Bạn đang xem bài viết Vitamin D3 có tác dụng gì? 9 công dụng của vitamin D3 bạn nên biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vitamin D3 có vai trò quan trọng đến sức khỏe con người, giúp hấp thụ canxi và phốt pho từ ruột vào máu và ảnh hưởng đến sự hình thành của xương. Các công dụng của vitamin D3 thường được biết đến như giúp xương chắc khỏe, phát triển cơ bắp, chống viêm,… Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu rõ hơn vitamin D3 có tác dụng gì nhé!
Vitamin D3 là gì?
Vitamin D hay calciferol là thành phần xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm và thực phẩm chức năng trên thị trường. Trong đó, 2 dạng vitamin D có ý nghĩa về mặt sức khỏe là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol).
Vitamin D3 được cơ thể tổng hợp ở da dưới tác động của ánh sáng mặt trời (tia UV). Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D3 từ một số loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá trích, sữa, ngũ cốc,…
Vitamin D3 giúp xương chắc khỏe, được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các vấn đề về xương như còi xương hay nhuyễn xương. Ngoài ra, bổ sung vitamin D3 còn giúp cải thiện chức năng của tế bào nội mô mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
Hỗ trợ xương khỏe mạnh
Vitamin D3 thúc đẩy sự hấp thu canxi, phốt pho ở ruột vào máu, rất cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương, giúp tăng cường sức mạnh và duy trì sự toàn vẹn của khung xương. [1]
Một trong những triệu chứng thiếu hụt vitamin D3 nghiêm trọng nhất ở trẻ em là còi xương, một tình trạng đặc trưng bởi xương bị mềm và yếu đi. Tương tự, thiếu vitamin D3 ở người lớn gây tình trạng nhuyễn xương, yếu cơ.
Ngoài ra, nếu thiếu vitamin D đặc biệt là D3 trong thời gian dài còn có nguy cơ cao gây loãng xương.
Phát triển cơ bắp
Vitamin D3 góp phần xây dựng cơ bắp khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những người được bổ sung nhiều vitamin D3 hơn có cơ thể gầy hơn, nhiều cơ hơn, chức năng và sức mạnh của cơ bắp tốt hơn. [2]
Kiểm soát insulin
Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào β của tuyến tụy bài tiết insulin thông qua các thụ thể của chúng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung vitamin D3 giúp cơ thể tăng tổng hợp, giải phóng và phục hồi quá trình tiết insulin.[3]
Hạ huyết áp
Vitamin D3 có tác động làm giảm nồng độ renin, một loại hormone do vỏ thượng thận tiết ra gây tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D3 giúp làm hạ huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp. [4]
Chống viêm
Nhờ các tác dụng tích cực trên hệ miễn dịch nên vitamin D3 có khả năng chống viêm và làm giảm các tình trạng do viêm gây ra. Thiếu hụt vitamin D3 có thể gia tăng tỷ lệ mắc một số bệnh như: [5]
- Dị ứng.
- Hen suyễn.
- Chàm.
- Atopy.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung vitamin D3 trong thai kỳ giúp giảm hơn 20% nguy cơ hen suyễn, thở khò khè tái phát ở trẻ sau 3 tuổi. Tuy nhiên, việc bổ sung bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào trong thai kỳ bạn đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn. [6]
Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch
Thiếu vitamin D3 có thể làm gia tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, huyết áp, đau tim,… [7]
Vitamin D3 làm giảm nguy cơ suy tim, cải thiện chức năng tim ở những người có cơ tim yếu. [8]
Giảm trầm cảm
Lượng vitamin D3 thấp có thể liên quan đến chứng trầm cảm. Vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của sự thiếu hụt vitamin D3 gây ra trầm cảm hay chính bệnh trầm cảm dẫn đến lượng vitamin D3 trong cơ thể thấp.
Do đó, việc tăng lượng vitamin D3 giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảmvẫn cần nhiều bằng chứng hơn. [9]
Cải thiện chức năng miễn dịch
Bổ sung đầy đủ vitamin D3 giúp tăng cường và điều hòa chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1,…
Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D3 đóng một vai trò quan trọng trong chức năng điều hòa miễn dịch, giúp kiểm soát các bệnh tự miễn. [10]
Giảm nguy cơ ung thư
Tăng cường bổ sung vitamin D3 có thể giúp làm chậm sự tiến triển của khối u tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu lâm sàng trên 25871 bệnh nhân cho thấy, việc bổ sung vitamin D3 làm giảm tỷ lệ ung thư tiến triển (di căn hoặc tử vong). [11]
Một nghiên cứu khác kéo dài 4 năm trên phụ nữ sau mãn kinh có bổ sung vitamin D và canxi thường ngày, khả năng phát triển ung thư của họ giảm 60%. [12]
Cách sử dụng vitamin D3 đúng cách, hiệu quả
Vitamin D3 là loại vitamin tan trong dầu. Vì vậy, cơ thể sẽ hấp thu tốt nhất khi dùng sau bữa ăn.
Bạn cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng có trong phần thông tin hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, chỉ sử dụng theo liều được khuyến cáo.
- Nếu sử dụng vitamin D dạng nước, bạn nhớ đo liều lượng cẩn thận bằng các dụng cụ đo liều đặc biệt. Tránh sử dụng thìa hay các dụng cụ đo gia dụng vì có thể đem tới kết quả định lượng không chính xác.
- Nếu sử dụng dưới dạng viên nhai hoặc dạng bánh, bạn nhớ phải nhai kĩ trước khi nuốt.
