân đánh giá về bạn.
Câu 3: Điểm mạnh/ điểm yếu của bạn là gì?
Khi được hỏi câu hỏi này, bạn hãy thành thật mà trả lời nó. Hãy nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Tuy nhiên hãy nêu những điểm mạnh có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc mà bạn đang ứng tuyển. Và cũng không nên liệt kê quá nhiều điểm yếu của mình, sau khi liệt kê điểm yếu bạn hãy thể hiện mình cũng đang tìm cách khắc phục điểm yếu đó.
Câu 4: Bạn làm cách nào để giải tỏa áp lực?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có khả năng chịu được áp lực tốt không, cũng như là cách bạn giải tỏa nó như nào. Bạn có thể trả lời như “Bình thường khi gặp phải áp lực trong công việc, tôi thường dành thời gian rảnh để đi dạo. Việc này giúp tôi thư giãn tốt hơn, vừa giải tỏa được mọi áp lực”.
Câu 5: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách làm việc của bạn như thế nào. Bạn có thực sự phù hợp với văn hóa công ty của họ hay không. Cách trả lời tốt nhất là bạn hãy thể hiện mình là một người làm việc có trách nhiệm, kỷ luật, nề nếp.
Câu 6: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí này hay chưa. Nếu có rồi thì hãy nói về những công việc mà bạn đã làm ở công ty cũ. Còn nếu không có thì hãy thể hiện tinh thần, thái độ muốn học hỏi, sẵn sàng chịu bỏ thời gian để trau dồi bản thân hơn.
Câu 7: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Hãy nói về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bạn. Bạn có thể nói “Mục tiêu ngắn hạn của tôi là có thể thành công ứng tuyển vào công ty. Và mục tiêu dài hạn là có cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp”.
Câu 8: Sở thích của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ thường làm gì khi rảnh. Nhiều người cho rằng đây là một câu hỏi xã giao, tuy nhiên nó lại có ẩn ý lớn. Mục đích của câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn xem sở thích của bạn có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển không. Cách trả lời phỏng vấn của bạn sẽ cho họ đánh giá được điều đó. Nếu như bạn ứng tuyển vị trí nhân viên content, thì chắc chắn bạn cần phải trả lời sở thích của mình là viết lách, đọc sách,…
3. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng
Câu 9: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
Thông thường nhà tuyển dụng muốn biết các ứng viên chịu được áp lực nhiều hay ít. Có phù hợp với môi trường làm việc của họ hay không. Và cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là bạn hãy liệt kê một vài cách để bạn giải tỏa áp lực như bơi lội, đi dạo, tập yoga,… Với cách trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người làm việc có khoa học.
Câu 10: Nếu chúng tôi không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?
Nhà tuyển dụng dựa vào câu hỏi này để đánh giá thái độ của bạn. Vì vậy hãy trả lời là bạn sẽ có chút tiếc nuối, tuy nhiên bạn thấy cuộc phỏng rất thú vị. Bạn biết được bản thân mình còn thiếu những gì và sau đó tìm cách để cải thiện nó.
Câu 11: Bạn nghĩ sao về việc phải làm thêm giờ?
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần sẵn sàng làm thêm giờ nếu như công ty yêu cầu. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người làm việc có trách nhiệm. Luôn sẵn sàng đóng góp sức lực cho công ty.
Câu 12: Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?
Bạn hãy thành thật nói về những trải nghiệm không vui khi làm việc với đồng nghiệp cũ. Bạn có thể trả lời “Tôi không hài lòng với cách làm việc của quản lý cũ của mình. Bởi vì chị ấy không đối xử công bằng với mọi người. Chị ấy luôn phân chia những việc làm nhẹ cho bạn thân của mình”.
Câu 13: Bạn cảm thấy vị trí này thế nào khi so sánh với những vị trí khác mà bạn đang ứng tuyển?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn nghĩ sao về những phúc lợi, mức lương mà họ đang tuyển dụng so với công ty khác. Với câu hỏi này, bạn có thể nói về công ty có môi trường làm việc tốt, bạn có thể học hỏi được nhiều thứ khi làm việc ở đây. Bên cạnh đó có thể nói thêm về chính sách phúc lợi của công ty cao hơn các công ty khác.
Câu 14: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Bạn không nên quá thành thật với câu hỏi này, hãy đưa ra một lý do hoàn hảo vừa không làm ảnh hưởng đến công ty cũ, vừa bảo vệ được chính bạn. Bạn hãy đưa ra việc bạn muốn tìm một môi trường mới, để bạn có thể trau dồi và phát triển bản thân mình hơn.
Câu 15: Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?
