Bạn đang xem bài viết Ngành Kinh tế xây dựng là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việc xây dựng một công trình kiến trúc không chỉ cần có các nghiệp vụ chuyên môn về kiến trúc mà còn cần có sự quản lý tài chính minh bạch. Nắm bắt được nhu cầu này, các trường đại học và cao đẳng đã đưa ngành Kinh tế xây dựng vào giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ về ngành này, dẫn đến tình trạng phân vân, trăn trở khi chọn ngành. Vậy thì, ngành học này là gì? Trường nào đào tạo? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Kinh tế xây dựng là học gì?
Kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa hai ngành kinh tế và xây dựng. Đây là công cụ hỗ trợ việc thống kê và quản lý nguồn ngân sách được sử dụng trong quá trình triển khai các dự án xây dựng, từ đó đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng. Khi theo học ngành KTXD, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những nghiệp vụ kể trên. Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành này là: Khoa học quản lý, Địa kỹ thuật, Điều tra quy hoạch, Tài chính doanh nghiệp xây dựng, v.v.
Các khối thi vào ngành Kinh tế xây dựng là gì?
Các cơ sở đào tạo ngành Kinh tế xây dựng thường xét tuyển các khối thi sau:
- Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối C01: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
- Khối D02: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nga
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Kinh tế xây dựng là bao nhiêu?
Các trường đào tạo ngành KTXD thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển: xét học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 đến 23 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG dao động từ 15.5 đến 21.5 điểm. Hơn nữa, đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, thí sinh cần đạt khoảng 625 điểm. Ngoài ra, các trường đào tạo ngành học này gần như không yêu cầu thêm tiêu chí phụ nào khi tuyển sinh.
Các trường nào đào tạo ngành Kinh tế xây dựng?
Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành học này trên cả nước:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Giao thông Vận tải
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Phương Đông
Khu vực miền Trung
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Kinh tế xây dựng?
Để có thể thành công với ngành KTXD, bạn sẽ cần đến những tố chất sau:
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên
Đây sẽ là nền tảng giúp bạn tiếp thu những kiến thức chuyên ngành khi theo đuổi lĩnh vực này.
- Thích tìm tòi, ham học hỏi
Tinh thần cầu tiến là một phẩm chất không thể thiếu với một ngành liên quan đến tài chính như KTXD.
- Yêu thích ngành Xây dựng
Đam mê sẽ là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, làm việc và là chìa khóa dẫn đến thành công.
- Có kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ sư KTXD không chỉ làm việc độc lập mà còn phải hợp tác với các bộ phận khác để có thể hoàn thành một công trình xây dựng.
Học ngành Kinh tế xây dựng cần giỏi môn gì?
Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh khối lớp 12, đặc biệt là các bạn có hứng thú với ngành. Có thể thấy, hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán và các môn KHTN. Vì thế, các thí sinh nên đầu tư nhiều hơn vào những môn học này. Ngoài ra, ngành này có rất nhiều nguồn tài liệu được viết bằng tiếng Anh, nên đây cũng là một môn học quan trọng.
Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế xây dựng như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành KTXD có thể đảm nhiệm một trong các vị trí sau:
- Quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng
- Nhân viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng
- Chuyên viên nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế, quản lý xây dựng…
- Quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường
- Chuyên viên tư vấn thiết lập và phân tích dự án đầu tư, thiết lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu
- Chuyên viên thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm
- Quản lý dự án xây dựng và các chủ đầu tư xây dựng công trình
- Giảng viên
Mức lương ngành Kinh tế xây dựng như thế nào?
Nhìn chung, thu nhập của những người công tác trong ngành khá hấp dẫn. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:
- Quản lý xây dựng – 12 triệu đồng/tháng
- Nhân viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng
- Quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường – 35 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên tư vấn – 20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên thẩm định dự án – 30 triệu đồng/tháng
- Quản lý dự án xây dựng và các chủ đầu tư xây dựng công trình – 35 triệu đồng/tháng
- Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
Kết luận
Mặc dù ngành Kinh tế xây dựng có chương trình học tương đối nặng cũng như yêu cầu công việc khắt khe, nhưng mức thu nhập và đãi ngộ dành cho người làm ngành này là hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra. Khi theo đuổi ngành này, bạn có thể tăng thu nhập gấp nhiều lần sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm cùng với việc trau dồi năng lực tiếng Anh. Nếu bạn có đam mê với cả 2 lĩnh vực xây dựng lẫn kinh tế và đang cảm thấy phân vân, thì ngành KTXD sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kinh tế xây dựng là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-xay-dung