Bạn đang xem bài viết 11 sai lầm cần tránh khi tập luyện với máy chạy bộ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tập luyện với máy chạy bộ sai cách có thể không giúp bạn nâng cao sức khỏe, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu 11 sai lầm cần tránh khi tập luyện với máy chạy bộ nhé!
Tác hại khi luyện tập sai cách với máy chạy bộ
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ảnh hưởng dễ thấy nhất khi bạn tập luyện sai tư thế đó là đau xóc hông, đau ống đồng, đau đầu, chóng mặt, bắp chân to sau một thời gian luyện tập. Nguy hiểm hơn, bạn có thể gặp chấn thương nếu không may bị ngã trên máy chạy bộ.
Tập luyện với máy chạy bộ sai cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Không đạt được kết quả luyện tập mong muốn
Tập luyện sai cách sẽ không giúp bạn đốt cháy lượng mỡ thừa, cải thiện vóc dáng hay nâng cao sức khỏe như mong muốn. Điều này vừa uổng phí công sức tập luyện của bạn, tệ hơn có thể gây hại đến cơ thể.
Tập luyện với máy chạy bộ sai cách không mang lại kết quả như bạn mong muốn, thậm chí không thể đốt cháy mỡ thừa
Không phát huy được hết chức năng máy
Một chiếc máy chạy bộ thường được trang bị nhiều bài tập cùng đa dạng các tính năng với “sứ mệnh” mang đến cho bạn một thân hình săn chắc và khỏe mạnh.
Để làm được điều này cần sự tập luyện kiên trì và đúng cách của người dùng. Nếu bạn tập luyện sai cách thì rất tiếc, sản phẩm tốt đến đâu cũng không thể hoàn thành “vai trò” của mình.
Tập luyện sai cách sẽ rất “lãng phí” những tính năng của máy chạy bộ Aguri AGT-123LE như làm đẹp vóc dáng, cải thiện sức khỏe
Giảm tuổi thọ máy
Máy chạy bộ khi được sử dụng một thời gian dài sẽ dễ bị nóng máy và nhanh hỏng. Để máy chạy bộ có thể vận hành ổn định lâu dài, bạn nên sử dụng máy 15 phút, sau đó có thể nghỉ 10 phút rồi tiếp tục tập luyện.
Những hỏng hóc động cơ không đáng có khiến máy chạy bộ bị giảm tuổi thọ, có thể đến từ việc tập không đúng cách. Hãy tránh những sai lầm khi luyện tập để máy chạy bộ có thể đồng hành cùng bạn thật lâu nhé!
Tuổi thọ của máy chạy bộ có thể bị ảnh hưởng nếu bạn tập luyện sai cách
11 sai lầm cần tránh khi luyện tập với máy chạy bộ
Không khởi động trước khi chạy
Giống như các hình thức tập thể dục khác, bạn nên khởi động trước khi chạy với máy để làm nóng cơ thể, giảm thiểu khả năng chấn thương.
Bạn nên bắt đầu với các bước đi bộ, sau đó tăng dần tốc độ trong 5 – 10 phút đầu tiên. Điều này sẽ giúp calo được đốt cháy hiệu quả và an toàn hơn.
Khởi động để làm nóng cơ thể trước khi chạy giúp giảm nguy cơ chấn thương
Lựa chọn giày chạy bộ không phù hợp
Quần áo hay giày dép cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tập luyện của bạn. Một đôi giày không phù hợp có khả năng khiến bạn đau hông hoặc chấn thương đầu gối. Do đó, hãy đầu tư một đôi giày phù hợp để đồng hành cùng bạn nhé!
Một đôi giày phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái tập luyện
Không hiểu hết về tính năng của máy chạy bộ
Hầu hết các máy chạy bộ sẽ được trang bị nhiều tính năng đa dạng nhằm hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu luyện tập của nhiều người dùng. Một số tính năng phổ biến trên máy chạy bộ hiện nay như điều chỉnh tốc độ, độ dốc, theo dõi nhịp tim hay lịch sử luyện tập cá nhân,…
Dành thời gian để tìm hiểu cặn kẽ sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những tính năng của chiếc máy chạy bộ, nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Máy chạy bộ điện Airbike Sport MK-338 với nhiều tính năng an toàn và hỗ trợ tối ưu cho việc tập luyện
Không có kế hoạch luyện tập chi tiết
Khi bạn mới sở hữu máy chạy bộ hoặc mong muốn giảm cân nhất thời, có thể bạn sẽ chăm chỉ tập vài ngày đầu nhưng cũng rất dễ bị chán nản. Đây là sai lầm phổ biến khiến nhiều người dùng không đạt được kết quả tập luyện như mong muốn.
