Bạn đang xem bài viết #7 ngôi chùa ở Sóc Trăng đẹp nổi tiếng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trải dài trên dải dài đất phía Nam vùng miền Tây Nam Bộ, có lẽ Sóc Trăng là nơi có nhiều chùa chiền nhất. Từ những ngôi chùa nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ của đồng bào dân tộc Khmer đến những ngôi chùa của người Hoa và người Việt. Tất cả đều là những công trình uy nghi, cổ kính với lối kiến trúc đặc sắc đầy tuyệt hảo. Vậy, Sóc Trăng có những ngôi chùa nào nổi tiếng? Để biết rõ hơn, dattour.vn xin mời bạn cùng điểm qua 7 ngôi chùa nổi tiếng nên đến một lần của Sóc Trăng.
Nội dung bài viết
Chùa ở Sóc Trăng: 7 ngôi chùa đẹp nhất
#1. Chùa Vĩnh Hưng
Tọa tại số 110 đường Trần Hưng Đạo của khóm 2, phường 2, thành phố Sóc Trăng. Chùa Vĩnh Hưng (tiền đường Vĩnh Hưng) được khởi công xây dựng vào năm 1912 trên tổng diện tích khoảng 6.800 mét vuông. Toàn bộ diện tích đất này do một Phật tử là bà Đinh thị Định tự nguyện hiến và cúng dường.
Điểm nổi bật của ngôi chùa này là tất cả các hạng mục đều xây dựng hoàn toàn bằng đá nguyên khối. Mỗi khối có kích thước 30 x 20 x 20cm, do vậy mà ngoài tên gọi Vĩnh Hưng, chùa còn có tên gọi khác là chùa Đá.
Chùa Vĩnh Hưng ở Sóc Trăng
Không những vậy, ngôi chùa tạo điểm nhấn riêng khi mang đậm phong cách kiến trúc Nhật Bản mà không phải truyền thống hay hội nhập. Tổng thể công trình này là tâm huyết của Thượng tọa Thích Thanh Chương, thế danh Trần Đức Lành, sinh năm 1965, quê ở ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú, huyện Long Phú (nay là huyện Trần Đề) tỉnh Sóc Trăng.
Ông tốt nghiệp tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ, sau được bầu làm Phó trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Giáo dục Tăng ni, đồng Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 09/9/2009, Hòa thượng Thanh Chương đứng ra vận động bà con Phật tử trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí và cung thỉnh chư tôn đức trong Thường trực Ban Trị sự tiến hành đại trùng tu ngôi Vĩnh Hưng Cổ Tự.
Tháng 3 năm 2013, ông lâm trọng bệnh và qua đời khi công trình mới cơ bản hoàn thành.
Mặc dù nhiều hạng mục trong chùa vẫn còn đang dang dở chưa hoàn thiện, tuy nhiên ngôi chùa vẫn tạo một điểm nhấn riêng về lịch sử hình thành và phong cách kiến trúc.
#2. Chùa Dơi
Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng chừng 2,5km về phía Đông Nam, chùa Dơi (hay còn gọi là chùa Mã Tộc, chùa Mahatúp) là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Đặc biệt, chùa Dơi là nơi cư trú và sinh sống của hàng nghìn con dơi quạ có trọng lượng từ 1 – 1,5kg với sải cánh đến rộng đến 1,5 mét.
Theo như ghi chép của các thư tịch cổ viết trên lá đang được bào tổn và lưu giữ. Chùa Dơi được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI (năm 1569) với tên gọi theo tiếng Khmer là “Serây tê chô mahatúp”, có nghĩa là ngôi chùa “do phúc đức tạo nên”.
Chùa Dơi
Đa phần các hạng mục lúc này đều sử dụng các vật liệu từ gạch, gỗ cây, mái lá và vách đất là chính. Dần về sau, chùa thường xuyên trùng tu, mở rộng quy mô khuôn viên và hoàn thiện phong cách Angkor Campuchia truyền thống kết hợp lối kiến trúc Việt đặc sắc như bây giờ.
Trải qua khoảng thời gian gần 400 năm, đến nay chùa vẫn còn giữ nguyên vẹn những hiện vật quý giá như pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m; một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda; nhiều cây đèn dầu quý, gian nhạc cụ truyền thống của người Khmer cùng các bộ kinh luật cổ viết trên lá cây thốt nốt.
Song cùng với phong cách nghệ thuật, kiến trúc cùng nhiều hiện vật cổ tại chùa có trưng bày bản đồ cổ khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một điểm nhấn mà rất được du khách trong và ngoài tỉnh yêu thích vì thể hiện rất rõ tinh thần dân tộc.
