Bạn đang xem bài viết 60+ câu hỏi thường gặp về dịch bệnh Covid-19 (virus Corona) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Corona là một loại họ Virus lớn có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông và hội chứng hô hấp cấp tính năng. Các loại Virus Corona gây bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Virus Corona gây bệnh viêm phổi được cho là xuất phát từ thành phố Vũ Hán ( Trung Quốc) đã lan sang Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và mới nhất là Đài Loan khiến nhiều nước tăng cường cảnh giác.
Từ Covid-19 được xuất phát từ Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus với ý nghĩa: “co” là viết tắt của corona, “vi” là viết tắt của virus, “d” là viết tắt của chữ “disease” trong tiếng Anh (có nghĩa là “bệnh”), còn “19” là để chỉ năm 2019 – năm người ta lần đầu tiên phát hiện ra dịch bệnh này.
Hiện nay, tình hình diễn biến dịch đang có nhiều thay đổi và phức tạp hơn, để hiểu rõ hơn về dịch bệnh này, bạn hãy cùng giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất về dịch Covid-19 trong bài viết này nhé.
Xem clip chi tiết hơn về Virus Corona tại đây.
Thông tin cơ bản
Câu hỏi 1 Virus Corona lây lan như thế nào?
Con đường lây lan của virus Corona có thể phân thành 3 loại chính:
-
Hơi thở của người dương tính có chứa những giọt nhỏ mang virus gây bệnh, vì thế bạn có thể bị lây bệnh khi hít vào không khí ở môi trường gần đó.
-
Các hạt, giọt nhỏ chứa virus bị rơi vào mắt, mũi, miệng và đặc biệt là ở dạng bắn tóe, tia xịt như ho, hắt hơi.
-
Dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng khi tay có virus bám trên đó.
Đặc biệt, do có trọng lượng nhỏ hơn, loại biến thể Delta và Omicron của virus Corona có khả năng lây lan dễ dàng. Chỉ với việc bắt tay, tiếp xúc với đồ vật thường ngày như tiền, tay nắm cửa, nút bấm thang máy,… hoặc đứng gần người nhiễm bệnh trong khoảng 1 – 2m, bạn đã có thể bị virus tấn công chỉ trong tích tắc chứ không còn là 5 hay 10 giây.
Câu hỏi 2 Nhiệt độ tăng có làm giảm sự lây truyền của Covid-19 không?
Virus Corona sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 4 – 20 độ C. Do đó, khi nhiệt độ không khí càng cao, khoảng từ 34 – 37 độ C và độ ẩm từ 60 – 85% thì độ lây bệnh sẽ giảm xuống gần bằng 0.
Câu hỏi 3 Miền Nam có ít nguy cơ lây lan dịch Covid-19 hơn miền Bắc không?
Virus Corona sẽ thích nơi có nhiệt độ thấp nhưng virus không tồn tại và lây truyền ngoài môi trường, chính vì vậy, khu vực có nhiệt độ cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến nguy cơ lây lan của bệnh dịch.
Câu hỏi 4 Chó mèo có bị nhiễm Covid không? Thú cưng có lan truyền virus Corona không?
Đến hiện tại, chưa có bằng chứng các thú cưng nuôi trong nhà như chó, mèo nhiễm Corona. Tuy nhiên, bạn vẫn nên rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với các loại vật nuôi này.
Tham khảo: Chó mèo có bị nhiễm Covid? Cách chăm sóc thú cưng khi bị F0
Câu hỏi 5 Cần chăm sóc thú cưng thế nào nếu chủ nuôi mắc Covid-19?
Trong trường hợp mắc Covid, bạn nên trữ sẵn thức ăn cho thú cưng trong khoảng 1 tháng hoặc nhờ người nhà chăm sóc giúp mình nhưng cần đảm bảo đã hạn chế tiếp xúc với thú nuôi trước khi đem gửi chúng.
Triệu chứng, ủ bệnh
Câu hỏi 1 Triệu chứng khi mắc virus Corona là gì?
Các triệu chứng thường gặp nhất khi bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 bao gồm: Ho, mệt mỏi, sốt kéo dài, bị mất khứu giác và vị giác. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có một số triệu chứng ít gặp và nghiêm trọng hơn như đau họng, đau nhức người, tiêu chảy, mắt đỏ, nổi mẩn, ngón chân tấy đỏ, khó thở, tức ngực,…
Tham khảo: Dấu hiệu, triệu chứng khi nhiễm Covid-19
Câu hỏi 2 Dấu hiệu trẻ em mắc virus Corona là gì?
