Bạn đang xem bài viết 12 điều cần biết về vaccine HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thứ hai toàn cầu, gây ảnh hưởng rất nặng nề đến sức khỏe của nữ giới. Tiêm ngừa HPV phòng ung thư cổ tử cung là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tham khảo 12 điều cần biết về vaccine HPV qua sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC trên trang vnvc.vn ngay sau đây nhé!
Vaccine HPV là gì?
Vaccine HPV là loại vắc xin phòng ngừa virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra các bệnh như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục hay sùi mào gà.
Virus lây nhiễm ở những tế bào biểu mô da, niêm mạc, gây ung thư cổ tử cung, tổn thương tiền tử cung, mụn cóc, bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn và những loại ung thư khác như ung thư tế bào gai ở hậu môn, âm hộ, dương vật,…
HPV lây lan chủ yếu qua đường tình dục: tiếp xúc trực tiếp da với da, hầu họng, niêm mạc miệng hoặc với âm đạo, dương vật, hậu môn, hoặc hôn, chạm vào bộ phận sinh dục của người nhiễm HPV cũng sẽ dẫn đến lây lan virus. Ngoài ra, HPV cũng có khả năng truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc lây qua dụng cụ cắt móng tay, đồ lót,…
Đường lây nhiễm phổ biến nhất của HPV là đường sinh dục. Tuy nhiên, người bị nhiễm hầu hết không có triệu chứng bất thường, không nhận ra mình bị nhiễm bệnh.
HPV gây ung thư cổ tử cung vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh và tầm soát ung thư định kỳ là điều vô cùng thiết yếu để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Có nên tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung?
Việc tiêm ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là vô cùng cần thiết. Hiện nay, trong y học vẫn chưa có loại thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung, nên việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp hữu hiệu và hợp lý nhất để chủ động trong việc phòng ngừa loại bệnh này.
Vắc xin HPV được nghiên cứu kỹ càng và khá an toàn cho người tiêm, có thể phát huy khả năng bảo vệ cho trẻ em, phụ nữ lẫn nam giới.
Ai nên tiêm vaccine HPV?
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, đã hoặc chưa từng quan hệ tình dục đều có thể tiêm, có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Nữ giới được khuyến khích nên tiêm phòng càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao.
Nam giới cũng đang được xem xét mở rộng việc tiêm ngừa, vì theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), số nam giới mắc ung thư do nhiễm HPV sẽ cao hơn hẳn nữ giới, HPV cũng làm tăng khả năng mắc nhiều loại ung thư khác như ung thư vòm họng, đường sinh dục (hậu môn, dương vật,..)
Cần tiêm bao nhiêu liều vaccine HPV?
Vắc xin ngừa virus HPV cần được tiêm đủ 3 liều để có thể phát huy trọn vẹn hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, mụn cóc sinh dục, loạn sản và nhiều bệnh lý khác, cụ thể:
- Mũi 1: Tính từ mũi tiêm đầu tiên
- Mũi 2: 2 tháng sau khi tiêm mũi 1
- Mũi 3: 4 tháng sau khi tiêm mũi 2
Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?
Để thực hiện tiêm phòng HPV, bạn cần là nữ giới đang trong độ tuổi 9 – 26, không đang mang thai hay điều trị các bệnh cấp tính nào khác, không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bạn nên khám sức khỏe sàng lọc trước để đảm bảo sức khỏe, không cần phải xét nghiệm trước khi tiêm.
Có những loại vaccine phòng HPV nào?
Hiện nay, nước ta đang sử dụng phổ biến nhất loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung Gardasil có xuất xứ từ Mỹ.
Đây là loại giúp phòng ngừa 4 tuýp HPV gồm 2 tuýp HPV nguy cơ cao chủng 16 và 18 – hai loại nguy hiểm nhất, là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung, cùng 2 chủng HPV 6 và 11 có khả năng gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.
Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
Trong trường hợp người tiêm bị nhiễm HPV, việc tiêm phòng vẫn có tác dụng. Trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm, cơ chế miễn dịch tự nhiên trong cơ thể thường không đủ khả năng ngăn chặn tái nhiễm nhưng vắc xin có thể làm được việc này.
Mặt khác, HPV có nhiều chủng, tiêm ngừa có khả năng giúp bạn phòng tránh không chỉ 1 tuýp đang mắc phải mà còn nhiều tuýp HPV khác.
Bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?
Sùi mào gà là loại bệnh mụn cóc xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam lẫn nữ. Đây là bệnh lây lan phổ biến qua đường tình dục, bởi HPV gây ra.
Vắc xin HPV không phải thuốc đặc hiệu trị bệnh sùi mào gà mà là giúp hình thành cơ chế phòng bệnh và hỗ trợ điều trị nhiễm HPV. Do đó, nếu đang mắc phải sùi mào gà bạn gần đến khám và điều trị ngay tại những trung tâm chuyên khoa, thực hiện xét nghiệm PCR HPV và nếu chưa nhiễm tuýp này thì có thể tiêm phòng.
Mặt khác, người bệnh có thể tiêm ngừa HPV để phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh, theo sự hướng dẫn của bác sĩ nếu đã xác định mắc phải sùi mào gà.
Tác dụng phụ của vaccine phòng HPV
Tương tự nhiều loại vắc xin khác, sau khi tiêm phòng bạn có khả năng gặp phải những phải ứng nhẹ đến trung bình của cơ thể, như:
- Sốt nhẹ
- Đau đầu, mệt mỏi, ngất xỉu
- Đau cơ, đau khớp
- Buồn nôn, nôn
- Sưng, đau, nổi quầng đỏ tại vị trí tiêm
- Đau bụng, tiêu chảy
- Quá mẫn, nổi mề đay,..
Nếu các triệu chứng trên kéo dài bất thường bạn cần đến khám tại cơ sở ý tế uy tín ngay lập tức.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
Nữ giới nên chủ động tiêm vắc xin sớm nhất có thể để phòng ung thư cổ tử cung ngay khi có ý định lập gia đình. Ít nhất chỉ nên mang thai tối thiểu sau 3 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng.
Nếu có thai trong thời gian dự tiêm, lịch tiêm sẽ được hoãn lại đến khi sinh xong em bé sẽ tiếp tục được thực hiện, nhưng không được kéo dài quá 2 năm.
Giá vaccine phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là bao nhiêu?
Tại Việt Nam, vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là vắc xin Gardasil, xuất sứ Mỹ, có giá dao động từ 1.700.000 – 2.950.000 đồng/mũi, giúp phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung và các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản,..cho cả nam và nữ giới.
Địa điểm tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV)
Hiện nay, nhiều trung tâm y tế uy tín đều triển khai thực hiện tiêm chủng phòng ngừa HPV. Bạn nên chọn lựa những trung tâm có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao, quy trình chuyên nghiệp.
Dưới đây là một số trung tâm bạn có thể tham khảo để chọn lựa:
Trung tâm tiêm chủng VNVC
Địa chỉ: 184 Lê Đại Hành, quận 11, Tp. HCM
Số điện thoại: 02873006595
Website: vnvc.vn
Phòng tiêm chủng Vacxin SAFPO
Địa chỉ: 181 Hùng Vương, quận 5, Tp. HCM
Số điện thoại: 19002071
Website: safpo.com
Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC tại các thành phố, tỉnh
Website: https://hcdc.vn/
Viện Pasteur TP. HCM
Địa chỉ: 167 Pasteur, quận 3, Tp. HCM
Số điện thoại: 02838230352
Website: www.pasteurhcm.gov.vn
Trên đây là những thông tin hữu ích về vaccine HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn gửi đến bạn. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và đừng quên theo dõi Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để đón nhận thêm nhiều nội dung thú vị nhé!
Nguồn: Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC
Nhớ đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để phòng ngừa dịch bệnh tại:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 12 điều cần biết về vaccine HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.