Bạn nên lập ra một kế hoạch luyện tập chi tiết như tần suất chạy bộ trong một tuần, thời gian mỗi lần tập, kết quả mong muốn sau một thời gian tập luyện cụ thể,…
Lập ra chương trình chi tiết để tập luyện đều đặn và hiệu quả
Không thay đổi thói quen luyện tập
Nếu bạn gắn bó với thói quen luyện tập trong một thời gian dài, hiệu quả đốt cháy calo ngày càng thấp hơn bởi cơ thể bạn đã dần thích nghi với các bài tập cũ.
Hơn nữa, nếu bạn chỉ lặp đi lặp lại một số bài tập, sẽ chỉ một số vùng cơ nhất định bị tác động. Do đó, sau một thời gian tập luyện, bạn nên có sự thay đổi về cường độ, thời gian, tần suất, bài tập,… để tránh cảm giác nhàm chán và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Thay đổi thói quen tập luyện để mang lại hiệu quả tốt hơn với máy chạy bộ Airbike Sport MK-277
Luyện tập sai tư thế
Đây là sai lầm phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, về lâu dài sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trong những sai lầm dễ thấy nhất đó là bạn quá phụ thuộc vào tay nắm của máy hay quá khom người,…
Để tránh điều này, khi mới tập luyện với máy chạy bộ điện bạn nên tìm hiểu thật kỹ về máy, các kỹ thuật chạy bộ và luyện tập chính xác, nghiêm túc.
Luyện tập sai tư thế có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn
Chạy quá sát bảng điều khiển
Có thể bạn sẽ yên tâm hơn nếu đứng gần bảng điều khiển và quan sát các chỉ số luyện tập của mình. Tuy nhiên, việc chạy quá sát bảng điều khiển có khả năng sẽ khiến tay và chân của bạn hoạt động không được thoải mái, từ đó dẫn đến việc tập sai tư thế.
Bạn nên chạy bộ lùi về sau bảng điều khiển để tận dụng độ dài của thảm chạy. Đặc biệt là khi chạy nước rút, sải chân của bạn cũng có thể mở rộng hơn để có tư thế đúng cách và thoải mái nhất.
Chạy bộ cách bảng điều khiển một khoảng vừa phải để có tư thế luyện tập thoải mái hơn
Tập luyện quá sức
Một sai lầm nghiêm trọng nhưng lại khá phổ biến đó là tập càng nhiều càng tốt, đặc biệt với người mới bắt đầu tập luyện, sự hưng phấn đang lên cao hoặc những ai muốn nhanh chóng giảm cân.
Việc tập luyện hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, thời gian, tần suất tập,… Bạn nên tập luyện một cách khoa học và đều đặn để đảm bảo sức khỏe và có được kết quả như mong muốn.
Tập luyện quá nhiều có thể không tốt như bạn nghĩ
Dừng chạy đột ngột
Việc dừng chạy đột ngột có thể khiến cơ thể bạn bị sốc và dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn,… Bạn nên giảm tốc độ từ từ trước khi muốn ngừng tập hoặc nghỉ ngơi để giúp cơ thể dần thích ứng, giảm nguy cơ chấn thương.
Dừng tập đột ngột có thể khiến bạn chóng mặt, buồn nôn,…
Kiểm soát hơi thở quá mức
Nhiều lúc vì muốn tập luyện đúng kỹ thuật nên có thể bạn sẽ quá quan tâm đến nhịp thở, do vậy dễ khiến bạn không kiểm soát tốt động tác và tư thế chạy bộ. Phổi có thể tự lấy không khí để hô hấp nên bạn không cần kiểm soát hơi thở quá mức khi tập luyện.
Bạn không cần kiểm soát hơi thở quá mức khi tập luyện với máy chạy bộ
Luôn hình dung về mỗi bước chạy bộ
Theo bản năng, có thể cơ thể của bạn sẽ tự hình dung và điều chỉnh chân theo bước chạy bộ. Khi bạn chạy nước rút, chân của bạn sẽ nhận được tín hiệu và chạy nhanh hơn.
Việc bạn hình dung về mỗi bước chạy bộ dễ khiến bạn nhìn xuống chân của mình. Điều này rất dễ làm bạn mất thăng bằng, cơ cổ phía sau bị căng, hông bị đẩy về sau và có thể dẫn đến chấn thương. Vì vậy hãy kiểm soát tư thế của bạn để đảm bảo an toàn cho mỗi buổi tập.
Luôn hình dung về mỗi bước chân có thể khiến bạn mất thăng bằng
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tránh được các sai lầm khi tập luyện với máy chạy bộ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 sai lầm cần tránh khi tập luyện với máy chạy bộ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.