Bạn đang xem bài viết 11 lợi ích của nhuỵ hoa nghệ tây đối với sức khoẻ, cách uống và lưu ý khi dùng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhụy hoa nghệ tây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về lợi ích và cách sử dụng của nhụy hoa nghệ tây qua bài viết dưới đây nhé.
Nhụy hoa nghệ tây là gì? Phân loại và thành phần dinh dưỡng
Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là một loại gia vị được làm từ nhụy của hoa Crocus sativus. Saffron có mùi thơm nồng, lạ và vị đắng, được sử dụng để tạo màu và hương vị cho nhiều món ăn Địa Trung Hải và châu Á.
Nhụy hoa nghệ tây được phân thành 3 loại dựa theo 3 cách phân chia khác nhau:
- Theo chiều dài nhụy: Saffron Negin, Saffron Sargol, Saffron Pushali, Saffron Bunch, Saffron Konj.
- Theo điều kiện trồng trọt.
- Theo phương thức canh tác: Hữu cơ hoặc tự nhiên.
Saffron đem đến các đặc tính dược lý và vai trò quan trọng trong y học thông qua các thành phần hóa học chính là crocin, picrocrocin và safranal.[1]
Cung cấp chất chống oxy hóa
Stress oxy hóa và sự hình thành các gốc tự do là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh trạng, bao gồm cả ung thư và bệnh tim.
Theo một đánh giá năm 2015, ba hợp chất được tìm thấy trong nhụy hoa nghệ tây với công dụng chống oxy hóa, chống lại sự mất cân bằng của các gốc tự do cơ thể.
- Crocin.
- Picrocrocin.
- Safranal.
Do đó, phần lớn các tuyên bố về sức khỏe xung quanh nhụy hoa nghệ tây đều liên quan đến hàm lượng chất chống oxy hóa, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.[2]
Nhụy hoa nghệ tây cung cấp chất chống oxy hóa, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Chống lão hóa, làm mờ thâm nám
Crocin có trong nhụy hoa nghệ tây cùng các vitamin cần thiết có khả năng chống oxy hóa phong phú, giảm tốc độ lão hóa và tăng cường sự đàn hồi, mềm mại của da.[3]
Ngoài ra, việc tăng sắc tố da khiến cho các phần da trở nên sẫm màu, gây thâm nám. Và một nghiên cứu năm 2013 đã phát hiện ra rằng các hoạt chất của nhụy hoa nghệ tây có thể ngăn chặn hoạt động của enzyme tyrosinase, giảm sản sinh sắc tố melanin, làm mờ thâm nám.[4]
Giảm thèm ăn, hỗ trợ giảm cân
Ăn vặt là một trong những thói quen phổ biến có thể khiến bạn tăng cân.
Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, những phụ nữ sử dụng nhụy hoa nghệ tây cảm thấy no hơn, kiềm chế sự thèm ăn và giảm cân so với những phụ nữ trong nhóm dùng giả dược.[5]
Trong một nghiên cứu khác cũng kéo dài 8 tuần, bổ sung chiết xuất nhụy hoa nghệ tây vào khẩu phần ăn đã ngăn chặn sự thèm ăn, giảm chỉ số khối cơ thể, vòng eo và tổng khối lượng chất béo ở những bệnh nhân béo phì.[6]
Ngoài việc sử dụng saffron hằng ngày, bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ giảm cân để sở hữu vóc dáng cân đối, vòng eo săn chắc hơn.
Chống ung thư
Nhụy hoa nghệ tây chứa crocin và crocetin có thể có tác dụng chống khối u mạnh dựa trên một số bằng chứng tiền lâm sàng.[7]
Nhụy hoa nghệ tây và các hợp chất của nó đã được chứng minh trong một nghiên cứu là có thể tiêu diệt một cách có chọn lọc và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời vẫn giữ cho các tế bào khác khỏe mạnh không bị tổn thương.[8]
Đặc biệt, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng crocin – chất chống oxy hóa chính trong nghệ tây có thể khiến các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với các loại thuốc hóa trị, là một ứng cử viên đầy hứa hẹn trong việc ngăn ngừa ung thư.[9]
Giảm triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là tình trạng phụ nữ có thể gặp phải trong những tuần trước kỳ kinh với các triệu chứng như thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, cáu kỉnh, ngực căng, thèm ăn và trầm cảm.