Các dấu hiệu thường thấy khi trẻ mắc Covid gồm khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm, người lờ đờ, bỏ bú sữa, môi tím, đầu chi và các chi tái lạnh, bị nổi vân tím…
Tham khảo: Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mắc Covid-19
Câu hỏi 3 Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian ủ bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 sẽ kéo dài từ 2 – 14 ngày và dài trung bình 5 ngày. Ngoài ra, do 2 biến thể Delta và Omicron có trọng lượng nhỏ hơn nên thời gian ủ bệnh của chúng cũng ngắn hơn, cụ thể đối với Delta là 4 -5 ngày, Omicron là khoảng 3 ngày.
Câu hỏi 4 Phân biệt cúm thường với cúm từ virus Corona như thế nào?
Xét mặt dịch tễ học thì không thể phân biệt được 2 căn bệnh này bằng triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn có các tình trạng như ho, cảm cúm, sốt cao,… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé.
Tham khảo: Cách phân biệt triệu chứng của Covid-19 và cảm lạnh, cảm cúm
Câu hỏi 5 Nếu bị ho kéo dài cần làm gì? Có nên xin nghỉ làm không?
Ho kéo dài cho thấy cơ thể của bạn không hoàn toàn khỏe mạnh. Dù bạn không bị virus Corona thì bạn vẫn sẽ có tỉ lệ nhiễm các căn bệnh khác cao hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Vì vậy, bạn nên ở nhà ăn uống đủ chất để bổ sung chất đề kháng, nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục rồi hãy đi làm nhé.
Xét nghiệm
Câu hỏi 1 Bộ kit test Covid nhanh tại nhà gồm những gì?
Bộ kit test Covid nhanh tại nhà phổ biến hiện nay sẽ bao gồm 1 tăm bông để lấy dịch vùng tỵ hầu (dịch mũi), 1 ống nghiệm đựng dịch tách chiết, 1 nắp lọc và 1 khay thử dịch.
Sau khi nhỏ 3 giọt dịch tỵ hầu đã tách chiết vào khay thử, bạn có thể sẽ nhận được kết quả từ khay theo 3 trường hợp sau đây:
-
Âm tính: Tại vị trí C hiển thị 1 vạch đỏ và tại vị trí T không hiển thị vạch nào cả.
-
Dương tính: Tại cả 2 vị trí T và C đều hiển thị vạch đỏ, hoặc tại C có hiển thị vạch đỏ và tại T hiển thị vạch mờ.
-
Kết quả lỗi: Tại vị trí C không hiển thị hoặc vạch hiển thị theo chiều thẳng đứng.
Tham khảo: Cách sử dụng bộ kit test nhanh Covid-19 đơn giản tại nhà
Câu hỏi 2 Lấy mẫu Covid bằng nước bọt như thế nào? Có đau không?
Bạn có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu Covid bằng nước bọt theo các bước sau đây:
Bước 1: Để túi giấy đựng nước bọt gần miệng, khạc nhẹ vào đó 3 lần cho nước bọt chảy vào bên trong túi.
Bước 2: Lấy mẫu nước bọt trong túi giấy bằng ống thu giọt nước bọt.
Bước 3: Nhỏ giọt nước bọt thu được từ ống thu vào ống chiết xuất kháng nguyên.
Bước 4: Cho vào ống chiết xuất kháng nguyên 0.28ml dung dịch chiết xuất R1.
Bước 5: Đậy nắp cho ống chiết xuất kháng nguyên rồi lắc ống 10 lần.
Bước 6: Nhỏ vào khay thử 2 – 3 giọt lấy từ ống chiết xuất kháng nguyên, đợi khoảng 15 phút để đọc được kết quả.
Hiện nay, phương pháp này được rất nhiều người ưa sử dụng bởi sự tiện lợi khi thực hiện cũng như không gây đau đớn, khó chịu cho người được test. Tuy nhiên, để kết quả thu được chính xác hơn, bạn không nên ăn uống trước khi xét nghiệm ít nhất 1 giờ, đồng thời để vùng má được thả lỏng và xoa nhẹ từ 15 – 30 giây trước khi lấy mẫu nước bọt.
Tham khảo: Cách lấy mẫu test nhanh Covid bằng nước bọt chuẩn tại nhà
Câu hỏi 3 Que test chứng dương chứng âm là gì?
Que test chứng dương chứng âm là các que có sẵn trong hộp kit test và không dùng để lấy dịch mũi test Covid-19 mà nhằm giúp người mua có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm, xem rằng bộ test có hoạt động chính xác không.
Theo phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, trưởng khoa Y tế Công cộng, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, que chứng dương là que có sẵn kháng nguyên và luôn cho kết quả dương tính, que chứng âm là que hoàn toàn kháng nguyên và luôn cho kết quả âm tính, nếu kết quả kiểm tra bị ngược thì bộ kit đó sai.
Tham khảo: Nhận biết que chứng dương, chứng âm khi test Covid tại nhà
Câu hỏi 4 Test PCR là gì? Thời gian biết kết quả là bao lâu?
