Bạn đang xem bài viết 10 Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” (lớp 7) hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bàn về thành công và thất bại, Frank Tyger từng nói rằng “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”, tục ngữ Việt Nam có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Ai thành công mà chẳng đôi ba lần thất bại, thành công và thất bại là những kết quả đối lập nhưng lại có quan hệ khăng khít với nhau. Muốn làm tốt bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa thành công và thất bại, mời các bạn tham khảo một số bài văn hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 5
Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việc miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã.
Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì.
Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề.
Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.
Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bại: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,… Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quanh. Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 5
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 6
Thất bại luôn có giá trị của thất bại, không phải thất bại nào cũng là tay trắng, thậm chí có thể nói rằng thất bại là một bài học vô cùng quý giá. Tại sao lại nói như vậy? Sau khi vấp ngã, chúng ta học được cách để trưởng thành hơn, trở nên mạnh mẽ hơn trước những sóng gió. Đó chính là điều mà một người chưa từng va vấp , chưa từng trải qua không thể nào có được. Sau vấp ngã, ta đứng dậy và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Khi thất bại, ta còn có được một kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá, đó là những kinh nghiệm về những sai lầm để chúng ta không lặp lại nữa, đó là những bí quyết để thành công hơn. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người có ý chí không dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình.
Nhà bác học Edison là một minh chứng cho việc đứng dậy sau thất bại, để tạo ra chiếc bóng đèn mà ngày nay chúng ta đang thắp sáng, Edison đã trải qua hàng nghìn thí nghiệm thất bại.Nếu không đủ kiên trì kiên nhẫn thì làm sao có đủ động lực đứng lên sau hàng trăm lần thất bại như vậy không. Chính những thất bại đó đã sinh ra thành công quý giá đó. Đó chính là những minh chứng cho câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công”.
“Thất bại là mẹ thành công”.Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, không ai không từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, chắc chắn người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước.
Những bậc vĩ nhân trên thế giới cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ mà nhân loại đang có. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng chống bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá tệ.
Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay những bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.
Khác nhau giữa người thành công và người thất bại, người thành công biết đứng dậy sau thất bại, còn người thất bại gục ngã sau thất bại. Cuộc sống là muôn vàn khó khăn vất vả. Nếu không có ý chí thì dễ dàng bị đào thải và chìm đắm trong thất bại. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được nhiều thành công hơn. Đó chính là ý nghĩa mà câu “Thất bại là mẹ thành công” hay “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” dạy chúng ta.
Câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”, là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Trên con đường lập nghiệp, đầy rẫy những khó khăn thử thách, phải có ý chí, bền vững chắc lòng thì mới biến thất bại trở thành động lực của thành công. Sau thất bại, ta đứng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 6
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 10
Sau bao nhiêu cố gắng, nỗ lực, điều mà con người mong đợi nhất chính là khi cố gắng được ghi nhận, được gặt hái và thành công. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã, đứng dậy bước tiếp. Vì vậy, để đạt được thành công, nhắc nhở đời sau kiên trì phấn đấu, cha ông ta đã khuyên dạy: “Thất bại là mẹ thành công”
Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng xúc tích, dễ hiểu với hai từ đối nghĩa nhau. Nếu như “Thất bại ” mang ỹ nghĩa khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn sau bao cố gắng, nỗ lực thì “thành công ” được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả xứng đáng với những cố gắng đó hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao. Câu tụ ngữ cho chúng ta hiểu mối quan hệ sâu sắc giữa thất bại và thành công: thất bại là yếu tố quan trọng, là nền tảng để đi đến thành công. Từ đó, động viên mỗi người hãy phấn đấu, không bỏ buộc.
Từ xưa đến nay, lời răn dạy của ông cha ta được đúc kết từ rất nhiều bào học trên thực tế, nên có tính đúng đắn cao bởi không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại. Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại thất bại cho đúng đắn. Nhiều người nói thất bại là thua cuộc, là từ bỏ, nhưng thực tế không phải như vậy. Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã. Chỉ khi chúng ta mạnh mẽ vươn lên khi vấp ngã thì con đường dẫn đến thành công càng gần. Chỉ khi trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp chúng ta mới chạm được tới con đường của thành công.
