Bạn đang xem bài viết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam Soạn Địa 8 trang 113 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần cuối bài trang 113 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Địa lý 8 trang 113 giúp các em hiểu được tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và sự phân hóa đa dạng của khí hậu. Soạn Địa lí 8 bài 31 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Đặc điểm khí hậu Việt Nam, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Đặc điểm khí hậu Việt Nam
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
– Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.
– Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
– Một năm có 2 mùa gió:
- Gió mùa đông: lạnh, khô.
- Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
– Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.
– Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.
2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường.
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
- Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
– Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh:
- Biểu hiện: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…
- Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Bài 31
(trang 111 sgk Địa Lí 8)
– Dựa vào bảng 31.1, cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ bắc ra nam và giải thích vì sao?
Trả lời:
– Các tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc là: 31,11, 12, 1, 2, 3, 4.
– Nguyên nhân là do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
(trang 111 sgk Địa Lí 8): –Vì sao hai loại mùa trên lại có đặc tính ngược nhau như vậy?
Trả lời:
– Gió mùa đông bắc thổi từ áp cao Xi-bia, với đặc tính lạnh, khô.
– Gió mùa tây nam thổi từ biển vào nên ẩm, mang mưa lớn.
(trang 111 sgk Địa Lí 8): – Vì sao các địa điểm trên lại thường có mưa lớn?
Trả lời:
Vì các điểm này nằm trên địa bàn hình gió ẩm.
(trang 111 sgk Địa Lí 8): – Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
Trả lời:
– Vị trí địa lí và lãnh thổ.
– Địa hình
– Hoàn lưu gió mùa.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 31 trang 113
Câu 1
Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta làm là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ởi những mặt nào?
Gợi ý đáp án
* Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
– Nhiệt độ trung bình năm trên 231C, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
– Tính chất đa dạng và thất thường:
+ Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:
- Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
- Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
- Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao…
+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…
Câu 2
Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền?
Gợi ý đáp án
Nước ta có 4 miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu Động Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ phía Trung Bộ phí đông dãy Trường Sơn, từ Hoàng Sơn (vĩ tuyến 18oB) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11oB) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chấy gió mùa nhiệt đới hải dương.
Câu 3
Em hãy sưu tầm năm câu ca dao, tục ngữ nói về khí hậu – thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em?
Gợi ý đáp án
Chớp đông nhay nháy
Mà gà gáy thi mưa
Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Cò bay ngược, nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển
Ếch kêu uôm uôm
Ao chuôm đầy nước
Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
Tháng bảy mưa gảy cành trám
tháng tám nắng rám trái bòng
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam Soạn Địa 8 trang 113 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.