Bạn đang xem bài viết Sự khác biệt giữa ổn áp và biến áp là như thế nào? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sự khác biệt giữa ổn áp và biến áp là như thế nào? Đây sẽ là câu hỏi của nhiều người đang băn khoăn, vì có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa ổn áp và biến áp, vì họ chưa phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Để hiểu rõ hơn cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Ổn áp là gì?
Khái niệm
Ổn áp là thiết bị ổn định nguồn điện, có khả năng điều chỉnh dòng điện ổn định hoặc thay đổi dòng điện vào cho các thiết bị điện. Đối với điện 3 pha thì có ổn áp 3 pha, và điện 1 pha thì có ổn áp 1 pha cho dân dụng và gia đình.
Chức năng và đặc tính
Máy ổn áp là thiết bị làm biến đổi điện áp của hiệu điện thế, từ mức này sang mức khác như biến áp, và thêm 1 chức năng nữa của ổn áp đó là. Ổn định điện áp ở 220V và 380V, vì thế cái tên gọi ổn áp của nó ra đời cũng để chỉ chức năng chính.
Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng, mà chỉ làm nhiệm vụ ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Ổn áp chỉ có khả năng ổn áp và giữ điện ra ổn định. Khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp).
Để đáp ứng mức độ thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện khu vực. Nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại ổn áp có dải ổn áp khác nhau: (150V – 260V),(90V – 260V), hoặc (50V – 260V).
Phạm vi sử dụng
Được lắp đặt để ổn định dòng điện cho các thiết điện gia đình, văn phòng,… Khi lắp đặt sử dụng ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 pha (hoặc 3 pha), dải ổn áp phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện.
Chú ý: Khi điệp áp nguồn điện vào càng thấp, thì công suất ra của ổn áp càng giảm. Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp yếu, cần chọn công suất ổn áp lớn hơn so với bình thường.
Biến áp là gì?
Khái niệm
Máy biến áp là thiết bị làm biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ mức này sang mức khác tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng và không làm thay đổi tần số của nó.
Máy biến áp có thể thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng. Máy biến thế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong truyền tải điện năng.
Chức năng và đặc tính
Máy biến áp (biến thế) có thể chuyển đổi hiệu điện thế đúng với giá trị mong muốn.
Ví dụ từ đường dây trung thế 35kV, 22kV, 10kV sang mức hạ thế 220V hay 380V dùng trong nhà. Hoặc ở mức điện áp cao thế có thể từ 500kV sang 220kV và 110kV. Biến áp làm việc ở điện áp càng cao, thì tiêu chuẩn kĩ thuật và độ cách điện sẽ lớn hơn.
Tại các nhà máy điện, máy biến thế thường chuyển hiệu điện thế mức trung thế, từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) cho đường dây điện cao thế.
Trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít, đây gọi là cách nâng áp. Để tránh hiện tượng sụt áp trên đường dây, các kĩ sư của nhà máy nhiệt điện và thủy điện đã chọn cách, nâng điện áp lên cao thế để truyền tải.
Và khi về các thành phố, khu công nghiệp, nhà máy….. Các máy biến áp lại có nhiệm vụ hạ thế xuống các mức 35kV, 22kv, 10kV, 380V, 220V để sử dụng cho các phụ tải.
Nhiệm vụ duy nhất của cách làm nâng và hạ điện thế này, là để tránh việc đầu tư dây dẫn lớn và hiện tượng sụt áp trên đường dây, khi truyền tải xa nơi sản xuất điện năng.
Phạm vi sử dụng
Máy biến áp điều chỉnh điện áp dùng trong gia đình giúp bảo vệ đồ dùng điện và an toàn hơn cho con người khi sử dụng điện, là thành phần thiết yếu của hệ thống truyền tải điện và thường là tài sản giá trị nhất trong trạm biến áp.
Máy biến áp không những có vai trò quan trọng, được dùng trong các hệ thống lớn như nhà máy xí nghiệp điện mà chúng còn có tác dụng lớn khi đảm bảo an toàn cho hộ gia đình sử dụng các thiết bị điện.
So sánh và phân biệt ổn áp và biến áp
Bảng so sánh ổn áp và máy biến áp
Loại máy |
Ổn áp |
Biến áp |
Định nghĩa |
|
|
Chức năng |
|
|
Phân loại |
|
– Theo cấu tạo phân chia thành máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha – Theo chức năng có máy biến áp hạ thế và máy biến áp tăng thế – Theo cách thức cách điện: máy biến áp lõi dầu, máy biến áp lõi không khí,… – Theo mối quan hệ cuộn dây ta chia thành biến áp tự ngẫu và biến áp cảm ứng. – Theo nhiệm vụ: máy biến áp điện lực, máy biến áp cho dân dụng, máy biến áp hàn, máy biến áp xung,… |
Lắp đặt |
|
|
Với những thông tin, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn khi phân biệt ổn áp và máy biến áp. Nếu có thắc mắc thì hãy bình luận bên dưới để chúng tôi biết nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác biệt giữa ổn áp và biến áp là như thế nào? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.