Cùng nhìn lại sự phát triển của lịch sử để thấy tính đúng đắn của câu nói. Có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh lớn lao cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài, những lần trải nghiệm đó sẽ không tránh khỏi sai lầm, thất bại. Nhưng cũng chính những điều đó giúp cho họ khắc phục được những sai lầm, tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công. Bạn có biết để có bát cơ ngọt thơm dẻo bùi như ngày hôm nay, nhiều tiến sĩ đã vất vả và trải qua nhiều thất bại như thế nào không? Nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt.
Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân với năng suất cao. Qua đó ta thấy rằng, thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công. Hay nhà vật lý nối tiếng thế giới – Edison đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn cho người sử dụng đến tận ngày hôm nay. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực của ông thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Chúng ta hiểu rằng, thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm. Song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí. Trái lại cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Đông thời, không nên lạm dụng câu nói này mà làm việc một cách cẩu thả, không tính toán kĩ, thiếu tư duy, nhẫn nại.
Với những sai lầm này, chắc chắn còn đường thành công còn ở rất xa. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người do vậy cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và tinh thần học hỏi, chăm chỉ, nhẫn nại cho mọi công việc.
Câu nói “Thất bại là mẹ thành công” động viên chúng ta hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả. Đây sẽ là bài học vô giá cho chúng ta. Chúng ta hãy coi đó là hành trang quý giá mà cha ông ta đã để lại, là lời khích lệ, động viên cho những thế hệ mai sau xây đắp những hoài bão, ước mơ, lí tưởng của mình.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 10
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 1
Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề.
Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quanh.
Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 1
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 9
Trong cuộc sống, ai cũng mong muồn sẽ đạt được thành công. Nhưng con đường đến với thành công đầy chông gai, và lắm khi thất bại. Trước những thất bại ấy, ông cha ta đã rút kin nghiệm và đúc rút ra một bài học xương máu, nhắc nhở con cháu mình về con đường hướng tới thành công: Thất bại là mẹ thành công.
Vậy thất bại là gì? Thành công là gì? Thất bại hiểu đơn giản chính là không đạt được những kỳ vọng, khát khao, những vật, những phần thưởng mà mình mong muốn có được. Còn thành công đối lập với thất bại, chính là đạt được thứ mình muốn. Thành công đối với mỗi người mà nói, chính là những mục tiêu khác nhau. Có người đạt được giải thưởng mình mong muốn, chính là thành công, có người làm chủ một công ty, làm ăn phát đạt, chính là thành công, nhưng cũng có người, chỉ cần học được cách làm bánh, làm được một chiếc bánh ngon lành, đó cũng là thành công. Dù ở mức độ nào, việc thành công cũng có một điểm chung, đó là khó lòng đạt được. Rất ít người đạt được thành công ngay trong lần thử đầu tiên, mà thường phải trải qua vô vàn thất bại. Nói thất bại là mẹ thành công, chính là nói phải trải qua thất bại, rút kinh nghiệm, từ đó mới tiến tới thành công được.
Thật vậy, thất bại chính là mẹ của thành công. Bởi lẽ, sau mỗi lần thất bại, chúng ta rút được bài học cho riêng mình. Thất bại luôn luôn có lí do của nó. Và nếu chúng ta nghiên túc nghiên cứu, tìm ra khiếm khuyết, lí do gây ra sự thất bại, sau đó tìm cách khắc phục, sửa đổi, chúng ta sẽ nhanh chóng tìm được sự thành công. Chẳng hạn khi bạn học làm bánh, chiếc bánh bạn nướng ra bị cháy đen. Rút kinh nghiệm từ lần thất bại đó, bạn nghiêm túc đọc làm công thức, kiếm tra các bước làm trước đó để kiếm tìm sai sót, nghiêm túc khắc phục, rồi cẩn thận trong lần sau để tránh lỗi đó. Cứ như thế, thử một vài lần, chắc chắn bạn sẽ làm được một chiếc bánh ngon.
