Bạn đang xem bài viết 3 loại dạ quang được sử dụng trên đồng hồ đeo tay và nguồn gốc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh những loại đồng hồ quen thuộc như đồng hồ mặt vuông, tròn,… thì ngày nay đã xuất hiện nhiều loại đồng hồ độc đáo hơn rất nhiều. Đồng hồ dạ quang là một phát minh rất sáng tạo giúp con người sử dụng đồng hồ tốt hơn trong bóng tối, vậy có các loại đồng hồ dạ quang phổ biến nào? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 loại dạ quang được sử dụng trên đồng hồ đeo tay và nguồn gốc.
Đồng hồ radium
Radium là chất liệu phát quang sử dụng cho đồng hồ sớm nhất, được phát hiện bởi nhà vật lý học tài năng Marie Curie lần đầu tiên vào năm 1898.
Chất liệu radium này là hỗn hợp giữa radium và kẽm sunfua, được tráng lên kim và số ở mặt đồng hồ, phát sáng không ổn định. Tuy nhiên có một vài chiếc đồng hồ Radium có thể phát quang rất sáng và liên tục trong 50 năm liền rồi tắt.
Với những chiếc đồng hồ phát quang trước những năm 1960 được ứng dụng radium, chúng không còn phát quang ở hiện tại nữa do thành phần kẽm sunfua đã được ion hoá hết.
Chất liệu Radium đến hiện tại không còn được sử dụng trên đồng hồ nữa cũng bởi sự độc hại của chất liệu này mang đến cho người dùng và những công nhân sản xuất ra những chiếc đồng hồ Radium.
Tia gamma và khí radon của Radium đều là những thứ có khả năng gây ung thư cho con người, và cũng có nghiên cứu khoa học chứng minh mặt số đồng hồ đeo tay khi ấy có khả năng gây bệnh hoặc thậm chí gây ngộ độc phóng xạ khiến con người tử vong.
Cho tới những năm thập niên 50 của thế kỷ trước, tác hại của Radium mới được hận thức rõ ràng và chất liệu này bị cấm vĩnh viễn trên đồng hồ.
Đồng hồ Tritium
Từ những năm 1968 – 1978, Tritium được phát hiện và trở thành nguyên liệu an toàn hơn có thể thay thế cho chất liệu Radium để phục vụ cho quân đội.
Tritium là hợp chất phóng xạ đồng vị của nguyên tử hidro tạo ra hạt beta năng lượng thấp, nhưng có chu kỳ bán rã dài 12.32 năm (với một số dòng đồng hồ có kỹ thuật có thể kéo dài tuổi thọ lên đến 25 năm) và nó được đóng vào trong những tuýp thủy tinh kín để phát sáng.
Đây là chất liệu phát quang liên tục mà không cần sạc và có thể được tạo ra với nhiều màu sắc khác nhau.
Tritium trong đồng hồ hoạt động như một khí gas, được phả kín bên trong thanh số dạng ống đóng phủ bột phốtpho. Ở trong thanh số, bột phốt pho bị sự tấn công của các electron điện tử từ khí tritium và sẽ phát sáng.
Không chỉ ứng dụng trong sản xuất đồng hồ mà chất liệu này còn dùng để làm những chi tiết phát quang trên máy bay hay thước ngắm vũ khí.
Bởi Tritium có chu kỳ bán rã nên khả năng phát sáng của chất liệu này có thể giảm sáng sau một thời gian sử dụng, đến tầm hơn chục năm thì tắt hẳn. Đây vẫn chưa phải là chất liệu tối ưu trên một chiếc đồng hồ bền bỉ.
Đồng hồ lân quang
Năm 1669, nhà giả kim thuật người Đức là Hennig Brand phát hiện ra phốtpho, một chất phát sáng trong bóng tối mà không cần cháy.
Nhưng thực chất, lân quang đã được các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc biết đến và sử dụng từ thuở cả ngàn năm trước trên các bức hoạ nổi tiếng và trên những vật trang sức xưa.
Từ đó, người châu Âu bắt đầu tìm tòi và chế tạo nên nguyên liệu phát sáng này và dần dần chúng được những người thợ đồng hồ sử dụng để phủ lên dấu giờ và kim giúp cho người dùng xác định thời gian trong bóng tối.
Hai hợp chất phổ biến nhất cho chất liệu lân quang của đồng hồ là Stronti Aluminat (SrAl2O4) và kẽm sunfua (ZnS) giúp phát sáng mạnh hơn và lâu hơn, thường được sử dụng trong các dòng đồng hồ chức năng cao cấp.
Lân quang thường được ứng dụng cho các dòng đồng hồ có hoạt động ngoài trời lẫn trong ánh sáng lẫn bóng đêm như dòng đồng hồ thợ lặn, đồng hồ thể thao.
Các loại lân quang đồng hồ phổ biến nhất hiện nay là SuperLumiNova, LumiBrite, Nautilite, NoctiLumina với cùng công thức là Stronti Aluminat và hợp chất kim loại kết hợp chất nền sunfua.
Trong đó, nổi bật có SuperLuminova được sử dụng cho cả đồng hồ Nhật Bản và đồng hồ Thuỵ Sỹ, là một phát minh của công ty Nemoto (Nhật Bản) vào năm 1993.
Đây là chất liệu cần hấp thụ ánh sáng (thiên nhiên lẫn nhân tạo) để sạc năng lượng và phát quang nên không bị cạn kiệt năng lượng mà còn thân thiện với môi trường, sức khỏe của con người.
Tuy nhiên SuperLuminova có độ phát sáng không kéo dài lâu như Tritium chỉ từ 2 đến 10 tiếng và phải nạp năng lượng lại.
Trên đây là bài viết giới thiệu 3 loại dạ quang được sử dụng trên đồng hồ đeo tay và nguồn gốc. Mong rằng từ những thông tin trong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về loại đồng hồ này!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 3 loại dạ quang được sử dụng trên đồng hồ đeo tay và nguồn gốc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.