Bạn đang xem bài viết 5 thói quen không tốt khi chụp ảnh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi bạn chụp hình mà quá chú ý vào các tình tiết nhỏ nhặt thì sẽ làm ảnh hưởng tới sự cảm nhận hình ảnh giống như bạn cứ luôn nghĩ đặt ISO thấp xuống để không bị nhiễu ảnh, chỉnh sửa tất cả hình chụp ra hay lo quan tấm đến việc người coi nghĩ gì có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều khoảnh khắc ấn tượng hay dễ bị nao núng trước mỗi lần bấm máy. Sau đây Siêu thị điện máy DienmayXANH.com thống kê các lời khuyên từ bỏ các thói quen không phù hợp mỗi khi chụp hình của các trang mạng nổi tiếng.
Sự đắn đo, luôn suy nghĩ nhiều
Nên chụp lại các cảnh sinh động hơn
Một trong nhiều thói quen điển hình nhất trong giới nhiếp ảnh gia không chuyên nghiệp là sự đắn đo của người cầm máy. Luôn luôn suy nghĩ nhiều trong một số tình huống ngăn cản lớn đến việc ghi lại những khoảnh khắc xuất thần thoáng qua. Có thể khẳng định, đa số các người chụp hình nghiệp dư thường quan tâm đến việc người thưởng thức hình nghĩ gì về ảnh của họ và số đông đều yêu thích chụp hình với một cảm xúc vui vẻ hơn là bị chụp lại một cảm xúc buồn bã giống ảnh một đứa trẻ đang khóc thét lên.
Bên cạnh cảm giác đắn đo một yếu tố khác không nhỏ ngăn cản việc chụp lại một tấm ảnh đẹp là thiết bị máy ảnh chưa sẵn sàng. Nói một cách dễ hiểu hơn là chiếc máy ảnh của người chụp không được tùy chỉnh để có thể dễ dàng “bắt trọn” được các khoảnh khắc xảy tức thời quanh họ. Những trường hợp này, các “tay máy” nên tùy chỉnh chức năng chụp ảnh tự động hoàn toàn hay tự động một phần.Ngoài ra, chế độ tự động hoàn toàn vẫn là một lựa chọn ưu tiên, giúp người chụp luôn thoải mái và sẵn sàng đối mặt với các tình huống. Tuy nhiên, nếu máy ảnh hiện đại thì người dùng có ít kinh nghiệm cũng có thể lựa chọn chế độ chụp ảnh RAW và xử lý hậu kỳ sau đó.
Chỉnh ISO xuống thấp để tránh nhiễu hạt
Nỗi sợ hình ảnh bị nhiễu khi chỉnh ISO lên cao
Theo các thống kê thì nhiều người dùng luôn cố gắng điều chỉnh thông số ISO xuống thấp nhằm giảm thiểu tình trạng nhiễu hạt. Vì vậy nỗi sợ nhiễu hạt ám ảnh họ và mang đến cho họ một tấm ảnh nhòe mờ vì tốc độ chụp hạ xuống quá thấp. Các nhiếp ảnh gia hiện nay còn muốn tăng thêm độ nhiễu hạt cho ảnh để tạo ra hiệu ứng độc đáo.
Ngoại trừ trường hợp nguồn sáng môi trường quá cao, việc cài đặt giá trị ISO cao là vô nghĩa, các tay máy nên mạnh dạn tăng giá trị ISO để lợi hơn về tốc độ chụp. Nếu lo sợ hình ảnh bị nhiễu hạt, sau khi chụp người dùng có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để giảm tối đa mức độ nhiễu ảnh. Dĩ nhiên, mỗi máy đều có một giới hạn nhất định trong việc khử nhiễu ảnh ở ISO cao. Người dùng tốt nhất nên tìm cho mình một giá trị ISO cao tốt nhất nhằm tránh tình trạng sai sắc và giảm độ chi tiết ảnh. Một mẹo nhỏ khác để xử lý các ảnh nhiễu hạt nặng là chuyển từ ảnh màu thông thường sang ảnh đen – trắng với sự trợ giúp của các phần mềm xử lý.
Xem chi tiết đến từng điểm ảnh
Không nên xem quá chi tiết hình ảnh đã chụp
Nếu bạn luôn phóng to kích cỡ của hình ảnh đã chụp khi xem lại trên máy tính, thì bạn nên từ bỏ sớm thói quen này đi. Ngoài việc hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ 1:1 là lý do khiến người chụp không dám thiết lập thông số ISO cao. Trừ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có nhu cầu in hình kích thước lớn thì hầu hết người dùng máy đều in hình khổ nhỏ hay đăng tải lên trên cộng đồng mạng xã hội để chia sẻ với bạn bè, người thân. Vì vậy, những hình ảnh bạn nghĩ rất “xấu” khi xét từng điểm ảnh có thể sẽ vẫn rất tuyệt vời khi in ở khổ nhỏ hay được thu nhỏ kích thước lại để chia sẻ với mọi người.
Chụp nhiều hình ảnh liên tục
Không nên chụp hình liên tục
Một thói quen không tốt khác khi bạn cầm máy là việc bấm chụp liên tục và hy vọng sẽ có được một bức hình đẹp trong nguyên album ảnh này khi xem lại trên máy tính sau đó. Tất nhiên, bạn có thể chọn cách chụp này và có khi may mắn chọn được một tấm ảnh yêu thích. Nhưng người chụp sau đó sẽ không biết được họ đã chụp được hình ảnh đẹp từ album ảnh đó như thế nào và khó thực hiện lại lần nữa.
Để không gặp tình trạng này, các “tay máy” nên tập trung quan sát tới ánh sáng, khung cảnh, không gian và thời gian chụp ảnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu chi tiết về bố cục ảnh, thử sử dụng một số tính năng trên máy như cân bằng trắng, bộ lọc màu sắc và xem chiếc máy ảnh của mình như một người họa sỹ đang cầm bút tạo ra một bức họa với nhiều cung bậc cảm xúc.
Chỉnh sửa tất cả hình ảnh đã chụp
Đừng quá chú trọng chỉnh sửa hình
Chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp để có một bức ảnh đẹp hơn là một điều tốt. Tuy nhiên, thao tác chỉnh sửa gần như các ảnh đã chụp là một thói quen không tốt khiến bạn mất nhiều thời gian để xử lý. Bạn nên chọn ra những hình ảnh đáng chỉnh sửa nhất và xóa khỏi bộ sưu tập của mình những tấm ảnh xấu để tiết kiệm ổ cứng. Có thể nói, thói quen này rất khó từ bỏ nhất vì đa phần bạn luôn cảm thấy khó khăn khi quyết định xóa một tấm hình mà đã chụp. Tuy vậy, cần phải nhớ rằng với việc chọn lọc kỹ ban đầu, bạn càng có được những bức ảnh đẹp tuyệt vời và tiết kiệm bộ nhớ, pin của máy ảnh rất nhiều.
DienmayXANH.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 thói quen không tốt khi chụp ảnh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.