Bạn đang xem bài viết 6 Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến – lớp 8 hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì, nhiều đau thương mất mát nhưng cũng anh dũng, kiên cường. Nhiều vật dụng thô sơ, mộc mạc, giản dị đã gắn liền với thời kì máu lửa ấy, gợi nhắc chúng ta về những năm tháng gian khó trong lịch sử. Đó là chiếc mũ, chiếc gậy, chiếc võng Trường Sơn đã theo các anh bộ đội cụ Hồ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong số những quân trang, quân dụng của người lính, ta cũng không thể nào quên hình ảnh đôi dép lốp giản dị đã băng qua khắp mọi nẻo đường. Đôi dép lốp một thời đã trở thành kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí những người dân Việt Nam. Đôi dép theo chân Bác Hồ đi đến khắp mọi miền Tổ quốc. Những đồ vật tưởng như nhỏ bé ấy cũng đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Mời các bạn tham khảo một số dàn ý bài văn thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 5
I/ Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
Hai cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân ta gắn liền với biết bao huyền thoại. Đó là chiếc mũ cối có hình ngôi sao năm cánh, là chiếc áo lính hòa cùng màu xanh của cây rừng, là những lá thư đẫm nước mắt từ tiền tuyến gửi về hậu phương… Đó còn là đôi dép cao su giản dị, là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và hành trình gian khổ của nhân dân Việt Nam.
II/ Thân bài
1. Nguồn gốc lịch sử
– Ra đời trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc.- Được phát minh để khắc phục hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của chiến sĩ.
– Là vật dụng yêu thích của Bác Hồ, là đôi dép được Bác sử dụng nhiều nhất bất kể là khi đi gặp nhân dân hay đi công tác.
2. Hình dáng ( đặc điểm cấu tạo)
– Về hình dáng thì dép cao su có nhiều nét giống như đôi dép bình thường.- Dép thường có màu đen hoặc nâu.- Thời chiến, đôi dép cao su được chế lại từ lốp xe ô tô bỏ đi. Ngày nay dép cao su vẫn được sử dụng nhưng được cải tiến hơn với chất liệu từ nhựa cây cao su hoặc cao su nhân tạo.- Dép có phần đế dày và chắc chắn nhưng đi rất êm. Phía hai bên đế dép được đục khoảng sáu đến tám lỗ tròn nhỏ để quai dép có thể luồn xuyên qua.- Dưới đế có những rãnh hình thoi để tránh trơn trượt.
– Tùy vào từng kiểu dép cao su mà quai dép có dạng to bản hoặc nhỏ hơn. Dép cao su truyền thống có dạng hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song có chiều ngang khoảng 1,5cm. Có loại dép bản to đến 5cm che kín phần mu bàn chân, phía dưới là hai chiếc quai nhỏ hơn ôm sát lấy cổ chân.
3. Công dụng, ý nghĩa
– Thời chiến dép cao su là vật bất ly thân, đi vào đời sống và chiến đấu của các anh bộ đội.- Dép đi nhẹ, ít gây ra tiếng động mạnh làm chú ý quân địch.- Chắc không có loại dép nào bền như dép cao su. Đoạn đường hành quân dài hàng trăm cây số, trèo đèo lội suối bao nhiêu quãng không đếm xuể, đôi dép huyền thoại ấy vẫn không mòn, không rách.- Không giống như giày nhiều lúc đi sẽ bị bí và nóng lại thấm nước, dép cao su có thể đi dưới trời mưa mà không sợ bị hỏng. Vào mùa hè thì dép cao su tạo cho người đi cảm giác sạch sẽ thoáng mát.- Dép cao su là biểu tượng của cả một thời lửa đạn hào hùng. Đó là những năm tháng gian khổ nhưng đoàn kết gắn bó. Đôi dép cao su dưới bước chân của những người lính quả cảm, của những con người thuần hậu chất phác giản dị đã đi vào bao lời ca đẹp, bao vần thơ hay.- Ngày nay, dép cao su vẫn được tìm mua bởi những cựu chiến binh ngày xưa không chỉ vì bền mà còn vì những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa lịch sử của nó.
– Dép cao su được thiết kế với nhiều kiểu dáng cũng rất phổ biến với học sinh sinh viên vì giá thành rẻ và tiết kiệm.
4. Cách bảo quản giữ gìn
– Vì là cao su có tính chất đàn hồi nên dép rất bền và sử dụng được lâu.- Cao su có tính chất bắt lửa tốt nên chúng ta cần để dép ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao.
