Bạn đang xem bài viết 5 loại giấy tờ bắt buộc đổi thông tin sau khi đổi CCCD gắn chip tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thông tin đề trên CCCD gắn liền với rất nhiều loại giấy tờ khác nhau. Sau khi tiến hành đổi sang căn cước mới, sẽ dẫn theo việc thay đổi thông tin trên những loại giấy tờ đó để đảm bảo sự đồng nhất. Vậy những giấy tờ nào cần thay đổi thông tin và những lưu ý nào khi thực hiện? Bạn cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hộ chiếu
Theo luật ở nước ta, khi điền tờ khai xin cấp hộ chiếu X01, người dân bắt buộc cung cấp các thông tin như họ tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, số CMND/thẻ CCCD… và chúng sẽ luôn xuất hiện trên hộ chiếu.
Hộ chiếu có thể hiện số CMND/CCCD nên sửa CCCD thì tất nhiên phải sửa cả hộ chiếu. Việc này để tránh bị làm khó dễ khi hải quan cửa khẩu một số nước yêu cầu công dân công dân trình thêm CCCD.
Tham khảo thêm: Những giấy tờ làm căn cước công dân gắn chip
Tài khoản ngân hàng
Thông tin từ Info Finance, khi CCCD được đổi mới thì số cũ sẽ thay đổi. Khi số CMND thay đổi thì thông tin cá nhân trong các hồ sơ tài khoản ngân hàng cũng không còn trùng khớp. CMND là công cụ để xác minh bạn có là chủ tài khoản hay không. Nếu các số bị sai lệch thì nhân viên không thể đối chiếu và xác nhận bạn là chủ tài khoản và ảnh hưởng đến giao dịch.
Sau khi thay đổi CCCD, bạn nên liên hệ với ngân hàng quản lý tài khoản để hỗ trợ kịp thời thay đổi thông tin cá nhân, để đảm bảo mọi giao dịch diễn ra thông suốt.
Giấy tờ nhà, sổ đỏ, sổ hồng
Trích từ tờ Luật Việt Nam, điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận như sau:
“Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”
Theo đó, thông tin số CMND/CCCD của người sử dụng, sở hữu đất đai gắn liền với đất được ghi tại trang 1 Giấy chứng nhận.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn với đất khi đổi mới CCCD không ảnh hưởng tới quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Việc xác nhận thay đổi được thực hiện theo yêu cầu.
Tóm lại, đây là giấy tờ không hoàn toàn bắt buộc phải đổi. Nhưng để tránh những rủi ro giao dịch mua bán sau này nếu có, bạn nên cân nhắc đổi lại nha.
Thông báo với cơ quan thuế
Dẫn từ Thư Viện Pháp Luật, khi đổi CMND/CCCD cũ 9 số sang CCCD gắn chíp, người nộp thuế cần thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định pháp luật được trích dẫn như sau:
Khoản 2, 3 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
“Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
3. Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân.”
Đây là việc làm giúp bạn đỡ gặp vấn đề và phiền phức khi thực hiện kê khai, quyết toán thuế sau này. Cũng rất thuận tiện để tra cứu mã số thuế.
Sổ bảo hiểm xã hội
Thông tin trích từ Thư Viện Pháp Luật, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định việc đổi hoặc điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT trong các trường hợp sau:
Số CMND là một trong các phương thức để quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong kho cơ sở dữ liệu chung. Vì thế, không cần cấp lại sổ BHYT hay BHXH mà chỉ cần thực hiện nghiệp vụ điều chỉnh thông tin số CCCD trong cơ sở dữ liệu là được.
Như vậy, việc điều chỉnh thông tin số CMND được thực hiện với CMND 9 số. Vì CMND 12 số, CCCD cũ khi chuyển sang CCCD gắn chip thì không làm số thay đổi.
Tham khảo căn cước công dân gắn chip tích hợp gì, tài khoản định danh những lưu ý và thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip trên Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé!
Trên đây là 5 loại giấy tờ bạn được khuyên, bắt buộc nên thay đổi sau khi đổi mới CMND/CCCD của mình thành CCCD gắn chip. Giấy tờ luôn là những văn bản pháp lý có giá trị mạnh mẽ. Việc đảm bảo sự chính xác và thống nhất giữa chúng là điều không thể bàn cãi. Vì vậy, nếu đã, đang hoặc sắp thay đổi CCCD mới, bạn hãy note lại những điều trên để có sự thay đổi hợp lý và kịp thời nha.
>> Hướng dẫn đổi CMND, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip mới nhất
>> Hướng dẫn cách đăng ký làm thẻ CCCD online tại nhà
>> Nếu thuộc 5 trường hợp này hãy nhanh chóng đổi CCCD để tránh bị phạt
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 loại giấy tờ bắt buộc đổi thông tin sau khi đổi CCCD gắn chip tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.