Bạn đang xem bài viết Ngành Công nghệ thực phẩm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay, Ngành Công nghệ thực phẩm được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm và theo học. Bởi ngành học này ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tính chất của ngành này. Vì thế, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin hữu ích cho các bạn tham khảo.
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm (Food Technology) hiểu đơn giản là ngành chuyên về bảo quản và chế biến nông sản, kiểm định, đánh giá chất lượng thực phẩm. Ngành học này vô cùng đa dạng, nó được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thực phẩm. Mục đích là tối ưu hóa dinh dưỡng, an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về hóa học, sinh học. Các bạn còn được học về các nguyên liệu chế biến và cách phân tích, đánh giá quy trình chế biến thực phẩm. Và sinh viên được học lý thuyết đi kèm với thực hành trong phòng thí nghiệm, tích lũy kỹ năng, trải nghiệm các khu công nghiệp nghiên cứu về thực phẩm. Ngoài ra, bạn được học cách nghiên cứu, thiết kế, tổ chức lắp đặt, quản lý điều hành dây chuyền sản xuất kinh doanh.
Các khối thi vào ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Mã ngành: 7540101
Đối với ngành Công nghệ thực phẩm, các bạn thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lý, Sinh học
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
- C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
- C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm tuỳ thuộc vào từng cơ sở đào tạo nhưng thường dao động trong khoảng 18 – 23 điểm theo phương thức xét học bạ và 14 – 27,5 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Riêng với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển thường rơi vào khoảng 620 – 650 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành học này?
Dưới đây là danh sách các trường đại học, cao đẳng có xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm. Các bạn yêu thích và đam mê lĩnh vực về nghề này có thể tham khảo một số trường sau:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Nam Định
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sao Đỏ
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Khu vực miền Trung:
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
Khu vực miền Nam:
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Hoa Sen
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm?
Người theo học muốn thành công trong Công nghệ thực phẩm thì cần phải có những tố chất sau:
- Có khả năng tư duy phân tích, tư duy sáng tạo các món ăn;
- Có niềm đam mê và yêu thích lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu thực phẩm;
- Luôn quan tâm, chú ý đến dịch vụ ăn uống, lĩnh vực thực phẩm;
- Tính cách cẩn thận, kiên nhẫn, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm bắt được tâm lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng;
- Làm việc có kỷ luật và nghiêm túc;
- Thích học hỏi những cái mới, tìm tòi, tiếp thu công nghệ hiện đại.
Học ngành Công nghệ thực phẩm cần giỏi những môn gì?
Trên phương diện các khối để xét tuyển vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong đa số các khối thi. Bổ sung thêm về kiến thức cơ bản để theo học được ngành này thì bạn phải học tốt một số môn tự nhiên như Sinh, Hóa, Lý nữa. Vì đây chính là các kiến thức tạo nền tảng vững chắc phục vụ tốt cho các kiến thức chuyên môn sau này. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động khá cao. Chính vì thế, bạn phải chú tâm đến việc học cũng như ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi tới. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.
Cơ hội việc làm của ngành học này ra sao?
Ngành Công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực về thực phẩm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí như sau:
- Kỹ sư chuyên ngành công tác tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm;
- Nhân viên phụ trách bảo quản, kiểm định và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu;
- Cán bộ nghiên cứu chất lượng thực phẩm, phụ trách kỹ thuật dây chuyền tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm;
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật về an toàn thực phẩm;
- Chuyên gia kiểm nghiệm chất lượng, dinh dưỡng thực phẩm tại trung tâm y tế dự phòng,…;
- Quản lý dây chuyền vận hành sản xuất nhà máy, quản lý quy trình chế biến và chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giảng viên dạy chuyên ngành tại các viện, trường đại học, cao đẳng, trung tâm về công nghệ sản xuất thực phẩm.
Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?
Mức lương dành cho người làm ngành Công nghệ thực phẩm khá cao so với những ngành học khác. Cụ thể như sau:
- Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mới đi làm sẽ nhận được mức lương khởi điểm từ 4 – 6 triệu đồng/tháng.
- Đối với những bạn có kinh nghiệm 3 – 4 năm thì mức lương trung bình khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.
- Đối với những người có tay nghề, chức vụ cao như giám đốc, kỹ sư, quản lý cấp cao thì mức lương lên đến 40 – 50 triệu đồng/tháng.
Ứng dụng của ngành Công nghệ thưc phẩm
- Cải thiện chất lượng đời sống và sức khỏe của cộng đồng.
- Cải thiện chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản.
- Thúc đẩy xuất khẩu, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
- Cung cấp đa dạng sản phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa dẫn du khách nước ngoài.
Kết luận
Ngành Công nghệ thực phẩm đang phát triển rất mạnh mẽ trên các thị trường công nghiệp chế biến. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thực phẩm ngày càng tăng cao. Đó chính là cơ hội lớn để bạn tiếp cận và theo đuổi ngành học này. Trong bài viết trên, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã chia sẻ toàn bộ thông tin về ngành học đến với các bạn. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với khả năng của mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Công nghệ thực phẩm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-thuc-pham