Kỹ thuật Real-time PCR là kỹ thuật phân tích dịch tỵ hầu hay dịch của các vùng khác thuộc đường hô hấp. Nhờ cơ chế tìm ra đoạn gen RNA của virus, kiểu test PCR có độ đặc hiệu 100% và độ nhạy virus 99%. Tuy nhiên, thời gian nhận được kết quả thường khá lâu (khoảng 4 – 6 tiếng).
Tham khảo: Test PCR Covid bao lâu mới có kết quả?
Câu hỏi 5 Giá trị CT trong xét nghiệm Covid có ý nghĩa gì? Nồng độ Covid bao nhiêu là cao?
Cycle threshold value, viết tắt là giá trị CT trong kỹ thuật đo PCR giúp chúng ta biết số chu kỳ máy phải chạy quay mẫu bệnh phẩm để nhận được tín hiệu huỳnh quang, nghĩa là khi nồng độ virus càng nhiều thì tín hiệu sẽ hiển thị sớm hơn và trị số CT nhỏ, ngược lại mẫu có ít virus hơn thì tín hiệu sẽ xuất hiện chậm hơn và trị số CT lớn.
Một người khỏe mạnh và không bị mắc Covid thường sẽ có chỉ số CT lớn hơn hoặc bằng 30 hoặc lớn hơn 33. Ngược lại, nếu chỉ số CT nhỏ hơn 30, nghĩa là nồng độ virus trong máu lúc này khá cao, bạn cần khai báo với cơ quan y tế địa phương và thực hiện cách ly theo đúng quy định.
Tham khảo: Ý nghĩa giá trị CT trong xét nghiệm RT- PCR Covid
Câu hỏi 6 SPO2 là gì? SPO2 bao nhiêu là bình thường?
SpO2 được viết đầy đủ là saturation of peripheral oxygen, cho biết mức bão hòa của oxy trong máu ngoại vi để thể hiện khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Đồng thời, một người mạnh khỏe, bình thường sẽ có mức SpO2 dao động từ 95 – 100%.
Tham khảo: Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 ra sao?
Câu hỏi 7 Giấy xét nghiệm Covid có giá trị gì? Có hiệu lực trong bao lâu?
Giấy xét nghiệm Covid cho biết kết quả âm tính của người thực hiện test Covid tại thời điểm xét nghiệm, giúp chứng minh tình trạng sức khỏe bình thường của người test trong một khoảng thời gian nên thường được sử dụng để làm giấy thông hành khi cần di chuyển đến tỉnh thành khác, quốc gia khác.
Tuy nhiên, cũng chính vì thế, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng giấy xét nghiệm Covid thực chất có hiệu lực không dài bởi người đó vẫn có thể dương tính với virus sau thời điểm xét nghiệm. Cụ thể, hiệu lực của giấy xác nhận kết quả test nhanh chỉ trong 24 giờ và đối với xét nghiệm PCR là 72 giờ.
Tham khảo: Giấy test Covid có hiệu lực bao lâu? Sử dụng như thế nào?
Khi mắc Covid
Câu hỏi 1 Covid không triệu chứng là thế nào? Có nguy hiểm không?
Người đã mang virus Corona trong người nhưng không có dấu hiệu bất thường được gọi là Covid không triệu chứng. Nguyên nhân có thể do sức đề kháng của bệnh nhân mạnh, ức chế sự sinh sôi của virus, do số lượng virus trong cơ thể còn ít hoặc do virus vẫn còn đang thích nghi với môi trường cơ thể mới, hay còn gọi là thời kỳ ủ bệnh.
Cũng chính vì vậy, người mắc Covid, gia đình và bạn bè xung quanh có thể sẽ không biết tình trạng sức khỏe thật sự của bệnh nhân, từ đó khiến việc theo dõi và hỗ trợ các điều trị sẽ không kịp thời. Nghiêm trọng hơn, những bệnh nhân này thường mang xu hướng sẽ sinh hoạt nơi đông đúc cách bình thường, dẫn đến nguy cơ đại dịch có thể bùng phát.
Tham khảo: Người mắc Covid không triệu chứng có lây bệnh?
Câu hỏi 2 Người bị nhiễm virus Corona có nguy hiểm tới tính mạng không?
Dựa vào số liệu đã được thu thập, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này chỉ khoảng 2,1%, thấp hơn rất nhiều so với dịch Ebola (50%) và chủ yếu tập trung vào những người có hệ miễn dịch yếu, như người già, mắc bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh mãn tính.
Vì vậy, khi nhiễm virus bạn cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế và tham khảo các hướng dẫn khi điều trị tại nhà để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Câu hỏi 3 Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị Corona không?
Cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus Corona.
Câu hỏi 4 Kháng sinh có hiệu quả trong việc phòng và điều trị Corona không?