– Khi bị bẩn dép có thể rửa sạch lại bằng nước một cách dễ dàng.
III/ Kết bài
– Nêu cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh
Đã trải qua bao nhiêu thập kỉ nhưng dép cao su vẫn là loại dép được ưa chuộng bởi người dân nước ta. Dép cao su gợi về một thời gian khó để con người ngày nay thêm hiểu và trân trọng hòa bình hơn. Dép cao su với ý nghĩa và công dụng của nó sẽ mãi là người bạn thân thiết của con người nước Việt.
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 5
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 1
I. Mở bài:
– Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.
– Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
– Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.
II. Thân bài:
1/ Lịch sử ra đời:
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.
2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:
– Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.
– Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.
– Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.
– Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.
3/ Nét đặc biệt, công dụng:
– Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ
– Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.
(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: Trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).
– Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
– Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.
4/ Bảo quản:
– Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:
– Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.
– Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.
III. Kết bài:
Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 1
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 4
I. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
Trong những năm tháng gian khổ mà oanh liệt hào hùng của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ dân tộc ta đã trải qua vô vàn những khó khăn, thử thách với điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, cơ sở vật chất thiếu thốn với những hành trang thô sơ như chiếc mũ cối, chiếc áo bay, chiếc võng Trường Sơn… Trong đó không thể thiếu là đôi dép lốp trong kháng chiến. Đây cũng là một nhân chứng của lịch sử hào hùng.
a. Xuất xứ:
– Vào hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn lúc bấy giờ, khi tất cả dồn hết sức và lực lên tiền tuyến thì ta càng cần phải biết tiết kiệm, sử dụng chế tạo các đồ phế phẩm một cách hiệu quả. Cũng trong hoàn cảnh đó với bàn tay và khối óc của con người Việt Nam thì đôi dép lốp cao su được ra đời.
– Đôi dép lốp là loại dép được làm từ săm, lốp cao su thường là đã bị bỏ đi hoặc đã qua sử dụng. Từ đó đến nay đôi dép lốp đó đã gắn bó với người lính cụ Hồ trên mỗi chặng hành quân kháng chiến.
b. Đặc điểm :
– Đôi dép có hình dáng cũng giống như những chiếc dép bình thường được sử dụng ngày nay, nhưng nó cũng có những nét rất riêng biệt.- Quai dép được làm từ săm( ruột) xe đã qua sử dụng , thường là ruột xe ô tô chở vũ khí đạn dược khi lốp đã bị hỏng. Hai quai trước bắt chéo nhau, còn hai quai sau thì song song vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng hơn 1cm.- Phần đế dép được làm từ lốp( vỏ) xe hoặc được đúc bằng cao su. Đế còn đục những lỗ nhỏ để xỏ quai qua. Và điều đặc biệt ở đây là giữa quai và đế được gắn kết vào nhau một cách rất chắn chắn mà không cần bất cứ một thứ keo kết dính nào cả, mà tất cả là nhờ sự giãn nở của cao su.- Phía dưới của đế dép có những đường rãnh để tạo độ ma sát giúp các chiến sĩ không bị trơn trượt khi qua những địa hình hiểm trở.
– Vì được làm từ cao su nên đôi dép có màu đen của cao su. Chiếc dép cao su trông thật đơn giản, mộc mạc nhưng đã khẳng định tài năng và khối óc của con người Việt Nam. Dép lốp cũng có rất nhiều những tên gọi như: dép cao su, dép râu, dép Bình Trị Thiên…
c. Công dụng, vai trò:
– Dép lốp rất dễ làm và trong kháng chiến thì nó lại không có giá trị tiền bạc mà quan trọng hơn cả là giá trị tinh thần, những người lính có thể làm để tặng những người đồng đội của mình.- Dép rất dễ sử dụng trong mọi địa hình dù trèo đèo hay lội suối, đường lầy lội hay sỏi đá đều đi rất dễ dàng- Do dép ôm sát chân và cũng khá mềm nên khi đi lại rất dễ chịu và khá là nhẹ thuận tiện cho việc di chuyển.- Dép lốp có thể sử dụng cả trời nắng lẫn trời mưa. Khi trời nắng thì thoáng mát, trời mưa thì cũng không lo bị nước. Khác với khi mang giày, nếu trời nắng mang giày dễ bị đổ mồ hôi, còn trời mưa dễ bị ẩm ướt mắc các bệnh ngoài da. Và trong thời gian kháng chiến trường kì, đã có rất nhiều những người chiến sĩ hi sinh, sức lực và tiền bạc, cơ sở vật chất thiếu thốn thì ta cũng không đủ điều kiện cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ thì đôi dép lốp thô sơ ấy luôn gắn bó và đồng hành cùng các anh bộ đội.- Dép lốp cũng rất dễ vệ sinh, chỉ cần rửa với nước là sạch
– Ngoài ra thì dép lốp còn có ưu điểm nữa là nó rất bền.
d. Cách bảo quản:
– Dép lốp không chỉ bền, dễ làm, dễ sử dụng mà nó cũng rất dễ bảo quản.