- Nếu bạn sử dụng thuốc dạng hòa tan, bạn nhớlau khô tay trước khi uống. Đặt thuốc trên lưỡi để thuốc tan hoàn toàn sau đó nuốt với nước bọt hoặc nước, không nên nuốt nguyên viên thuốc trước khi thuốc đã hòa tan.
Lưu ý khi sử dụng vitamin D3
Đối tượng không nên bổ sung vitamin D3
Không nên sử dụng nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với vitamin D3 hoặc trong các trường hợp sau:
- Nồng độ vitamin D trong cơ thể của cao (hypervitaminosis D).
- Lượng canxi trong máu tăng cao (tình trạng tăng canxi huyết).
- Cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn (kém hấp thu).
Thận trọng khi sử dụng vitamin D3 nếu có tiền sử bị bệnh tim, bệnh thận, mất cân bằng điện giải, dị ứng, tiểu đường, đang mang thai hoặc cho con bú vì nếu dùng quá liều vitamin D3 sẽ gây hại cho thai hoặc trẻ đang bú mẹ.
Các lưu ý khi sử dụng vitamin D3
- Sử dụng thường xuyên để vitamin D3 để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Không dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung có chứa vitamin D khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Một số loại thuốc có thể gây tương tác khi dùng chung, làm giảm sự hấp thu của vitamin D3. Do đó nếu dùng các loại thuốc này thì bạn nên uống cách xa vitamin D3 (tối thiểu 2 giờ).
- Nên tuân theo chế độ ăn đặc biệt (nhiều canxi) để đạt được hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa tác dụng phụ có thể có.
- Nếu bạn gặp phải các biểu hiện bất thường hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Vitamin D3 trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm (bao gồm cả xét nghiệm cholesterol). Để đảm bảo sự chính xác của kết quả, cần thông báo cho nhân viên xét nghiệm và các bác sĩ biết khi bạn sử dụng loại thuốc này.
Tác dụng phụ của vitamin D3
Dư thừa canxi
Bổ sung D3 quá mức làm tăng hấp thu canxi ở đường tiêu hóa dẫn đến tăng canxi huyết, tăng canxi niệu và kéo theo nhiều tình trạng khác như:
- Gây đau xương, loãng xương.
- Cản trở hoạt động của não và tim.
- Gây sỏi thận.
Ngộ độc vitamin D3
Các khuyến nghị cho thấy rằng, lượng vitamin D3 tối ưu cần bổ sung mỗi ngày là 30–60 ng/mL. Với liều dùng này, có thể giúp bảo vệ và chống lại các tình trạng do thiếu hụt vitamin D3 gây ra. [13]
Sử dụng quá liều gây ra các tình trạng ngộ độc như:
- Ho.
- Khó nuốt.
- Chóng mặt.
- Tim đập nhanh.
- Phát ban hoặc ngứa.
- Xuất hiện các tình trạng ở mắt như là bọng mắt hoặc sưng mí mắt, xung quanh mắt, mặt môi hoặc lưỡi.
- Tức ngực.
- Cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.
Xem thêm:
- Thiếu vitamin D: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- Các loại thực phẩm giàu vitamin D dễ kiếm tại nhà
- Vitamin C là gì? tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa vitamin C
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về vitamin D3, một loại vi dưỡng chất dù chỉ cần lượng nhỏ nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè của bạn nhé!
Nguồn: Everyday Health, Web MD, Very Well Health, NCBI
Nguồn tham khảo
-
Calcium and Phosphate Homeostasis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279023/
-
Effects of vitamin D3 supplementation on lean mass, muscle strength and bone mineral density during weight loss: A double-blind randomized controlled trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4840082/
-
Is there a relationship between vitamin D with insulin resistance and diabetes mellitus?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4515445/
-
The effect of vitamin D3 on blood pressure in people with vitamin D deficiency
https://journals.lww.com/md-journal/fulltext/2019/05100/the_effect_of_vitamin_d3_on_blood_pressure_in.11.aspx
-
Vitamin D in Atopic Dermatitis, Asthma and Allergic Diseases
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0889856110000433?via%3Dihub
-
Vitamin D supplementation in pregnancy, prenatal 25(OH)D levels, race, and subsequent asthma or recurrent wheeze in offspring: Secondary analyses from the Vitamin D Antenatal Asthma Reduction Trial
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0091674917302178
-
Vitamin D May Be Good for Your Heart
https://www.hopkinsmedicine.org/news/publications/johns_hopkins_health/summer_2010/vitamin_d_may_be_good_for_your_heart
-
Effects of Vitamin D on Cardiac Function in Patients With Chronic HF: The VINDICATE Study
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0735109716016946?via%3Dihub
-
Vitamin D and depression: mechanisms, determination and application
https://doi.org/10.6133/apjcn.201912_28%284%29.0003
-
Vitamin D: Nutrient, Hormone, and Immunomodulator
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6266123/
-
Effect of Vitamin D3 Supplements on Development of Advanced CancerA Secondary Analysis of the VITAL Randomized Clinical Trial
https://jamanetwork.com/journals/jamanetworkopen/fullarticle/2773074
-
Vitamin D and Sunlight: Strategies for Cancer Prevention and Other Health Benefits
https://cjasn.asnjournals.org/content/3/5/1548.short
-
Targeted 25-hydroxyvitamin D concentration measurements and vitamin D 3 supplementation can have important patient and public health benefits
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31996793/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vitamin D3 có tác dụng gì? 9 công dụng của vitamin D3 bạn nên biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.