Không, kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Câu hỏi 5 Người mắc Covid nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Khi mắc Covid, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ 3 nhóm chất gồm bột đường (như gạo, khoai, ngũ cốc,…), protein (như cá, gà, đậu,…) và lipid ( như trái bơ, các loại hạt,…) để duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau, trái cây, đặc biệt là vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng cần hạn chế sử dụng bia, rượu hay ăn những món chiên xào nhiều, các loại thức ăn nhanh hoặc chứa nhiều muối… vì chúng sẽ cản trở quá trình tiêu hóa của bệnh nhân, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và không hấp thụ đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Tham khảo: Người mắc Covid không triệu chứng có lây bệnh?
Câu hỏi 6 Mất vị giác, khứu giác có phải là sắp khỏi Covid?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh thuộc bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh, việc mất vị giác, khứu giác không chứng minh bệnh đang dần khỏi mà chỉ là một triệu chứng bình thường khi mắc Covid.
Tham khảo: Mất khứu giác, vị giác là sắp khỏi Covid? Câu trả lời từ chuyên gia
Câu hỏi 7 F0 âm tính bao lâu thì không lây bệnh?
Đối với những F0 âm tính vẫn còn triệu chứng, bệnh nhân cần cách ly ít nhất 14 ngày, nếu các triệu chứng chấm dứt trước 3 ngày trở lên, kết quả test PCR âm tính hay chỉ số CT lớn hơn hoặc bằng 30 thì F0 được xem là đã khỏe và không còn khả năng lây bệnh cho người khác.
Bên cạnh đó, với các F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, bệnh nhân chỉ cần cách ly 7 ngày tại nhà, sau khi đã nhận được kết quả xét nghiệm PCR âm tính thì tiếp tục tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong 7 ngày nữa. Sau khoảng thời gian trên, bệnh nhân có thể được xem là đã an toàn và không còn khả năng lây bệnh.
Tham khảo: F0 âm tính bao lâu thì mới không có khả năng lây bệnh cho cộng đồng?
Câu hỏi 8 Người mắc Covid có tự khỏi bệnh không? Nếu có thì sao bao lâu?
Đối với bệnh nhân mắc Covid có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch của người đó sẽ khởi động khi phát hiện sự xâm nhập virus, gây nên các biểu hiện như ho, sốt, cảm,… để đào thải virus ra ngoài. Trong khoảng 2 – 3 tuần, những người mắc Covid có thể tự khỏi hoàn toàn.
Tham khảo: Bị nhiễm Covid-19 có tự khỏi bệnh được không?
Câu hỏi 9 Chăm sóc trẻ em bị mắc Covid như thế nào?
Khi chăm sóc cho các trẻ em bị mắc Covid, bạn nên chú ý cho bé ăn những món nhiều dưỡng chất và dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước hoa quả,…, đồng thời nhắc nhở bé thường xuyên xịt mũi, súc nước muối sinh lý và tắm nước ấm hằng ngày.
Tham khảo: Cách chăm sóc trẻ F0 tại nhà theo hướng dẫn của bệnh viện nhi Trung ương
Hậu Covid
Câu hỏi 1 Người mắc Covid có khả năng tái nhiễm không? Nếu có thì sau bao lâu?
Theo tiến sĩ, bác sĩ Trương Hữu Khanh, phó chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân hậu Covid hoàn toàn có thể tái nhiễm bệnh do 2 biến chủng khác nhau. Tùy theo sức đề kháng của mỗi người, thời gian tái nhiễm có thể trong vòng 3 – 6 tháng, thậm chí là 1 tháng.
Tham khảo: Vì sao F0 đã tiêm đầy đủ vaccine nhưng vẫn tái nhiễm Covid-19?
Câu hỏi 2 Hậu Covid là gì? Di chứng sau Covid kéo dài bao lâu?
Theo phó giáo sư, thạc sĩ Trần Minh Điển, giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, hậu Covid được định nghĩa là những triệu chứng tương tự với giai đoạn khi mắc bệnh và bị xuất hiện, kéo dài ở những người đã có kết quả âm tính. Đồng thời, tùy theo cơ địa, các triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 4 tuần – 6 tháng.
Tham khảo: Hậu Covid kéo dài bao lâu? Làm sao để giảm di chứng sau Covid?
Câu hỏi 3 Có cách nào để lấy lại khứu giác, vị giác sau khi bị Covid?
Để khôi phục được khứu giác, vị giác, bệnh nhân hậu Covid có thể luyện tập các động tác phục hồi như tư thế ngồi hoa sen, động tác xoa thân mũi, day xương sụn mũi,… để phục hồi khứu giác; động tác đảo lưỡi kết hợp với đảo mắt, tróc lưỡi hay súc miệng, đánh răng kết hợp đảo mắt qua lại nhằm phục hồi vị giác.