– Khi sử dụng ta cần lưu ý cần tránh để dép ở môi trường có nhiệt độ quá cao vì chất liệu làm từ cao su, đi đường nếu bị bùn đất nên rửa sạch.
e. Giá trị tinh thần:
– Đôi dép lốp chính là một món kỉ vật vô giá, là minh chứng cho một thời đại lịch sử hào hùng và bi tráng của dân tộc. – Những năm tháng đau thương mất mát đã đi qua, chiến tranh cũng đã lùi vào dĩ vãng nhưng những di chứng vẫn còn để lại những nỗi đau, tuy nhiên đó cũng là những năm tháng với rất nhiều những giá trị lịch sử bi hùng, với cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng đầy lí tưởng mục đích chính nghĩa, với những vật dụng quen thuộc mà đơn sơ, với sự lạc quan, hài hước của người lính. Đôi dép lốp đã được gắn bó với những tháng năm như thế.- Đôi dép lốp mang những giá trị biểu tượng mạnh mẽ thể hiện tinh thần chiến đấu, ý chí của con người Việt Nam với đôi chân Việt gan dạ, dũng cảm, bền bỉ.- Đôi dép lốp cũng góp phần tạo nên truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nó là người bạn đường giản dị, mộc mạc, đơn sơ của người lính Việt Nam trong kháng chiến.
– Mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị quý báu của dân tộc, trân trọng đôi dép lốp đơn sơ, mộc mạc, đáng quý ấy.
III. Kết bài :
Cảm nghĩ bản thân mình
Ngày nay tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó vẫn luôn gợi nhắc mỗi chúng ta về một thời đại hào hùng của dân tộc. Đôi dép lốp đã làm nên vẻ đẹp của người lính cụ Hồ anh dũng. Hiện nay đôi dép lốp đã được bảo quản ở một nơi trang nghiêm trong bảo tàng lịch sử Việt Nam để lưu dữ chứng nhân lịch sử ấy.
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 4
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 6
Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến: là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Khẳng định ý nghĩa của đôi dép lốp, là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 6
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 3
1. Mở bài
– Dép lốp là loại dép đặc biệt có ý nghĩa to lớn, là một hình ảnh bất hủ, là biểu tượng cho một thời kì kháng chiến chống đế quốc gian khổ và kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
– Do điều kiện chiến đấu gian khổ, thiếu thốn.
– Ý tưởng của Đại tá Hà Văn Lâu, chính thức được chế tạo khoảng năm 1947.
– Có nhiều tên khác nhau như dép lốp, dép cao su, dép cụ Hồ.
* Ý nghĩa:
– Biểu tượng nổi tiếng của bộ đội cụ Hồ.
– Tượng trưng cho sự gian khổ, thiếu thốn về vật chất đồng thời cũng là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam: Sự sáng tạo, thiếu sức chiến đấu mạnh mẽ, họ sẵn sàng khắc phục và vượt qua mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.
– Trở thành huyền thoại, một ví dụ kinh điển về sự giản dị và đức tính tiết kiệm, là biểu tượng cho “cuộc đời cách mạng” vì nước, vì dân của Bác.
– Là đôi dép hiếm hoi được đưa vào trong các tác phẩm nghệ thuật.
* Hình dáng và cách chế tạo:
– Gồm hai quai bắt chéo trên mu bàn chân và hai quai bắt ngang cổ chân. Đế dép phẳng và dày, mặt dưới là mặt ngoài của lốp xe chống trơn trượt rất tốt.
– Vật liệu chủ yếu là lốp và săm xe đã cũ, người ta cắt lấy phần giữa của lốp xe theo khuôn hình bàn chân làm đế dép, sau đó đục 8 lỗ để xỏ quai.
– Phần quai dép được làm từ săm xe, người ta cắt các mảnh quai rộng khoảng 1-1,5cm, chiều dài khoảng 12-15cm tùy cỡ chân, rồi dùng tay luồn qua các lỗ đã được đục trên đế dép.
