Bạn đang xem bài viết 10 điều về cầu Hang Tôm Điện Biên tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nói đến Điện Biên – Lai Châu không thể không nhắc đến cây cầu nằm trên quốc lộ 12 bắc ngang qua sông Đà, nối liền hai tỉnh Điện Biên – Lai Châu chính là cây Cầu Hang Tôm. Vậy cây cầu này có gì thú vị mà khi nó gắn liền với tỉnh Điện Biên như vậy ? Hay cùng điểm qua 10 điều về cầu Hang Tôm Điện Biên trong bài viết này nhé !
Nguồn gốc tên gọi cầu Hang Tôm
Bởi lẽ cầu có tên là cầu Hang Tôm do ở khúc sông này ngày xưa có rất nhiều tôm. Cách cầu khoảng chừng 50m sẽ có một “mó” nước rất mát mẻ và tạo điều kiện cho tôm từ sông Đà lũ lượt kéo lên đó đẻ trứng, cả một khúc sông trải dài dày đặc tôm là tôm. Hàng ngày bà con người dân thay phiên nhau lên đó đánh bắt về ăn. Nhưng người dân quanh khu vực này sẽ có quy tắc bất thành văn, mỗi nhà chỉ được bắt chừng khoảng một giờ đồng hồ rồi nhường cho nhà khác tiếp tục.
Vị trí địa lý của cầu hang Tôm
Hiện nay, cầu Hang Tôm nối liền phường Sông Đà thuộc thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (trước đây gọi là thị xã Lai Châu cũ) với xã Lê Lợi thuộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Cây Cầu nằm cách đều hai thành phố Điện Biên Phủ và Lai Châu khoảng 100 km.
Lịch sử hình thành cầu Hàng Tôm
Vào Cuối những năm 1960, cầu Hang Tôm bắt đầu được đi vào xây dựng. Khi đó, chuyên gia cùng công nhân của Trung Quốc cũng qua giúp ta làm cầu. Tuy Vậy, đến năm 1968, Trung Quốc diễn ra cuộc cách mạng văn hóa, chuyên gia cùng công nhân của họ đã rút hết về nước. Rất may mắn khi ấy hạng mục được coi là phức tạp nhất là cáp treo đã được hoàn thành xong, chỉ còn lại các bước hoàn thiện.
Nhưng cũng phải cho đến năm 1973, cầu Hang Tôm mới được hoàn thành. Khi đó thật sự là một ngày hội lớn của đồng bào Tây Bắc. Mọi người từ các nơi đổ về để tận mắt được chiêm ngưỡng, được một lần đi qua cây cầu mơ ước
Cầu hang Tôm Hiện nay không phải là cầu Hang Tôm 1973
Tháng 11 năm 2012 đập thủy điện Sơn La bị tích nước khiến toàn bộ Thị xã Mường Lay cũ trong đó có bao gồm cả cây cầu Hang Tôm đã bị chìm sâu dưới lòng hồ Sông Đà, kết thúc 40 năm hoạt động của cây cầu lịch sử. Ngay gần vị trí cầu Hang Tôm cũ, đã có một cây cầu mới được dựng lên nhằm thay thế nhiệm vụ cây cầu cũ và cao hơn 70m so với trước đây.
Cách di chuyển đến với cầu Hang Tôm
Nằm Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 487km, thuộc Mường Lay, Điện Biên; để đến tham quan cây cầu nổi tiếng này bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình… từ Hà Nội tới bến xe khách xã Mường Lay bạn sau đó có thể đi xe ôm hoặc thuê xe máy để tới được cây cầu nổi tiếng này.
Nếu có sức khỏe tốt, thích “phượt” và muốn chủ động về thời gian bạn có thể di chuyển bằng xe máy theo hướng thành phố Lào Cai hoặc Lai Châu. Tiếp Đó, di chuyển theo hướng QL4D thẳng theo hướng QL12 tới bến xe khách thị xã Mường Lay, di chuyển tiếp đi thẳng theo QL12 khoảng 7km là đã tới cầu Hang Tôm ở Điện Biên.
Cây cầu chứng nhân lịch sử
Với danh tiếng là “Đông Dương đệ nhất cầu”. Cầu Hang Tôm dễ dàng thu hút một lượng khách du lịch đông đảo đến để tham quan và tận mắt chứng kiến công trình lịch sử. Đây còn được coi là niềm tự hào của người Tây Bắc. cây cầu Hang Tôm khi chính thức đi vào hoạt động đã trở thành tuyến giao thông có vị trí chiến lược đặc biệt . Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh thành vùng Tây Bắc.
Cấu tạo và kết cấu của cầu hang Tôm
Được Biết,cây cầu này là cầu bê tông được đúc hẫng cốt thép dự ứng lực. Với chiều dài lên đến 362,4m, rộng 9m bao gồm 4 nhịp dầm của bê tông cốt thép dự ứng lực. Đặt trên 4 trụ và 2 mố. Chiều cao cầu lên đến 70m tính từ đáy sông Đà. Trong đó, có 2 nhịp dầm dài đến 120m thông thuyền ở giữa sông. 2 nhịp biên là 73m và 2 nhịp là 42m được xây dựng bằng công nghệ đúc hẫng dầm hộp bê tông liên tục với khẩu độ lớn. Có mức giá trị đầu tư lên đến gần 235 tỷ đồng.
Cây cầu có điều kiện thi công gian nan
Theo như đánh giá từ những người có chuyên môn về lĩnh vực cầu đường. Với tổng chiều cao cùng điều kiện địa hình thi công chắc trở của vùng núi Tây Bắc. Cầu Hang tôm xứng đáng là cây cầu bê tông đúc hẫng khó thi công nhất tại Việt Nam bấy giờ. Chỉ tính nguyên công sức vận chuyển nguyên vật liệu từ các cửa mỏ đá tỉnh Sơn La cách đó hàng trăm cây số. Mặt bằng thi công cũng chật hẹp cùng khó khăn của địa hình rừng núi đã đủ thấy cây cầu chính là tâm huyết của rất nhiều con người.
Địa điểm du lịch độc đáo
Cầu Hang Tôm mở rộng hướng đi cho công cuộc phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên. Cây cầu thu hút hàng vạn khách du lịch đến tham quan mỗi năm.
Nhìn từ trên quốc lộ 12, du khách có thể thấy cây cầu dần xuất hiện sau những cung đường đèo uốn quanh rừng núi. Sở hữu lối kiến trúc thiết kế độc đáo, cắt ngang dòng sông Đà. Cây cầu hoà mình cùng núi rừng Tây Bắc và dòng nước sông Đà giang miệt mài chảy ngày đêm. Không quá khó hiểu khi du khách muốn đến Điện Biên để trải nghiệm.
Tuyến giao thông chiến lược
Cây cầu không những trợ giúp cho việc đi lại của người dân vùng này thêm thuận tiện mà còn là hệ thống kết nối giao thông vùng. Góp phần vào công cuộc xây dựng đi lên nông thôn mới. Thúc Đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa cũng như xã hội ở Tây Bắc. Việc giao thương buôn bán nông sản, hàng hóa đem lại hiệu quả gấp nhiều lần so với ngày trước.
Vậy là qua bài viết này bạn có thể bỏ túi 10 điều về cầu Hang Tôm Điện Biên, chúc các bạn sẽ có một chuyến đi và những trải nghiệm mới mẻ và thú vị về điểm đến này nhé.
Đăng bởi: Hoàn Vũ Nguyễn đức
Từ khoá: 10 điều về cầu Hang Tôm Điện Biên
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 điều về cầu Hang Tôm Điện Biên tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.