Tham khảo: Cộng đồng mạng chia sẻ mẹo lấy lại khứu giác, vị giác sau Covid cực dễ
Truy vết cách ly
Câu hỏi 1 Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễm Corona hay không?
Hiện tại, cách kiểm tra chính xác nhất chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở ý tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng Corona là kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp.
Trong trường hợp người mới nghi nhiễm Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đợi bị được Bộ y tế cho phép khẳng định.
Câu hỏi 2 Liên hệ tới ai khi mắc Corona hoặc biết có người bị mắc virus?
Bạn có thể liên hệ đến các cơ quan y tế bằng cách sau:
-
Bộ Y tế đã công bố số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do Virus Corona: 19003228.
-
Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế địa phương.
Câu hỏi 3 Điều kiện cách ly F0, F1 tại nhà là gì?
Điều kiện cách ly tại nhà dành cho trường hợp F0:
Những đối tượng không triệu chứng, đang được điều trị tại bệnh viện. Hoặc đối tượng không triệu chứng, áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm và đối tượng là người mắc Covid-19 (F0) mới và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên RT-PCR hoặc SARS-CoV-2 dương tính được cách ly tại nhà.
Điều kiện cách ly tại nhà dành cho trường hợp F1:
Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, thành viên trong nhà không được phép đi ra ngoài. Tất cả thành viên trong nhà/gia đình được xác định là F1 thì có thể xem xét thực hiện cách ly tại nhà theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế.
Có thể xem xét cho phép cách ly trường hợp F1 tại căn hộ chung cư, tập thể nếu có phòng cách ly riêng, khép kín.
Tham khảo: Điều kiện để F0 và F1 cách ly tại nhà là gì?
Câu hỏi 4 Cần chuẩn bị đồ đạc gì khi cách ly tập trung
Những vật dụng cần chuẩn bị khi đi cách ly tập trung, đầu tiên thứ quan trọng nhất là tiền, tiếp đến là vật dụng vệ sinh cá nhân như: bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng, khăn mặt, dụng cụ cắt móng tay, tăm, xà phòng giặt, dầu gội đầu, xà phòng tắm.
Quần áo mỏng nhẹ như đồ ngủ cũng là một trong những vật dụng cần thiết khi đi cách ly tập trung. Thời gian cách ly khá lâu nên bạn có thể đem vài vật dụng để giải trí như sách, truyện, sim điện thoại 4G để liên lạc với gia đình,…
Một số vật dụng khác như: Mỹ phẩm, băng vệ sinh, muỗng, đũa, nước rửa chén, đồ rửa chén, ấm đun siêu tốc,… cũng khá cần thiết đấy.
Tham khảo: Những món vật dụng cần đem theo nếu ‘lỡ’ phải đi cách ly
Câu hỏi 5 Tại sao có người tiếp xúc gần F0 mà không nhiễm bệnh?
Thứ nhất, do nhiều người đã bị nhiễm từ trước mà không hay biết.
Thứ hai, do người này đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 trong cơ thể tồn tại một lượng kháng thể nhất định nên không bị lây nhiễm.
Tham khảo: Vì sao có người tiếp xúc gần với F0 nhưng không bao giờ nhiễm bệnh?
Câu hỏi 6 Tiếp xúc F0 như thế nào để đảm bảo an toàn, không bị lây bệnh?
Đầu tiên cần ở riêng phòng với F0, sinh hoạt như ăn uống và tắm giặt cũng cần tách biệt, đặc biệt cần phải luôn luôn đeo khẩu trang thì nguy cơ lây nhiễm sẽ ít đi.
Phòng chống dịch
Câu hỏi 1 Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào?
Trước khi đeo khẩu trang bạn cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.
Che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.
Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng, nếu đã chạm vào khẩu trang, cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm. Không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần.
Để tháo khẩu trang thì bạn sẽ gỡ từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang), sau đó vứt ngay vào thùng kín rồi rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.
Tham khảo: Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách, phòng tránh Covid-19
Câu hỏi 2 Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc có an toàn hơn?
Đeo khẩu trang phải đúng cách thì sẽ có hiệu quả hơn là đeo nhiều cái cùng một lúc nhé.
Câu hỏi 3 Có cần rửa tay sau mỗi lần chạm vào vật dụng nhiều người động chạm không?
Chắc chắn là phải rửa tay ngay, bởi đây là bề mặt công cộng đã có nhiều người tiếp xúc trước đó.
Câu hỏi 4 Đi chợ nhiều, tránh lây nhiễm virus Corona như thế nào?
