Bạn đang xem bài viết Soạn bài Các thành phần biệt lập Soạn văn 9 tập 2 bài 19 (trang 18) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Các thành phần biệt lập, vô cùng hữu ích.
Mời các bạn học sinh lớp 9 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Các thành phần biệt lập – Mẫu 1
I. Thành phần tình thái
Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
c. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
d. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
Gợi ý:
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu:
- chắc: thể hiện độ tin cậy cao.
- Có lẽ: thể hiện độ tin cậy, nhưng thấp hơn so với từ “chắc”.
2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi. Vì các từ in đậm trên không biểu thị nội dung của câu.
II. Thành phần cảm thán
Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:
a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
b. – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?
3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
Gợi ý:
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên không chỉ sự vật hay sự việc gì.
2. Các từ ngữ giúp hiểu được người nói kêu ồ (vui), trời ơi (chỉ còn có năm phút).
3. Các từ ngữ in đậm ồ , trời ơi bộc lộ cảm xúc.
Tổng kết:
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
- Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
III. Luyện tập
Câu 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trong SGK:
- Các thành phần tình thái: có lẽ (câu a), hình như (câu c), chả nhẽ (câu d).
- Các thành phần cảm thán: chao ôi (câu b).
Câu 2. Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
Gợi ý: dường như/hình như/có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn
Câu 3.
- Độ tin cậy cao nhất: chắc chắn
- Độ tin cậy thấp nhất: hình như
=> Tác giả dùng từ “chắc” (mức độ trung tính) cho thấy người kể chuyện chỉ dự đoán theo logic mà chưa chắc chắn hoàn toàn sự việc xảy ra.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Gợi ý:
Trong kho tàng văn học đồ sộ, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky là một cuốn tiểu thuyết đáng đọc. Tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ nhân vật Pavel – một chàng trai có nghị lực phi thường, nhiệt huyết tuổi trẻ mãnh liệt và lòng yêu nước sâu đậm. Anh chính là bức tượng đài bất tử trong lòng thế hệ thanh niên ở nước Nga. Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) – một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình. Chắc hẳn, khi đọc đến câu nói này, người đọc sẽ vô cùng ngưỡng mộ nhân vật này.
Thành phần tình thái: chắc hẳn
Soạn bài Các thành phần biệt lập – Mẫu 2
I. Thành phần tình thái
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu:
- chắc: thể hiện độ tin cậy cao
- có lẽ: thể hiện độ tin cậy, nhưng thấp hơn “chắc”
2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi. Vì các từ in đậm trên không biểu thị nội dung của câu.
II. Thành phần cảm thán
1. Từ ngữ in đậm không chỉ sự vật hay sự việc.
2. Từ ngữ giúp hiểu được người nói kêu ồ là “vui”, trời ơi là “hỉ còn có năm phút”.
3. Các từ ngữ in đậm nhằm bộc lộ cảm xúc.
III. Luyện tập
Câu 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trong SGK:
- Các thành phần tình thái: có lẽ (câu a), hình như (câu c), chả nhẽ (câu d).
- Các thành phần cảm thán: chao ôi (câu b).
Câu 2. Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
Gợi ý: dường như/hình như/có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn
Câu 3.
- Độ tin cậy cao nhất: chắc chắn
- Độ tin cậy thấp nhất: hình như
=> Tác giả dùng từ “chắc” (mức độ trung tính) cho thấy người kể chuyện chỉ dự đoán theo logic mà chưa chắc chắn hoàn toàn sự việc xảy ra.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Gợi ý:
Cuốn sách mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Tác phẩm gồm có mười một chương. Nội dung kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự hỗ trợ trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã hoàn thành ba lời hứa của mình. Với “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, Lu-i Xe-pun-ve-da đã giúp người đọc nhận thấy sự chân thành là hương vị quan trọng để cuộc sống ý nghĩa hơn. Đồng thời khi chúng ta biết chấp nhận sự khác biệt sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và cả những người bên cạnh. Có thể nói rằng, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã để lại cho người đọc cảm xúc đẹp đẽ. Đồng thời, bài học được gửi gắm qua tác phẩm khiến người đọc hiểu được giá trị của cuộc sống. Chắc hẳn, mỗi người đọc đều sẽ cảm thấy yêu thích cuốn sách này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Các thành phần biệt lập Soạn văn 9 tập 2 bài 19 (trang 18) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.