* Đặc tính:
– Giản dị, rẻ tiền nhưng vô cùng tiện dụng, có đặc tính chống trơn trượt, đi được trên mọi địa hình, bảo vệ chân tốt.
– Đặc biệt với chất liệu cao su và phần quai dép ôm lấy cổ chân và mu bàn giúp dễ dàng băng rừng lội suối.
– Phù hợp với hoàn cảnh chiến đấu của nhân dân ta thời bấy giờ, bởi được làm từ vật liệu tái chế, rẻ tiền và vô cùng bền vững.
– Tiện dụng, lại thoáng mát, dễ cọ rửa, mau khô không sợ những điều kiện thời tiết thất thường.
3. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ cá nhân về đôi dép lốp.
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 3
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 2
1. Mở bài:
– Đôi dép lốp cao su là vật dụng gắn bó với người Việt Nam, đặc biệt là gắn bó với lãnh tụ, cán bộ và chiên sĩ ta trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ.
– Đôi dép lốp là vật chứng thể hiện óc sáng tạo, lối sống giản dị và tinh thần vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chông xâm lược vĩ đại của dân tộc ta.
2. Thân bài:
a. Lịch sử ra đời
– Cho đến bây giờ, chúng ta không thể biết được ai là người đầu tiên làm ra đôi dép cao su.
– Chỉ biết rằng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ.
– Những người chiến sĩ nói riêng, những người tham gia kháng chiến nói chung đều phải sống cuộc sống vất vả. Quân trang, quân dụng, lương thực, thuốc men,… tất cả đều thiếu thôn.
– Trong hoàn cảnh đó, có người đã nghĩ ra cách làm đôi dép để đi. Dép được làm bằng lốp và săm (ruột) xe ô tô đã qua sử dụng.
=> Đôi dép lốp cao su ra đời.
b. Hình dáng, cấu tạo của đôi dép
– Dép có hình như hình bàn chân.
– Kích cỡ to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào chân người đi.
– Một đôi dép có hai chiếc: Chiếc dép chân phải và chiếc dép chân trái.
– Mỗi chiếc gồm hai phần: Đế dép và quai dép.
+ Đế dép:
– Làm bằng lốp ô tô đã qua sử dụng.
– Đế dép thường có màu đen
– Dưới đế có những rãnh hình thoi để khi đi đỡ trơn, đỡ té.
– Đế dép có rạch 8 rạch thẳng nhỏ để xâu quai.
+ Quai dép:
– Làm bằng săm (ruột) bánh xe ô tô.
– Bề rộng của quai khoảng l,5cm.
– Dép có 4 quai: 2 quai trước + 2 quai sau.
– 2 quai trước bắt chéo nhau rồi xâu đầu quai xuống đế.
– 2 quai sau xâu song song. Khi đi, quai sau sát gót vòng lên trước cổ chân. Quai còn lại vòng xuống sau gót chân. Nhờ vậy, hai quai sau ôm cổ chân thật chặt.
– Đầu quai dép được xâu vào đế dép mà không cần keo dính. Vậy mà đi rất bền ít khi quai bị tuột khỏi đế nhờ sự đàn hồi của cao su.
c. Công dụng và cách bảo quản
– Dép lốp cao su dỗ làm, giá thành rẻ.
– Dễ sử dụng trong mọi hoàn cảnh, nhất là đối với các chiến sĩ hành quân trong rừng.
– Dép nhẹ, thoải mái cho người đi.
– Dép dễ bảo quản. Nếu dép dính bùn đất, ta chỉ cần rửa cho sạch.
– Nếu không may quai dép bị tụt khỏi đế, ta chỉ cần dùng que xâu (làm bằng cật tre, gấp đôi lại hoặc bằng nhôm, que xâu luồn qua đế dép (từ phía dưới lên) rồi kẹp đầu quai rút qua đế là được.)
3. Kết bài:
– Đôi dép cao su thể hiện được óc sáng tạo của người Việt Nam.
– Là minh chứng cho chúng ta ngày nay thấy được đồ dùng của những người chiến sĩ, người tham gia kháng chiến trong những ngày đầu gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Đôi dép lốp được bày trong Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là lời nhắn gửi, nhắc nhở của thế hệ ông cha ông đối với thế hệ trẻ.
Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 2
Đăng bởi: Đại Ngốc
Từ khoá: 6 Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến – lớp 8 hay nhất
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến – lớp 8 hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.