Khi đến mua thực phẩm tại khu thịt tươi sống, bạn cần chú ý rửa tay với xà phòng sau khi chạm vào động vật hay bất cứ sản phẩm từ động vật. Tuyệt đối không chạm tay vào thịt rồi đưa tay lên mắt, mũi hay miệng. Không nên tùy tiện chạm vào bất cứ thứ gì ở khu vực chợ nếu không cần thiết.
Câu hỏi 5 Đi ăn ngoài hàng mùa dịch Covid-19 cần lưu ý gì?
-
Chọn địa điểm ăn uống đảm bảo vệ sinh, tránh nơi đông người
-
Cẩn trọng với dịch vụ giao thức ăn
-
Hạn chế tham gia tiệc buffet
-
Không tụ tập ăn uống theo nhóm đông
-
Không dùng chung muỗng, đũa,…
-
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi nhà vệ sinh công cộng
-
Chú ý đeo khẩu trang trước và sau khi ăn xong
Tham khảo: Các điều cần lưu ý khi đi ăn bên ngoài thời Covid-19
Câu hỏi 6 Làm gì khi nhận bưu phẩm từ bên ngoài trong thời điểm dịch bệnh?
Chú ý giữ khoảng cách an toàn khi lấy hàng, ưu tiên hình thức thanh toán qua ví điện tử để hạn chế tối đa hoạt động tiếp xúc, cần vệ sinh gói hàng khi lấy bằng cách dùng xịt phòng khử khuẩn,…
Câu hỏi 7 Các hoạt động nào làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus Corona?
Một số hoạt động có nguy cơ làm tăng lây nhiễm virus Corona: Đi siêu thị hoặc trung tâm mua sắm, đi bộ hoặc đạp xe với người khác, chơi golf, đi biển, đi ăn tiệc cưới hay đi chung máy bay với người bệnh, đi tập gym, đi dự lễ cầu nguyện, đi cắt tóc, đi bar,…
Tham khảo: Bác sỹ cảnh báo các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao nhất
Tăng cường đề kháng
Câu hỏi 1 Làm thế nào để tăng cường đề kháng trong dịch bệnh Covid-19?
Tập thể dục, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, không lạm dụng chất kích thích, quan hệ tình dục lành mạnh, tiêm vắc xin đầy đủ để giúp cơ thể có một hệ miễn dịch tốt.
Câu hỏi 2 Thực phẩm nào giúp cơ thể phòng chống virus Corona?
Các món ăn nâng cao sức khỏe, phòng chống COVID-19 bao gồm: Thịt bò xào súp lơ, súp gà, canh bầu nấu nghêu, canh nấm nấu gừng, salad rau xanh, canh bí đỏ nấu thịt, canh sườn non củ cải trắng, canh bí đao nấu gà,…
Tham khảo: Các món ăn nâng cao sức khỏe, phòng chống COVID-19
Câu hỏi 3 Viên xông mũi có giúp phòng chống dịch Covid-19?
Viên xông có tác dụng cực kỳ hiệu quả tại nhà bởi vì viên xông có thể sử dụng để xông sát trùng nơi ở hoặc nơi làm việc, việc này có khả năng phòng chống virus cúm và các căn bệnh nguy hiểm lây qua đường hô hấp.
Tham khảo: Cách dùng viên xông để xông mũi, giải cảm cực kỳ hiệu quả tại nhà
Vệ sinh, khử trùng
Câu hỏi 1 Corona có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu?
Hiện vẫn chưa có thông tin Corona có thể tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ.
Câu hỏi 2 Corona có lây khi cầm tiền mặt không? Cách khử trùng tiền mặt trong các giao dịch?
Về câu hỏi corona có lây khi cầm tiền mặt không? Thì câu trả lời là có bởi vì tiền mặt luôn được luân chuyển từ tay người này sang người khác và theo đó, các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do các loại virus có thể xảy ra, đặc biệt là Corona.
Để an toàn trong thời gian có dịch, mọi người nên cẩn thận rửa tay bằng xà phòng sau khi giao dịch bằng tiền mặt.
Bên cạnh đó thì để hạn chế tối đa khả năng lây bệnh thì nên chuyển sang hình thức thanh toán số để hạn chế hình thức thanh toán trực tiếp và giao dịch tiền mặt trong giai đoạn covid hiện nay.
Tham khảo: Virus Corona có lây khi cầm tiền mặt?
Câu hỏi 3 Vệ sinh cá nhân như thế nào để phòng lây nhiễm Covid-19?
WHO khuyến cáo người dân mọi lứa tuổi nên thực hiện các hành động bảo vệ bản thân trước Virus Corona như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh đường hô hấp…
Tránh tiếp xúc gần mà không mặc đồ bảo hộ với bất kỳ ai có triệu chứng cảm lạnh. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở thì nên đi khám bệnh để được chẩn đoán.
Câu hỏi 4 Vệ sinh nhà cửa đúng cách để phòng chống dịch Covid-19?