Năm 1999, chùa Dơi đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
#3. Chùa Đất Sét
Cùng với chùa Dơi, chùa Bốn Mặt, chùa Khleang, chùa Chén Kiểu và chùa Phật Học II. Chùa Đất Sét là ngôi chùa thứ 6 được xếp vào danh sách “những ngôi chùa đẹp nhất miền Tây” khi sở hữu một công trình nghệ thuật vĩ đại mà dòng họ Ngô đã dày công tôn tạo nên trong gần 100 năm qua.
Cụ thể, vào khoảng đầu thế kỷ XX, ông Ngô Kim Tòng con ông Ngô Kim Đính (1909 – 1970) ăn chay trường từ nhỏ, đam mê dựng tượng, nghiên cứu kinh Phật và từng bước tu học.
Đến năm 20 tuổi bệnh tật liên miên tưởng không qua khỏi, gia đình đưa ông vào chùa cầu khẩn trời Phật. Kỳ diệu thay, sau đó ông hết bệnh và nhanh chóng hồi phục. Để trả ơn trời Phật, ông ở lại tu và có ý định trùng tu lại chùa.
Chùa Đất Sét (Sóc Trăng)
Một hôm nằm chiêm bao thấy có người mách cách nặn tượng bằng đất sét, thế là ông Tòng theo đó thực hiện. Chưa được học qua bất kỳ trường lớp nào nhưng ngày nối ngày, ròng rã 42 năm ông miệt mài, kiên nhẫn nặn, gọt, sơn vẽ tạo nên hàng ngàn pho tượng sống động, độc đáo. Khi ngôi chùa được trùng tu hoàn tất, ông Tòng viên tịch, thọ 62 tuổi.
Điểm nhấn của ngôi chùa Đất Sét này là đang lưu giữ khoảng hơn 208 pho tượng Phật được nặn bằng đất; 156 con rồng uốn khúc nằm chầu xung quanh đỡ từng mái tháp và 8 cây nến khổng lồ. Mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m (trong đó có 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy, ước tính dùng trong vòng 70 năm).
Không những vậy, trong không gian bài trí tượng thờ, chùa thể hiện rất rõ tư tưởng hài hòa của “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Nho, Lão) qua các tượng thơ như A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu …
Ngày 10 tháng 12 năm 2010, chùa Đất Sét được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.
Ngày 21/9/2017 Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục công nhận “Bửu Sơn tự Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên hoa bằng đất sét lớn nhất”.
#4. Chùa Khleang
Trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng, chùa Kh’leang được xem là ngôi chùa có thâm niên cổ nhất (gần 500 năm); và là nơi gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.
Tương truyền, chùa Kh’leang được xây dựng theo lệnh vua Chân Lạp là Ang Chăn trong một lần đi kinh lý đến các vùng lãnh địa ở khu vực sông Hậu. Đến vùng Srok Kh’leang (tiếng Khmer có nghĩa là “xứ có kho”, tức tỉnh Sóc Trăng ngày nay), vua thấy nơi đây không có ngôi chùa thờ Phật nào nên liền ra lệnh cho viên quan Tác (người cai giữ vùng đất này) phải xây dựng gấp một ngôi chùa để dân chúng có nơi hành đạo.
Chùa Khleang
Vâng lệnh vua, năm 1532, ông Tác bèn triệu tập các tín đồ và đại diện các “sóc” (srok, có nghĩa là xứ) kêu gọi mọi người góp công, góp sức xây dựng một ngôi chùa thờ Phật. Sau khi bàn bạc, chùa Khléang (lấy tên đất đặt tên cho chùa) được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 12 Phật Lịch 2076 (tức vào năm 1532 dương lịch).
Qua bao thăng trầm và biến cố lịch sử, đến này chùa là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thuần theo phong cách truyền thống Angkor Khmer. Hầu hết, trong tất cả các hạng mục, từ cổng tam quan, đến chính điện, sa la và giảng đường. Hạng mục nào cũng lộng lẫy và luôn toát lên vẻ uy nguy, cổ kính.
Với giá trị nghệ thuật đặc sắc trong kiến trúc lẫn ý nghĩa trong đời sống, văn hóa tín ngưỡng phật giáo của bà con. Ngày 27 tháng 4 năm 1990, Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao (nay là Bộ VHTT&DL) đã xếp hạng chùa Khleang là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 84/QĐ-BVHTT.
#5. Chùa La Hán
Chùa La Hán tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ của xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng.
