Bạn đang xem bài viết 5 bước sử dụng máy khí dung đúng cách. Những lưu ý khi sử dụng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xông khí dung là phương pháp phổ biến để điều trị cho bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước sử dụng máy khí dung đúng cách cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng.
Cách sử dụng máy khí dung
Bước 1: Đầu tiên bạn cần tìm một bề mặt phẳng và vững chắc để đặt máy khí dung lên đó. Sau đó, tiến hành lắp ráp các bộ phận lại với nhau và kết nối vào nguồn điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy vệ sinh tay sạch sẽ rồi dùng ống sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc.
Bước 3: Đậy nắp cốc thuốc lại. Sau đó, bạn tiến hành gắn mặt nạ hoặc ống thở miệng với phần trên của cốc. Còn phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí thì gắn với máy nén khí.
Sau khi gắn đúng quy trình các bước trên, hãy bật máy thở khí dung để kiểm tra xem sương có phun ra không.
Bước 4: Giữ cho người bệnh ngồi thẳng giúp phổi được giãn ra để cho kết quả điều trị tốt. Trường hợp người bệnh dùng mặt nạ thì bạn phải điều chỉnh dây thắt và tư thế đeo sao cho vừa mặt.
Trẻ đủ lớn thì khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường. Còn trẻ nhỏ thì bế ở tư thế ngồi thẳng rồi yêu cầu người bệnh thở sâu và chậm qua miệng để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.
Bước 5: Dùng máy thở khí dung tối đa từ 5 đến 15 phút.
Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, gõ hoặc lắc nhẹ cốc cho các giọt này rơi xuống. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù thì tắt máy.
Cách vệ sinh máy khí dung
Máy khí dung có môi trường ấm và ẩm, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Vì vậy, nếu không thay mới và muốn dùng lại, bạn cần tiến hành vệ sinh máy đúng cách.
Đầu tiên, bạn cần chú ý rửa sạch và lau khô mặt nạ, ống thở miệng sau mỗi lần sử dụng.
Sau đó, bạn hãy tháo rời từng bộ phận cốc đựng thuốc và đổ hết thuốc còn thừa ra. Dùng nước xà phòng ấm rửa sạch các bộ phận này rồi tráng lại bằng nước sạch.
Cuối cùng, bạn nên lấy khăn sạch lau khô tất cả bộ phận, và phơi chúng tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách bảo quản
Máy khí dung cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có bụi để đảm bảo máy được sạch sẽ, an toàn và không có vi khuẩn gây hại phát triển.
Ngoài ra, bạn cần thay ống nhựa mới khi bị mờ hoặc đọng nước, cũng như thay màng lọc mới 6 tháng 1 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Những lưu ý khi sử dụng
Ngồi đúng tư thế khi dùng máy khí dung
Khi sử dụng máy khí dung, người bệnh cần có tư thế ngồi thẳng để nhận đủ liều thuốc chỉ định và cho kết quả điều trị tốt. Mặt nạ cần phải được đảm bảo đeo vừa mặt, cũng như ngậm ống thở trong suốt quá trình điều trị từ 5 đến 15 phút.
Chọn kích thước mặt nạ phù hợp
Mặt nạ đeo vừa mặt sẽ đảm bảo sương đi vào mũi đúng cách và không thất thoát ra bên ngoài. Trung bình, cứ chênh lệch 1,2 cm so với mặt thì sẽ có 50% lượng thuốc không đến được phổi, Tỉ lệ này sẽ là 80% nếu mặt nạ đặt cách mặt 2,5 cm.
Do đó, ngoài việc chọn kích thước mặt nạ phù hợp, bạn cũng cần kiểm tra kĩ dây thắt và tư thế đeo đúng cách.
Chọn thời điểm yên tĩnh
Trẻ cần tập trung hít thở sâu trong thời gian điều trị để thuốc có thể đi vào phổi. Không gian náo động xung quanh sẽ khiến trẻ nôn nao muốn đứng dậy tham gia, dẫn tới việc khó tập trung hít thở.
Do đó, phụ huynh cần giữ môi trường yên tĩnh khoảng 5 – 10 phút, tối đa là 15 phút, đến khi trẻ hoàn thành khí dung.
Ngoài ra, trẻ cũng cần phải được giữ trong trạng thái thư giãn và bình tĩnh trong quá trình hít thở, không được để trẻ khóc hay hoảng sợ. Phụ huynh có thể đọc một quyển truyện yêu thích cho trẻ nghe, hoặc cho trẻ nghe nhạc,…
Kiểm tra loại thuốc và liều lượng trước khi dùng
Việc đọc kĩ loại thuốc và sử dụng liều lượng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Một số loại thuốc chỉ phù hợp điều trị cho từng bệnh lí đặc thù, và đôi khi sẽ có tác dụng phụ đi kèm.
Ngoài ra, bạn phải tuân thủ cách pha thuốc đúng liều lượng. Thuốc quá loãng hay quá đặc sẽ khiến các hạt phun sương sai kích thước, lơ lửng và bám vào thành họng, không xuống đến phế quản và không phát huy được tác dụng chữa khỏi bệnh bên trong.
Bên cạnh đó, bạn cũng không tự ý lên lịch khí dung, bởi vì việc điều trị quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, gây phụ thuộc vào thuốc cũng như làm tổn hại lâu dài đến phổi.
Súc miệng và rửa mặt sau khi điều trị
Sau khi sử dụng máy khí dung, bệnh nhân thường sẽ gặp một số triệu chứng phụ như ho, khàn giọng, kích thích da mặt hoặc kích thích niêm mạc họng,…
Do đó, để tránh tình trạng này, bệnh nhân nên súc miệng và rửa mặt cẩn thận sau khi sử dụng.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách sử dụng, cách vệ sinh và bảo quản máy khí dung đúng cách, cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 bước sử dụng máy khí dung đúng cách. Những lưu ý khi sử dụng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.