Một vài hướng dẫn vệ sinh nhà cửa đúng cách để phòng dịch Covid-19: Nên thường xuyên dùng cồn (nồng độ 70% trở lên) để khử trùng mặt bàn, mặt ghế, tay nắm cửa,…
Việc giặt giũ thì nên sử dụng chế độ giặt ấm nhất để diệt vi khuẩn và giúp đồ khô nhanh hơn. Nếu giặt đồ bằng tay, bạn cần rửa tay ngay sau khi giặt.
Cũng cần thường xuyên làm sạch điện thoại, máy tính bảng, laptop hay các thiết bị điện tử khác. Việc đảm bảo cho môi trường thông thoáng và trong lành tại nhà cũng giúp ngăn chặn ngăn chặn sự sinh sôi của virus.
Tham khảo: Hướng dẫn vệ sinh nhà cửa đúng cách để phòng chống dịch COVID
Câu hỏi 5 Cách vệ sinh ô tô để phòng chống virus Corona?
Dùng bình xịt khử trùng chuyên dụng để vệ sinh chìa khóa và thiết bị điều khiển từ xa (Key Fob), tay nắm cửa, dây đai an toàn, những nốt bấm trên xe, cần số, phanh tay, vô lăng,… bề mặt thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tay thì nên vệ sinh cặn kẽ, sạch sẽ.
Câu hỏi 6 Có nguy cơ lây nhiễm cao hơn nếu đang sống ở vùng dịch?
Bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn nếu đang sống ở vùng dịch, vậy thì làm sao để biết mình đang sống tại vùng dịch? Cách duy nhất là tra cứu bản đồ thông tin dịch Covid trên COVIDmaps.
Hiện nay có 9 tỉnh thành đã triển khai bản đồ dịch tễ Covid-19, bao gồm: TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Lạng Sơn, Đà Nẵng.
Tham khảo: Tra cứu bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 ở tỉnh thành Việt Nam
Tiêm chủng
Câu hỏi 1 Vắc xin là gì? Vì sao cần tiêm vắc xin để phòng chống dịch Covid-19?
Vắc-xin là chế phẩm được điều chế để bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong. Cơ chế hoạt động của vắc xin sẽ thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể mà tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh nhanh và hiệu quả hơn.
Cần tiêm vắc xin phòng chống dịch Covid-19 bởi vì vắc xin làm giảm nguy cơ nguy cơ bị nhiễm cũng như lây nhiễm virus, vắc xin còn có thể giúp phòng bệnh và giảm được nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19.
Câu hỏi 2 Vắc xin Covid-19 cần tiêm bao nhiêu mũi? Mỗi mũi cách nhau bao lâu?
Theo Bộ Y tế, ngoại trừ vắc xin của hãng Johnson & Johnson, các vắc xin phòng COVID-19 còn lại đều tiêm 2 liều. Khoảng cách tiêm sẽ khác nhau tùy theo loại vắc xin mà bạn được tiêm:
VD: Nếu là vắc xin AstraZeneca thì cách từ 8-12 tuần, nếu là vắc xin Pfizer, Sputnik V hoặc vắc xin của Sinopharm thì khoảng cách là 3 – 4 tuần. Còn vắc xin Moderna là 4 tuần.
Tham khảo: Hướng dẫn đăng ký tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 nhanh chóng, đơn giản
Câu hỏi 3 Trường hợp nào nên tiêm Vắc xin Covid-19, trường hợp nào không nên tiêm?
Trường hợp nên tiêm vắc xin: Là những người đủ độ tuổi tiêm chủng và không có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần hay tá dược nào có trong vắc xin.
Trường hợp không nên tiêm vắc xin: Bệnh nhân từng mắc Covid-19 trong 6 tháng, phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ, người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào, người chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất,…
Tham khảo: Đối tượng nào được tiêm và không nên tiêm vaccine Covid-19?
Câu hỏi 4 Tiêm Vắc xin Covid-19 cần lưu ý điều gì trước, trong và sau khi tiêm?
Những điều cần lưu ý trước khi tiêm: Mang đầy đủ chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm ý tế, sổ khám bệnh, đơn thuốc hay sử dụng trong thời gian gần đây. Nên ăn uống đầy đủ trước khi tiêm vắc xin và tuân thủ quy tắc 5K khi đi tiêm.
Những điều cần lưu ý sau khi tiêm: Bạn cần phải ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi phát hiện sớm các phản ứng sau khi tiêm. Khi về nhà, nơi làm việc cần phải theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau khi tiêm. Nếu gặp những dấu hiệu nghiêm trọng thì cần đến cơ quan y tế để được theo dõi.
Tham khảo: Những lưu ý bạn cần biết trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19
Câu hỏi 5 Trẻ em bao nhiêu tuổi được tiêm Vắc xin Covid-19?
