Bạn đang xem bài viết Soạn bài Tình yêu và thù hận Soạn văn 11 tập 1 tuần 17 (trang 197) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình yêu và thù hận trích lớp 2, hồi II của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Văn bản được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu bài Soạn văn 11: Tình yêu và thù hận, sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.
Soạn bài Tình yêu và thù hận – Mẫu 1
I. Tác giả
– Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.
– Ông sinh tại thị trấn Xtơ- rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, lên, dạ.
– Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học. Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống giúp việc cho đoàn kịch của Hầu tước Xtơ-ren-giơ. Đây cũng là nơi ông gia nhập đại gia đình nghệ thuật.
– Ông đã để lại 37 vở gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch, mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Rô-mê-ô and Giu-li-ét” là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch-xpia được viết vào khoảng những năm 1594 – 1595, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ.
– Tình yêu và thù hận được trích ở lớp 2, hồi II của vở kịch.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “đổi lấy cả em đây”: Lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Phần 2. Còn lại: Lời đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của những lời thoại đó là gì?
- Sáu lời thoại đầu là lời của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tự nói với chính mình.
- Hình thức của những lời thoại đó là độc thoại.
Câu 2. Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê -ô và Giu -li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ địch.
Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô – mê – ô và Giu – li – ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:
– Lời của Rô-mê-ô:
- Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.
- Tôi thù ghét cái tên tôi.
- Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.
– Lời của Giu-li-et:
- Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.
- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
- Nơi tử địa, họ mà bắt gặp anh.
- Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
– Bối cảnh trong một đêm trăng sáng. Đây là lời thoại dài nhất đồng thời là lời độc thoại nội tâm.
– Sự yêu mến, say mê Rô-mê-ô dành cho Giu-li-et được thể hiện qua hàng loạt so sánh “nàng Giu-li-ét là mặt trời”, “và giết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt vì đau buồn khi thấy cô hầu của ả lại đẹp hơn ả rất nhiều”…. Sau đó chàng tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt. Trời đêm nên chàng nghĩ ngay đến những ngôi sao và có liên tưởng độc đáo “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất … chờ đến lúc sao về”. Sau đôi mắt, chàng lại tập trung ca ngợi gò má rực rỡ của người yêu, chàng thốt lên rất tự nhiên “Kìa, nàng tì má lên bàn tay…”.
=> Tất cả nhằm bộc lộ tình yêu nồng thắm, chân thành của Rô-mê-ô.
Câu 4. Lời thoại “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…” cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét. Phân tích diễn biến nội tâm của Giu-li-ét để làm rõ Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
Diễn biến nội tâm của Giu-li-ét được miêu tả tuyệt vời với tâm trạng người thiếu nữ đang yêu:
- Nàng thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rô-mê-ô nhưng lo lắng tình yêu sẽ gặp phải trở ngại.
- Không biết sự có mặt của Rô-mê-ê nên đã trực tiếp bộc lộ tình yêu.
- Nàng cảm thấy lo lắng cho sự an nguy của Rô-mê-ô.
- Giu-li-ét tin tưởng vào tình yêu của Rô-mê-ô.
=> Giu-li-et chìm đắm trong khát khao yêu đương hồn nhiên, trong sáng. Tâm trạng vừa mãnh liệt với cảm xúc yêu đương, vừa trăn trở với nhiều lo lắng.
Câu 5. Chứng minh rằng vấn đề “Tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
– Thù hận của hai dòng họ không cản trở tình yêu của hai nhân vật, mà hiện lên qua dòng suy nghĩ của nhân vật.
– Khi Rô-mê-ô dũng cảm tìm đến thể hiện quyết tâm yêu đương và Giu-li-et dành cho chàng tình yêu thương:
- Thù hận bị đẩy lùi.
- Chỉ còn lại tình yêu trong sáng, gắn kết.
=> Tình yêu đã vượt lên trên thù hận, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều quyết định lựa chọn tình yêu.
IV. Luyện tập
Qua đoạn trích Tình yêu và thù hận, chứng minh rằng: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”.
Gợi ý:
- Tình yêu là một thứ tình cảm quý giá của con người.
- Tình yêu chân chính có thể giúp vượt lên mọi thù hận, mang đến sức mạnh cho con người.
=> Tác giả đã đề cao quyền được yêu thương chính đáng của con người. Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người.
Tổng kết:
- Nội dung: Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
- Nghệ thuật: Độc thoại nội tâm, nghệ thuật miêu tả tâm lí…
Soạn bài Tình yêu và thù hận – Mẫu 2
Câu 1. Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của những lời thoại đó là gì?
– Sáu lời thoại đầu có sự khác biệt với những lời thoại sau:
- Sáu lời thoại đầu là lời của Rô-mê-ô; Giu-li-ét tự nói với chính mình.
- Những lời thoại sau là lời của Rô-mê-ô với Giu-li-ét.
– Hình thức của những lời thoại đó:
- Sáu lời thoại đầu: độc thoại
- Những lời thoại sau: đối thoại
Câu 2. Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ địch.
Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:
– Lời của Rô-mê-ô:
- Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.
- Tôi thù ghét cái tên tôi.
- Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.
– Lời của Giu-li-et:
- Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.
- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
- Nơi tử địa, họ mà bắt gặp anh.
- Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
– Lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô: Lời thoại dài nhất, là lời độc thoại nội tâm nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương, nồng cháy và đam mê.
– Khi nhìn thấy Giu-li-ét bên cửa sổ, Rô-mê-ô cảm thấy choáng ngợp. Sự yêu mến, say mê của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-et được thể hiện qua hàng loạt so sánh “nàng Giu-li-ét là mặt trời”, “và giết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt vì đau buồn khi thấy cô hầu của ả lại đẹp hơn ả rất nhiều”…. Sau đó chàng tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt. Trời đêm nên chàng nghĩ ngay đến những ngôi sao và có liên tưởng độc đáo “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất … chờ đến lúc sao về”. Sau đôi mắt, chàng lại tập trung ca ngợi gò má rực rỡ của người yêu, chàng thốt lên rất tự nhiên “Kìa, nàng tì má lên bàn tay…”.
=> Tất cả nhằm bộc lộ tình yêu nồng thắm, chân thành của Rô-mê-ô.
Câu 4. Lời thoại “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…” cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét. Phân tích diễn biến nội tâm của Giu-li-ét để làm rõ Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
Diễn biến nội tâm của Giu-li-ét được miêu tả tuyệt vời với tâm trạng người thiếu nữ đang yêu:
- Nàng thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rô-mê-ô nhưng lo lắng tình yêu sẽ gặp phải trở ngại.
- Không biết sự có mặt của Rô-mê-ô nên đã trực tiếp bộc lộ tình yêu.
- Nàng cảm thấy lo lắng cho sự an nguy của Rô-mê-ô.
- Giu-li-ét tin tưởng vào tình yêu của Rô-mê-ô.
=> Giu-li-ét chìm đắm trong khát khao yêu đương hồn nhiên, trong sáng. Tâm trạng vừa mãnh liệt với cảm xúc yêu đương, vừa trăn trở với nhiều lo lắng.
Câu 5. Chứng minh rằng vấn đề “Tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
– Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật.
– Ba trên năm lời thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết vấn đề thù hận: “Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em…”
=> Tình yêu đã vượt lên trên thù hận, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều quyết định lựa chọn tình yêu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Tình yêu và thù hận Soạn văn 11 tập 1 tuần 17 (trang 197) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.