Bạn đang xem bài viết 6 Ngôi chùa quận Tân Bình tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
6 ngôi chùa ở quận Tân Bình dưới đây thu hút rất nhiều du khách chiêm bái rất đông đảo. Là điểm tựa tâm linh của tâm của người dân quận Tân Bình và các quận xung quanh. Mới mọi người cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này.
1. Chùa Phổ Quang
Chùa tọa lạc trong hẻm số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, P. 2, Q. Tân Bình. Thời gian mở cửa đón du khách thập phương tới chiêm bái từ 6h đến 20h hàng ngày. Bạn có thể thoải mái lựa chọn thời gian phù hợp để khám phá ngôi chùa này. Theo thời gian ngôi chùa ngày nay là một điểm đến không thể bỏ qua của các phật tử cũng như những tín đồ du lịch tâm linh.
Chùa do ông Nguyễn Viết Tạo khởi công xây dựng lần đầu vào năm 1951. Ban đầu chùa có có kiến trúc khá đơn giản và sơ sài nằm trong một khuôn viên nhỏ. Trải qua quá trình lịch sử và chiến tranh. Chùa xuống cấp trầm trọng trong thời gian từ năm 1961 -1999. Năm 1999 chùa được trùng tu, mở rộng toàn diện dưới sự quản lý của BTS Phật Giaó Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau trùng tu nâng cấp chùa trở nên khang trang và thu hút như ngày hôm nay.
Bước vào trong Điện Di Đà mọi thứ được bài trí một cách trang nghiêm. Bức tượng Phật Di Đà nằm ở giữa to lớn và uy nghi với chiều cao gần 7m. Đường kính rộng hơn 5m. Bức tượng này được chính tay nhà điêu khắc Phúc Điện tạc nên. Tầng trên của chánh điện cũng được xây theo lối kiến trúc truyền thống của chùa Bắc Tông. Ngôi điện thờ một bức tượng Phật bằng đồng cao 5m được thỉnh từ Trung Quốc.
2. Chùa Viên Giác
Chùa Viên Giác tọa lạc ở số 193 đường Bùi Thị Xuân, một con đường nhỏ thuộc phường 1, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, gần kề chợ Phạm Văn Hai. Chùa Viên Giác theo Phật giáo Bắc tông do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh khai sáng vào năm 1955, ban đầu chỉ là một cái am nhỏ được dựng lên để ẩn tu, nên lúc đó có tên là Ðộc Giác. Sau những lần kiến tạo quy mô, chùa được đổi tên là Viên Giác, có ý nghĩa là sự giác ngộ tròn đầy.
Đến năm 1976, Chùa mới thỉnh Thượng tọa Thích Minh Phát về điều hành Phật sự.
Hai mươi năm sau tức năm 1996, vì sức khỏe của Thượng tọa yếu kém, bệnh không thuyên giảm nên Chùa thỉnh Ðại đức Thích Lệ Trang về trụ trì. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng Chùa vẫn không tránh khỏi sự tàn tạ theo thời gian và nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng Phật tử ngày càng cao, nên vào đầu mùa xuân năm Tân Tỵ (2001), Ðại đức Thích Lệ Trang cho khởi công trùng hưng ngôi Tam Bảo.
3. Ngôi Chùa Pothiwong
Chùa Pothiwong còn có tên gọi chính thức khác là Bodhivangsa Pathi Vong. Ngày nay chùa nằm tại số 21/2 trên đường Bùi Thế Mỹ, Phường 10, Quận Tân Bình. Ngôi chùa nằm uẩn khuất trong khu dân cư sầm uất có diện tích tương đối nhỏ. Để tìm tới chùa các bạn có thể di chuyển bằng grap, taxi, xe bus.
Năm 1960 chùa được thành lập bởi một hòa thượng có pháp danh Thạch Âm. Ban đầu chùa có tên gọi Onteskosey với diện tích vào khoảng 470m2. Vào năm 1975 trong chuyển biến chính trị xã hộ hòa thượng Thạch Âm bỏ ra nước ngoài định cư nên ngôi chùa này bị bỏ hoang. Vài tháng sau Hòa thượng Giới Nghiêm đã đến đây trông coi ngôi chùa và gìn giữ ngôi tam bảo nguyên vẹn đến bây giờ. Năm 1993 hòa thượng Lâm Ym được các phật tử thỉnh về làm trụ trì. dưới sự chứng kiến của Hòa thượng Giới Nghiêm hòa thượng Lâm Ym đặt tên là chùa Pothiwong. Hòa thượng Lâm Ym viên tịch vào năm 2000. Năm 2001 Đại đức Tăng Ngọc An được giáo hội phật giáo cử đến đây làm trụ trì cho đến nay.