Trẻ từ 12 – 17 tuổi sẽ được tiêm vắc xin Covid-19.
Tham khảo: Thông tin về việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi
Câu hỏi 6 Tiêm Vắc xin Covid-19 có những tác dụng phụ gì ở người lớn và trẻ em?
Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở người lớn:
Cảm thấy không khỏe (khó chịu), mệt mỏi, ớn lạnh hoặc cảm thấy sốt (nhiệt độ không rõ), đau đầu, buồn nôn, đau khớp hoặc đau cơ,…
Tham khảo: Trẻ em tiêm vaccine Covid-19 có gặp tác dụng phụ như người lớn không?
Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ em:
Đau đỏ, sưng tấy vị trí tiêm hoặc toàn thân, trở nên mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, buồn nôn,… Ngoài ra, ở một vài trẻ có thể bị nổi hạch ở nách, cổ hoặc bị phát ban đỏ, ngứa ở vị trí tiêm của cánh tay, hay còn gọi là “Cánh tay COVID”.
Tham khảo: Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine Covid-19
Câu hỏi 7 Người đã dương tính với Covid-19 có cần phải tiêm Vắc xin?
Mọi người đều có khả năng tái nhiễm do các kháng thể suy giảm yếu đi sau khi lây nhiễm tự nhiên, cho nên những người đã từng mắc Covid đều cần phải được tiêm vắc xin Covid-19.
Tham khảo: Người đã từng mắc Covid có cần tiêm vaccine Covid-19 nữa không?
Câu hỏi 8 Phụ nữ mang thai có nên tiêm vắc xin Covid-19? Tiêm Vắc xin bao lâu thì nên mang thai?
Phụ nữ mang thai có nên tiêm vắc xin được không? Theo khuyến cáo tạm thời của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin Covid-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.
Sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 bao lâu thì được mang thai? Thời gian thích hợp để mang thai là sau tiêm khoảng 3 tháng, vì đây là khoảng thời gian để cơ thể sinh kháng thể chống lại virus, đảm bảo khả năng bị bệnh trong thai kỳ là rất thấp.
Tham khảo: Sau khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 bao lâu thì được mang thai?
Câu hỏi 9 Tiêm Vắc xin sau bao lâu thì sản sinh kháng thể virus?
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cần phải đợi ít nhất 15 ngày, và khi tiêm mũi thứ 2 khoảng 1 tháng thì vắc xin mới có tác dụng tối đa nhất.
Tham khảo: Sau khi tiêm vaccine Covid-19 bao lâu là có tác dụng?
Câu hỏi 10 Làm thế nào để cập nhật chứng nhận tiêm Vắc xin Covid-19?
Cách cập nhật chứng nhận tiêm Vắc xin Covid-19: Khi tiêm Vắc xin Covid-19 xong, thông tin chứng nhận tiêm sẽ được tự động cập nhật trên ứng dụng PC Covid, người đã tiêm vắc xin mũi 1 sẽ nhận giấy chứng nhận màu vàng, người đã tiêm đủ 2 mũi sẽ nhận giấy chứng nhận màu xanh.
Tham khảo: Cách cập nhật thông tin tiêm chủng vaccine Covid-19 nhanh
Câu hỏi 11 Làm thế nào để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm Vắc xin Covid-19?
-
Uống nhiều nước
-
Tập thể dục tại nhà
-
Chuẩn bị đầy đủ thức ăn sau khi tiêm
-
Không sử dụng rượu, bia sau tiêm
-
Sử dụng thuốc trị đau đầu, sốt sau khi tiêm
-
Nghỉ ngơi đầy đủ
-
Ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt
Tham khảo: 7 mẹo giảm triệu chứng khó chịu sau khi tiêm vaccine Covid-19
Du lịch thời Covid
Những điều cần lưu ý khi du lịch thời Covid:
-
Cần tiêm đầy đủ vắc xin trước khi đi du lịch.
-
Chuẩn bị thuốc đầy đủ cho cả chuyến đi (bao gồm thuốc trị bệnh kéo dài).
-
Tránh di chuyển bằng đường hàng không và du lịch trên biển. Nếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng cần tuân thủ quy tắc 5K.
-
Trong chuyến du lịch, hãy tránh tụ tập hay đến những địa điểm đông người.
-
Mang theo thức ăn và đồ uống của riêng bạn nếu bạn có thể.
Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch trong mùa dịch Covid-19 cần biết
Nguồn: Bộ Y tế
Với những thông tin về Corona được chia sẻ ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức để ứng phó kịp thời với Virus Corona. Hãy trang bị cho mình các kiến thức cần thiết về Corona để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình được an toàn nhất có thể.
Tham khảo một số loại nước rửa tay đang có bán tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 60+ câu hỏi thường gặp về dịch bệnh Covid-19 (virus Corona) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.