Đây là cách mà nhà tuyển dụng muốn xem cách nhìn nhận của bạn đối với công ty cũ hay sếp cũ. Với câu hỏi này, bạn có thể kể về những ưu điểm của người sếp đó, khi làm việc với họ bạn có thể học được nhiều điều hơn. Hay có thể nói một ít về khuyết điểm của họ, điều mà bạn không hài lòng về họ.
Câu 16: Nếu sếp của bạn sai, hay cần góp ý bạn sẽ làm gì?
Nhà tuyển dụng muốn biết, bạn sẽ làm gì khi sếp của mình sai. Bạn có sẵn sàng mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình hay không. Cách trả lời “Nếu như sếp của tôi sai, tôi sẵn sàng đứng ra góp ý và trao đổi với sếp. Bởi vì nếu để sếp biết mình sai, mọi người sẽ ngày càng đi xa hơn”.
Câu 17: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
Nhiều người cho rằng câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng là không cần thiết. Tuy nhiên điều này lại không tạo được thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, bạn có thể hỏi về mức lương, chính sách phúc lợi, chế độ bảo hiểm của công ty như thế nào.
4. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá sự phù hợp với công ty
Câu 18: Bạn mong đợi điều gì ở vị trí mới/ môi trường mới?
Câu hỏi này, bạn có thể trả lời về những mong muốn mà bạn muốn đạt được khi làm việc ở công ty mới. Chẳng hạn như được làm việc với những đồng nghiệp tài năng, người sếp tài giỏi. Để có thể học hỏi được cách làm việc chuyên nghiệp của họ.
Câu 19: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Nhiều người ngại ngùng khi nói về mức lương mong muốn, nhưng thật ra bạn cần phải trao đổi rõ về mức lương. Điều này sẽ tránh việc có mâu thuẫn về vấn đề trả lương cao hay thấp hơn với năng suất làm việc. Tuy nhiên cần đưa ra mức lương phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhé.
Câu 20: Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng muốn biết lý do bạn muốn làm việc ở đây là gì, bạn có thực sự đã tìm hiểu rõ về công ty hay chưa. Với câu hỏi này bạn hãy thể hiện mình đã tìm hiểu rất kỹ về công ty. Cũng như là biết công ty có môi trường làm việc tốt, để bạn có thể trau dồi bản thân hơn.
Câu 21: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
Nếu gặp câu hỏi này, thì đừng đưa ra một con số cụ thể. Điều này sẽ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn không muốn làm việc lâu dài với họ. Bạn chỉ nên thể hiện rằng bạn sẽ làm việc lâu dài với công ty, nếu như họ hài lòng với những gì mà bạn làm được.
Câu 22: Bạn muốn làm việc độc lập hay theo nhóm?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem bạn là người thích làm việc độc lập hay làm việc nhóm. Bạn có thích hợp với cách làm việc của họ không. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời một trong hai sự lựa chọn trên. Tuy nhiên bạn cần đưa ra được câu giải thích hợp lý. Chẳng hạn như bạn thích làm việc nhóm, bởi vì mọi người có thể đưa ra được nhiều ý kiến đóng góp, giúp cho công việc được hoàn thiện hơn.
Câu 23: Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?
Nhà tuyển dụng muốn xem bạn phù hợp với môi trường làm việc như thế nào. Và với môi trường làm việc của họ thì bạn có phù hợp hay không. Bạn có thể trả lời “Tôi thích làm trong một môi trường làm việc năng động, điều này giúp tôi có thể tự do sáng tạo hơn trong công việc”.
Câu 24: Khi nào bạn cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn cảm thấy hài lòng với công việc ở mức độ như thế nào. Nếu như bạn là một người làm Marketing, bạn có thể nói về sự hài lòng của mình khi đề ra một bản kế hoạch hiệu quả, giúp công ty tăng trưởng doanh số đột phá hơn.
Câu 25: Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 1 năm/ 3 năm tới sẽ như thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là một người làm việc có mục tiêu rõ ràng hay không. Bạn có thể trả lời trong 3 năm tới, bạn muốn trở thành trưởng phòng kinh doanh. Và hãy thể hiện để đạt được điều đó bạn sẽ nỗ lực không ngừng.
Xem thêm:
– Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng
– Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn mới nhất
– Câu hỏi tình huống trong phỏng vấn và cách trả lời ghi điểm
Bài viết trên đã chia sẻ về các cách trả lời phỏng vấn xin việc hay. Hy vọng những nội dung được cung cấp trong bài, có thể hữu ích đối với các bạn. Và có thể giúp các bạn thuận lợi trong việc tìm kiếm một công việc yêu thích. Hãy chia sẻ bài viết nếu như bạn cảm thấy hữu ích nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 25 cách trả lời phỏng vấn xin việc nhất định bạn phải biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.