Một nghiên cứu ở phụ nữ từ 20 – 45 tuổi, dùng 30mg nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng PMS.[10]
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng chỉ cần ngửi nghệ tây trong 20 phút giúp giảm các triệu chứng PMS như lo lắng và có thể có hiệu quả trong việc điều trị chứng đau bụng kinh.[11]
Kháng viêm, sát khuẩn
Chiết xuất từ nhụy hoa nghệ tây với sự hiện diện của flavonoid, tannin, alkaloid và saponin được phát hiện có hoạt tính chống viêm mãn tính.[12]
Ngoài ra, crocetin trong nhụy hoa nghệ tây thúc đẩy quá trình oxy hóa và hoạt động chống viêm tích cực trong điều trị viêm khớp và tiềm năng được sử dụng như một chiến lược trị liệu trong điều trị đau thắt lưng.[13][14]
Hỗ trợ chữa lành vết thương (tránh sẹo)
Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng nhụy hoa nghệ tây có khả năng tăng sản xuất tế bào, có khả năng giúp vết thương nhanh lành hơn và tránh để lại sẹo.[15]
Hơn nữa, một nghiên cứu đã kết luận rằng với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa nhụy hoa nghệ tây nâng cao khả năng hiệu quả tiềm năng trong việc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.[16]
Phòng tránh, hỗ trợ điều trị và cải thiện hậu Covid – 19
Các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và các đặc tính khác của các hợp chất sinh học có trong nhụy hoa nghệ tây có thể giảm mức độ của các triệu chứng ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngoài ra, saffron cũng có thể giúp kiểm soát những bất thường sau khi nhập viện, chứng trầm cảm, căng thẳng và lo lắng do bị nhốt, cô lập hoặc cách ly kéo dài sau thời gian Covid-19.[17]
Ngăn ngừa rối loạn hệ thần kinh
Tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của chiết xuất nhụy hoa nghệ tây với các thành phần của nó (crocetin, crocins, safranal) cho thấy nghệ tây có tiềm năng bảo vệ cơ thể và điều trị đối với các chứng rối loạn hệ thần kinh khác nhau.[2]
Saffron và các thành phần hoạt tính giúp cải thiện hành vi học tập, trí nhớ, chức năng nhận thức; bảo vệ chống lại sự mất tế bào thần kinh, ngăn ngừa các mảng lão hóa, sự hình thành đám rối sợi thần kinh và giảm viêm thần kinh ở người mắc chứng Alzheimer.[19]
Nghệ tây có tiềm năng bảo vệ cơ thể và điều trị đối với các chứng rối loạn hệ thần kinh
Thúc đẩy tâm trạng và điều trị các triệu chứng trầm cảm
Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện cho đến nay chỉ ra rằng việc bổ sung nhụy hoa nghệ tây có thể cải thiện các biểu hiện của chứng rối loạn trầm cảm nặng.[20]
Một đánh giá y tế năm 2019 bao gồm chín nghiên cứu về tác dụng đối với chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình đã phát hiện ra nhụy hoa nghệ tây có tác dụng đáng kể trong việc giảm mức độ trầm trọng của bệnh trầm cảm.[21]
Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy chiết xuất nghệ tây làm tăng mức dopamine trong não, cải thiện tâm trạng mà không làm thay đổi mức độ của các hormone não khác.[22]
Thúc đẩy ham muốn tình dục
Chất crocin trong nghệ tây có thể cải thiện hành vi tình dục, tăng tần suất cương cứng ở chuột đực.[23]
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động đối với các vấn đề vô sinh ở nam giới và kết luận rằng nghệ tây đem đến hiệu quả trong việc cải thiện ham muốn tình dục, hình thái và khả năng vận động của tinh trùng ở nam giới vô sinh.[24]
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2012 cho biết những phụ nữ dùng 30mg nghệ tây mỗi ngày trong 4 tuần khiến tăng ham muốn tình dục và bôi trơn âm đạo so với những người dùng giả dược.[25]
Dùng 30mg nghệ tây mỗi ngày trong 4 tuần khiến tăng ham muốn tình dục ở phụ nữ
Tác dụng phụ
Dùng saffron thường xuyên có thể gặp một số phản ứng như:
- Buồn ngủ.
- Khó chịu ở dạ dày.
- Nôn, buồn nôn.
- Phản ứng dị ứng.
Buồn ngủ là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây
Cách sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây
Saffron không chỉ mang đến hương vị và mùi thơm đặc trưng mà còn làm cho món ăn của bạn trông đẹp mắt hơn. Saffron có thể được sử dụng ở dạng sợi hoặc xay, tùy thuộc vào công thức và mong muốn của bạn.
Một số cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây thường dùng:
- Làm trà uống hằng ngày khi pha saffron với nước ấm, có thể uống thay nước lọc. Uống saffron ngâm mật ong.
- Pha saffron cùng sữa, nước ép,…
- Dùng như gia vị để chế biến các món ăn: cơm Saffron, xôi Saffron,…
Làm trà uống là cách sử dụng thường thấy nhất
Lưu ý khi sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây
Có nên uống nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày không?
Saffron không phải là thuốc nên không có liều lượng cố định. Tuy nhiên, FDA cũng đã công nhận Saffron là thảo dược an toàn và lành tính để sử dụng mỗi ngày.
Liều lượng khuyến nghị của Saffron theo FDA là khoảng 0.1g/ngày (~50 sợi) với người bình thường.
