Bạn đang xem bài viết 10 Cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, sáng tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Làm thế nào để có thể mở đầu bài thuyết trình ấn tượng? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thế nhưng, không phải ai cũng được trời “thiên phú” cho một tài năng có kỹ năng thuyết trình ấn tượng ngay thuở ban đầu. Trong bài viết này, Unica sẽ bật mí đến các bạn 5 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, thu hút người nghe đến chủ đề bạn muốn nói.
1. Mở màn bằng một câu chuyện hài hước
Đây được coi là biểu hiện tâm lý chung của mỗi con người. Dù là người lớn hay bất kỳ ai đi chăng nữa họ cũng rất muốn được nghe một câu chuyện “mở màn” hấp dẫn hay một tình huống hài hước trước khi bắt đầu vào nghe nội dung. Những người đã từng được rèn luyện qua những bài học thuyết trình đa số đều được đánh giá là thành công khi bạn lấy được ánh mắt “mến mộ” của người nghe ngay từ những “khoảnh khắc đầu tiên”. Chính vì vậy, để thỏa mãn tâm lý của người nghe bạn hãy sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí đừng ngần ngại lấy mình ra làm tình huống hài hước.
Tuy nhiên nên lưu ý, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác thì hãy tránh xa cách thức này và thay bằng cách khác phù hợp với bạn hơn. Ví dụ: Nếu bạn có khả năng hát thì đừng quên hát tặng người nghe một bài hát “mở màn” để tạo không khí sôi nổi cho buổi thuyết trình.
Mở đầu buổi thuyết trình bằng những câu hài hước
2. Sử dụng câu hỏi
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một “đứa trẻ” bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài nói của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế, bạn có thể thấy để áp dụng cách này hiệu quả, các nhà thuyết trình sẽ chia đội chơi và có những câu hỏi kiểm tra độ nhanh nhạy phản ứng não bộ của bạn. Đồng thời, đây cũng là một hình thức được áp dụng nhiều trong trường hợp để giáo viên có thể vừa tổng kết nội dung ghi nhớ của học sinh qua từng câu hỏi hoặc sẽ lồng ghép nội dung liên quan đến bài học mới.
Tạo sự ấn tượng bằng cách sử dụng câu hỏi
Lưu ý: Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe.
3. Sử dụng những con số
Việc sử dụng những con số cụ thể để làm dẫn chứng sẽ làm cho người nghe thấy thú vị hơn bởi: “trăm nghe không bằng một thấy”. Ngoài ra, “nói có sách, mách có chứng” cũng là một phương pháp giúp bạn thuyết phục người nghe hiệu quả ngay từ khi mới bắt đầu. Hãy lựa chọn một con số ấn tượng và có độ chính xác cao.
Ví dụ: Bạn có thể dùng con số 75% và đặt câu hỏi gợi mở cho người nghe họ nghĩ gì khi thấy con số này, sau đó dẫn vào chủ đề như “Bảo vệ nguồn nước sạch”,… Hay với con số 80/20, bạn có thể nói về chủ đề gì nào?
4. Chiếm lĩnh trái tim người nghe
Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với buổi thuyết trình. Bởi vì chính những sự chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Ngoài ra, cách mở đầu này cũng có thể áp dụng khi bạn bị run khi thuyết trình, hãy chia sẻ những cảm xúc hiện tại của mình với khán giả để cảm thấy thoải mái hơn, hãy xem họ như những người bạn của mình vậy.
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.
Thuyết trình đạt đến trái tim người nghe
5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bởi chất giọng ngọt ngào sẽ càng dễ dàng làm cho trái tim người nghe dễ rung động và không thể rời mắt trước những nội dung mà bạn muốn nói.
Nếu bạn đã từng nghe và quan sát cựu Tổng thống Mỹ Obama thuyết trình trên truyền hình chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của ông. Một chất giọng tuyệt vời, kèm theo đó là những cử chỉ điệu bộ nét mặt cực kỳ thân thiện và cởi mở. Đây cũng chính là yếu tố tại sao Obama lại được nhiều người yêu quý và muốn nghe ông thuyết trình đến như vậy.
Tác phong thuyết trình cũng là một yếu tố quan trọng để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng
Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú mà có được, nhưng nếu bạn biết cách rèn luyện và hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình mỗi ngày thì đến một lúc nào đó sự xuất hiện của bạn sẽ gây được sự ấn tượng đến người nghe.
6. Mở đầu bằng một khẳng đinh tích cực
Một trong những cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng là đưa ra một lời khẳng định tích cực. Hãy cho khán giả thấy những gì bạn sắp trình bày sẽ mang khiến họ cảm thấy yêu thích và vô cùng hào hứng.
7. Khen ngợi khán giả ở phần mở đầu
Dù là khán giả mới hay những khán giả đã quen thuộc với bạn trong nhiều buổi thuyết trình khác nhau, hãy dành cho họ nụ cười thân thiện và sự chào đón nồng nhiệt khi họ đã bỏ thời gian đến để tham dự buổi thuyết trình của bạn. Ngoài ra, bạn có thể dành những lợi khen ngợi chân thành, ấm áp nhất để khán giả thấy rằng sự xuất hiện của họ chính là niềm vinh hạnh của bạn, giúp bạn có thể tự tin trình bày ý tưởng một cách tốt nhất.
8. Gieo cho khán giả hy vọng
Dù bạn lựa chọn hình thức thuyết trình như thế nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là truyền cảm hứng và ý tưởng của mình đến với người khác. Nội dung được trình bày phải thể hiện rõ hành động bạn muốn khán giả của mình thực hiện, điều đó giúp cho buổi thuyết trình thật sự trở nên ý nghĩa.
Gieo cho khán giả hy vọng về những gì bạn sẽ trình bày
9. Nhắc đến một người nổi tiếng
Để có một mở đầu ấn tượng, bạn có thể trích dẫn câu nói hoặc minh chứng về sự thành công của một người nổi tiếng liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang thuyết trình. Đó không chỉ là cách mở đầu thông minh mà nó còn khiến khán giả cảm thấy tin tưởng và thích thú hơn với những nội dung mà bạn chuẩn bị thuyết trình.
10. Đưa ra một tuyên bố mang tính khẳng định
Việc đưa ra một tuyên bố mang tính khẳng định sẽ giúp khán giả tin vào những gì mà bạn đang nói. Ngoài ra, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi để tăng sự tương tác và kết nối người nghe vào cuộc đối thoại.
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình hiệu quả, ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình.
Vậy nên, các bạn hãy tự tập cho mình kỹ năng mở đầu bài thuyết trình thật ấn tượng nhé.
Chúc các bạn thành công!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Nghệ thuật thuyết trình thuyết phục”
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
Đăng bởi: Trần Thùy Dương
Từ khoá: 10 Cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 Cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, sáng tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.