Ngoài ra, thất bại còn rèn cho ta sự kiên trì, không bỏ cuộc. Sau mỗi lần thất bại, nếu ta không gục gã mà tiếp tục đứng lên, liên tục thử đi, thử lại nhiều lần, không sợ hãi thất bại, thì ông trời sẽ trả lại cho chúng ta phần thưởng xứng đáng. Ai cũng biết nhà bác học Ê- đi- sơn là người chế tạo ra chiếc bóng đèn điện, nhưng ít ai biết rằng, trước khi nổi tiếng khắp thế giới, tạo ra bước ngoạt trong lịch sử nhân loại, nhà bác hỏng đã phải thử đi thử lại, thất bại hết lần này đến lần khác, sau hơn năm nghìn lần thất bại ông mới tìm ra vật liệu đặc biệt cho sợi tóc bóng đèn. Thế mới nói, thất bại rèn cho con người sự kiên trì, và chỉ cần một hai lần không bỏ cuộc, thì dù sau đó có gặp thất bại thêm rất nhiều lần, ta vẫn vững vàng bước tiếp.
Thất bại thật sự là mẹ của thành công, cho dù nó không phải con đường ngắn nhất, dễ đi nhất, nhưng nó là con đường chắc chắn sẽ dẫn ta đến với thành công. Trong xã hội hiện nay, con người đang quá vội vàng, khi gặp thất bại, họ rất dễ nản lòng, quên đi mục đích của mình, nhanh chóng tử bỏ. Điều ấy đang cản trở chúng ta đến với thành công. Trước vẫn đề đó, chúng ta chỉ có thể tự rèn luyện bản thân, nâng cao tình thần, nhắc nhở bản thân rằng phải có ý chí vượt qua, vì sau thất bại là thành công đợi phía trước.
Với mỗi học sinh, trên con đường học hành không khỏi có lúc nản lòng trước một bài văn khó, một bài toán không giải được. Nhưng hãy luôn ghi nhớ cho mình câu “Thất bại là mẹ thành công” để nhắc nhở bản thân cố gắng, không được nản lòng. Như thế, những trái ngọt trong việc học tập cũng sẽ đến, đồng thời nó cũng là hành trang cho bản thân mình khi bước ra ngoài cuộc sống.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 9
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 8
Winston Churchill đã từng nói “Nếu bạn định bước qua địa ngục, hãy cứ tiếp tục”. Trong cuộc sống, có một sự thật là không thành công nào đến một cách dễ dàng. Và những thứ thành công đến một cách dễ dàng chưa chắc đã tồn tại được lâu nhưng những thành công phải đánh đổi bởi nhiều khó khăn, thử thách thường lại tồn tại rất lâu. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều người thành công bởi họ biết đứng lên sau những thất bại, khó khăn trong cuộc sống. Họ là những người đại diện cho câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.
Về nghĩa đen, thất bại được hiểu là những vấp ngã, những khó khăn bản thân chúng ta gặp phải trong cuộc sống hay những điều mà chúng ta không đạt được như mục tiêu đã đặt ra. Thành công được hiểu là những thành tựu, kết quả đạt được như mong muốn. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” theo nghĩa chuyển được hiểu dùng để chỉ những con người biết đứng lên sau những thất bại, biết tích lũy những kinh nghiệm thiếu sót của những lần thất bại thành những bài học quý giá cho hành trang sau này của mình.
Trên thế giới, có rất nhiều những tấm gương biết đứng lên sau những thất bại, biến những thất bại thành thành công. Walt Disney được biết đến là ông hoàng của hãng phim hoạt hình nổi tiếng của đất nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ông đã từng phải đối mặt với những thất bại lớn nhất của cuộc đời mình. Ông từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star vì họ cho rằng ông không có ý tưởng tốt. Ông bị từ chối trước khi ông đủ kinh phí để thành lập nên công ty Walt Disney của riêng mình. Hiện nay, công ty hoạt hình của ông dự tính thu nhập được hàng tỷ đô la mỗi năm.
Donald Trump là tổng thống của nước Mỹ ở thời điểm hiện tại. Ít ai biết được rằng, để trở thành người quyền lực nhất đất nước này, ông đã từng là người nợ nhiều nhất trong lịch sử tài chính với 1 tỷ USD. Nhưng sau tất cả, ông đã biến món nợ ấy thành con số 0 và ghi tên mình vào danh sách những nhà tỷ phú trên thế giới với khối tài sản lên đến 4,5 tỷ đô la.