FDA khuyến cáo chỉ nên sử dụng saffron khoảng 0.1g/ngày
Ai không nên uống nhụy hoa nghệ tây
Một số đối tượng không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây như:
- Phụ nữ mang thai dưới 4 tháng: Theo nghiên cứu, sử dụng nghệ tây với số lượng lớn trong thời kỳ mang thai có thể gây ra vấn đề dẫn đến co thắt tử cung và sẩy thai.[26]
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi do lúc này, sức đề kháng của trẻ còn yếu và hệ tiêu hóa non nớt.
- Người bị dị ứng với các hoạt chất trong saffron.
- Người đang dùng thuốc đặc trị vì có thể phản ứng với saffron và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây vì có thể dẫn đến co thắt tử cung và sẩy thai
Lưu ý và thận trọng
Saffron có thể an toàn khi được dùng với liều lượng lên đến 100mg mỗi ngày trong tối đa 26 tuần.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng dùng 10,5g nghệ tây mỗi ngày có thể gây ra các phản ứng phụ độc hại như nhức đầu, chóng mặt và chán ăn, suy nhược và trong trường hợp nghiêm trọng, cũng có thể gây hại cho phổi và thận.[27]
Đặc biệt, saffron có thể gây tử vong khi dùng từ 12 – 20g.
Saffron có thể gây tử vong khi dùng từ 12 – 20g
Xem thêm:
- 8 tác dụng của thuốc xuyên tâm liên đối với sức khỏe
- Nhung hươu: tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
- Sữa ong chúa là gì? Những lợi ích của sữa ong chúa với cơ thể
- Mật ong Manuka là gì? Lợi ích đối với sức khỏe, cách dùng, rủi ro khi sử dụng
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về lợi ích của nhụy hoa nghệ tây. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé.
Nguồn: Suckhoedoisong, Saffron, Soyte.namdinh.gov.vn
Nguồn tham khảo
-
Main chemical compounds and pharmacological activities of stigmas and tepals of ‘red gold’; saffron
https://rg.link/jhoBdUE
-
The effects of Crocus sativus (saffron) and its constituents on nervous system: A review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4599112/
-
Crocin, a natural molecule with potentially beneficial effects against skin ageing
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/ics.12472
-
Skin Depigmentation Activity of Crocus sativus Extract Cream
https://www.bioline.org.br/pdf?pr14248
-
Satiereal, a Crocus sativus L extract, reduces snacking and increases satiety in a randomized placebo-controlled study of mildly overweight, healthy women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20579522/
-
Saffron and crocin improved appetite, dietary intakes and body composition in patients with coronary artery disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29391933/
-
Crocus sativus L. (saffron) for cancer chemoprevention: A mini review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4488115/
-
Crocin from Crocus sativus possesses significant anti-proliferation effects on human colorectal cancer cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18004240/
-
Crocin inhibits cell proliferation and enhances cisplatin and pemetrexed chemosensitivity in lung cancer cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26798587/
-
Epidemiology of Premenstrual Syndrome (PMS)-A Systematic Review and Meta-Analysis Study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24701496/
-
Psychological and neuroendocrinological effects of odor of saffron (Crocus sativus)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21242071/
-
Antinociceptive and anti-inflammatory effects of Crocus sativus L. stigma and petal extracts in mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11914135/
-
Crocetin from saffron: an active component of an ancient spice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15239370/
-
Crocin exerts anti-inflammatory and anti-catabolic effects on rat intervertebral discs by suppressing the activation of JNK
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26648423/
-
Saffron Flower Extract Promotes Scratch Wound Closure of Keratinocytes and Enhances VEGF Production
https://www.thieme-connect.de/products/ejournals/abstract/10.1055/s-0043-109002
-
The effect of saffron (Crocus sativus) extract for healing of second-degree burn wounds in rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19110531/
-
Saffron: A potential drug-supplement for severe acute respiratory syndrome coronavirus (COVID) management
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34007917/
-
The effects of Crocus sativus (saffron) and its constituents on nervous system: A review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4599112/
-
Prospects of Saffron and its Derivatives in Alzheimer’s Disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33878882/
-
Saffron (Crocus sativus L.) and major depressive disorder: a meta-analysis of randomized clinical trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24299602/
-
The Efficacy of Saffron in the Treatment of Mild to Moderate Depression: A Meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30036891/
-
Aqueous Extract of Saffron (Crocus sativus) Increases Brain Dopamine and Glutamate Concentrations in Rats
https://www.researchgate.net/publication/260080975_Aqueous_Extract_of_Saffron_Crocus_sativus_Increases_Brain_Dopamine_and_Glutamate_Concentrations_in_Rats
-
The effect of saffron, Crocus sativus stigma, extract and its constituents, safranal and crocin on sexual behaviors in normal male rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17962007/
-
Effect of saffron on semen parameters of infertile men
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19101900/
-
Saffron for treatment of fluoxetine-induced sexual dysfunction in women: randomized double-blind placebo-controlled study
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/hup.2282
-
Toxicology effects of saffron and its constituents: a review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5339650/
-
A Survey on Saffron in Major Islamic Traditional Medicine Books
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3637900/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 lợi ích của nhuỵ hoa nghệ tây đối với sức khoẻ, cách uống và lưu ý khi dùng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.