Kiến trúc Chùa Pothiwong được xây dựng theo truyền thống kiến trúc chùa của người Khmer Nam bộ. Do diện tích khiêm tốn nên chùa không thể xây từng công trình riêng lẻ. Toàn bộ kiến trúc chùa được chia làm 2 tầng. Nhà tăng xá , thư viện, nhà bếp, ở tầng một. Gian thờ các vị Hòa thượng có công xây dựng và cai quản chùa đã viên tịch, Chánh điện, phòng thờ hài cốt của người dân gửi nằm ở tầng hai.
4. Chùa Đức Lâm
Chùa Đức Lâm tọa lạc trên đường Gò Cấm Đệm, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1744 do Tổ Đạo Huê-Huyền Quảng, đời thứ 38 dòng Chánh Tâm khai sơn, chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa có nét đẹp cổ kính. Chùa được trùng tu vào năm 1900, 1998.
Chùa theo hệ phái Bắc Tông nên có kiến trúc khá giống các ngôi chùa Miền Bắc với phần mái lợp ngói mũi, các đầu đao trang trí họa tiết hình rồng. Tổng thể điện thờ vẫn là “tiền Phật hậu tổ”. Chánh điện thờ phật và phía sau thờ tổ. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Pho tượng đức Phật A Di Đà được tôn trí ở giữa, hai bên có tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Trước có tượng đức Phật Thích Ca và hai vị Hộ Pháp hai bên. Chùa còn giữ được rất nhiều pho tượng gỗ cổ. Ngoài ra còn các khu tăng phòng, thư viện,…..
5. Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm còn có tên gọi là Tổ Đình Giác Lâm có địa chỉ tại số 565 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Chùa được các cư sĩ đóng góp để bắt đầu xây dựng vào năm 1744 dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có nhiều cái tên được người dân sử dụng như Sơn Can, Cầm Sơn hay Cầm Đệm.
Tới năm 1774 chùa được đổi tên thành Chùa Giác Lâm bởi thiền sư Viên Quang. Và từ đó chùa đã trở thành trung tâm tín ngưỡng phật giáo của nơi đây thu hút rất nhiều phật tử. Chùa được trùng tu lần đầu vào năm 1798 sau nửa thế kỷ xây dựng. Quy mô được mở rộng hơn mà các hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển.
Chùa Giác Lâm được xây theo lối kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa Nam Bộ là kiến trúc hình chữ Tam. Có 3 dãy nhà song song với nhau trên một khuôn viên gồm nhà trai, chính điện và giảng đường.
Cổng Nhị Quan của Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1945. Trên cổng có 2 con sư tử ngồi chầu ở 2 góc cổng biểu trưng cho văn hóa phật giáo Ấn Độ và đầu rắn Naga theo đặc trưng của văn hóa Phật giáo Khmer. Trên cổng có đề dòng chữ Hán về Ô quan Thái tử đời Đường. Cổng chùa không đi thẳng vào chính điện do quan niệm quỷ thần đi theo đường thẳng.
6. Chùa Từ Tân
Địa chỉ chùa Từ Tân nằm trong con hẻm tại số 90/153, Đường Trường Trinh, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa nổi danh là nơi tìm về của các phật tử thập phương để tham gia các khóa tu học làm người, các tràng giải đạo thiền tự của trụ trì chùa Từ Tân.
Giống với bất kì ngôi chùa tại Sài Gòn thì chùa Từ Tân là ngôi chùa phật giáo thu hút được rất nhiều tăng ni phật tử về tu hành. Ngôi chùa nằm tại quận Tân Bình. Ngôi chùa có vị trí đắc địa và rất thuận tiện cho du khách thập phương về chiêm bái và tu hành tại chùa. Chùa Từ Tân quận Tân Bình ẩn mình dưới bóng cây xanh rợp mát với tiếng chim hót líu lo sẽ làm cho tinh thần quý bạn thanh thản hơn. Cho nên ngay bây giờ hãy chúng ta bắt đầu hành trình tìm hiểu ngay về ngôi chùa này nhé.
Chùa được xây dựng khá lâu, tuy nhiên mới ban đầu kinh phí chưa đủ nên chùa chỉ là nơi sinh hoạt nhỏ, được làm bằng chất cây, ván, mái tôn rất đơn giản để người yêu mến Phật đạo có thể học tu đạo và bái lễ.
Sau này, đến năm 1980, Thượng tọa Thích Viên Giác về đảm nhận dìu dắt Phật tử và truyền bá chánh pháp được rộng rãi hơn. Trong giai đoạn này, thầy đã từng bước sang sửa, trùng tu lại ngôi chùa để nhanh chóng khang trang, lấy làm chỗ dạy và tuyền bá Phật giáo để nhanh chóng đáp ứng lòng mong đợi của các Tăng ni, Phật tử.
Đăng bởi: Sơn Hoàng
Từ khoá: 6 Ngôi chùa quận Tân Bình
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 Ngôi chùa quận Tân Bình tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.