Tương truyền, ngôi chùa ban đầu được xây dựng bởi bà con, đồng bào người Hoa khi đến sinh sống tại vùng đất Sóc Trăng. Vì muốn cầu nguyện điều an lành, mưa thuận gió hòa để làm ăn thuận lợi, nên lập một lều tranh thờ phượng chư Phật. Trong số những chư phật này có hình của 18 vị La hán được vẽ rất bắt mắt, do vậy khi hoàn thành xong người ta đặt tên cho chùa là La Hán.
Năm 1956, một cơn bão lớn đã vô tình thổi sập hoàn toàn lều tranh thờ. Thấy thế, chư thiện tín đã góp công sức xây lại đền Phật bằng gạch ngói. Đến năm 1990, bằng sự góp sức của nhân dân và bà con phật tử nơi đây, ngôi chùa được mở rộng quy mô và xây dựng khang trang với nhiều hạng mục kiến trúc đặc sắc.
Chùa La Hán
Ngày nay, đến tham quan chùa, một công trình gồm ngôi chính điện 2 tầng đầy uy nghi, lộng lẫy. Cụ thể, tầng trên thờ phụng Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát; tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu.
Trước chính điện là sân trước có khuôn viên rộng, thoáng mát thờ Phước Đức Lão Ông và tượng Phật Bà Quan Âm. Cùng với đó là những cảnh vật thiên nhiên như: ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng bay phượng múa, đôi ngọc kỳ lân, và còn có hồ rùa với ngôi đình.
Qua những hạng mục này, có thể nói chùa là một trong những thắng cảnh của Sóc Trăng. Không những vậy, chùa còn là nơi để mọi người trút bỏ những lo toan, buồn phiền trong cuộc sống để hòa mình vào thế giới tâm linh.
#6. Chùa Chén Kiểu
Cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu tại địa phận xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên; chùa Chén Kiểu được khởi công xây dựng vào năm 1815.
Thuở ban đầu, chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong thời kỳ chiến tranh, phần chánh điện bị sập do bom đạn tàn phá. Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành.
Thực tế, chùa có tên theo tiếng Khmer là Wath Sro Loun. Từ Wath Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa. Do phiên âm tiếng Khmer khó đọc nên người Việt đã độc từ Sro Loun thành từ Sà Lôn.
Chùa Chén Kiểu
Còn tên gọi Chén Kiểu là trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai là “Chùa Chén Kiểu”.
Cũng nhờ ý tưởng trong nghệ thuật này mà đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Từ đó tạo nên một điểm nhấn đầy ấn tượng trong mắt khách du lịch.
Cùng với điều này, cái làm cho nhiều người tìm đến chùa là vì chùa còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế. Đặc biệt là chiếc giường của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đáng giá hàng chục tỷ đồng được nhà chùa mua lại từ người Pháp năm 1947.
#7. Chùa Phật học 2
Chùa Phật Học 2 hay còn là Trung tâm Từ thiện Văn hóa Tâm linh Phật giáo Sóc Trăng; một công trình kiến trúc ngự trong khuôn viên lớn nhất tỉnh Sóc Trăng tính đến thời điểm hiện tại.
Chùa được khởi công xây dựng vào năm 2011 với diện tích ban đầu là 1,5 ha. Sau được mở rộng ra 8,5 ha gồm nhiều công trình hạng mục hoành tráng như nhà giữ xe hàng ngàn mét vuông; dãy phòng khách, mỗi phòng sức chứa 15 người được trang bị máy lạnh cửa gỗ kín đáo, hàng trăm chiếc võng được bố trí dưới những tán cây dịu mát sẵn sàng phục vụ cho khách quá giang nghỉ trưa.
Thuyền bát nhã chùa Phật Học 2
Cùng các hạng mục công trình, chùa còn xây dựng nhiều khung cảnh thiên nhiên với nhiều câu chuyện như nhân quả báo ứng, câu ca dao tục ngữ, bức tranh đề thơ minh họa giáo dục về tình yêu thương gia đình, lòng thủy chung son sắt, sự tích trầu cau, thằng bờm và phú ông, cây tre trăm đốt, Thạch Sanh chém chằn … tất cả đều mang đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Đặc biệt trong diện tích hồ rộng hơn 6.000 mét vuông là hình ảnh chiếc Thuyền Bát Nhã không đáy tượng trưng cho trí tuệ, chở 8 vị Phật ngự giữa biển trần, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi vòng luân hồi.
Đăng bởi: Tuấn Hiền
Từ khoá: #7 ngôi chùa ở Sóc Trăng đẹp nổi tiếng
Cảm ơn bạn đã xem bài viết #7 ngôi chùa ở Sóc Trăng đẹp nổi tiếng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.