Nói đến lĩnh vực khoa học, không ai có thể không biết đến với Thomas Edison. Trước đây, khi còn đi học, giáo viên dạy ông đã đánh giá ông rất thấp nên mẹ của Edison đành tự dạy con của mình. Ông cũng từng bị sa thải bởi những công việc đầu tiên vì họ cho rằng ông không đủ năng lực làm việc. Vậy mà đến giờ, ông đã trở thành một trong những nhà sáng tạo vĩ đại nhất trên thế giới. Không ai biết rằng để có được thành quả đó, Edison đã thất bại rất nhiều lần sau đó với hơn 10.000 lần nỗ lực để phát minh ra một phát minh của thế kỷ là bóng đèn điện. Đây chính là một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tự học, kiên trì và không ngừng nỗ lực, vươn lên sau những thất bại.
Không chỉ là những tấm gương trên thế giới, những con người Việt Nam nhỏ bé cũng biến mình thành những tấm gương cho tinh thần “Thất bại là mẹ thành công”. Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là Bầu Đức, hiện là chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông được coi là một tấm gương thành công vô cùng trong cuộc sống bởi tài năng và tâm huyết của mình dành cho bóng đá. Thế nhưng ít ai biết, bản thân ông cũng từng 4 lần thi trượt đại học. Lúc ấy mới 22 tuổi, không tiền, không nhà cửa đi làm thuê để sống qua ngày. Với hai bàn tay trắng, với không ít những lần thất bại, ông đã đứng lên và viết tiếp cuộc đời mình vào những trang sách huy hoàng nhất.
Nguyễn Công Phượng đang là một trong những cái tên xuất sắc trong hàng ngũ cầu thủ bóng đá tại Việt Nam. Ngôi sao vàng của bóng đá cũng đã từng có những thất bại ngay chính với niềm đam mê của mình trong quá khứ. Trong kì thi vào lò đào tạo trẻ của câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An, cậu bé Công Phượng đã bị đánh trượt vì lí do không đủ sức khỏe cũng như kỹ thuật. Vì điều đó, cậu bé Công Phượng ngày nào không ngừng rèn luyện cả về thể chất lẫn kỹ thuật. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, cậu trở thành tiềm năng sáng của bóng đá Việt Nam và trở thành cái tên đáng chú ý nhất mỗi khi ra sân.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, Lâm Vinh Hải được biết đến là một vũ công chuyên nghiệp, là quán quân của chương trình Thử thách cùng bước nhảy mùa đầu tiên. Hiện nay, anh là một trong những vũ công chuyên nghiệp và nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết, anh đã từng bị trầm cảm trong một thời gian dài vì bệnh tật. Căn bệnh ấy không cho phép anh tiếp tục nhảy múa vì ảnh hưởng tới sức khỏe. Thế nhưng nếu như Lâm Vinh Hải ngày ấy giải nghệ, nếu anh gục ngã trước thử thách, thất bại ấy thì ngày nay liệu có còn một Lâm Vinh Hải tài năng và nổi tiếng như bây giờ hay không?
Họ chỉ là những số ít trong rất nhiều người đã thành công, chứng minh cho lí do “Thất bại là mẹ thành công”, thất bại không phải là chấm hết, không phải là thất bại mãi mãi. Họ chỉ là một trong số nhiều người đại diện cho những lĩnh vực trong cuộc sống. Còn nhiều, nhiều nữa những con người đã, đang và sẽ đứng lên sau những thất bại, biến những điều không thể thành có thể để bước đến gần hơn với những vinh quang trong tương lai. Tôi tin, thất bại sẽ khiến bạn trưởng thành hơn. Và, thất bại chưa chắc đã thất bại mà thất bại không biết đứng lên, ấy mới là thất bại.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” như một lời răn dạy đối với con người chúng ta khi vấp ngã. Ngoài bài làm văn Chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”, giáo viên và học sinh tham khảo thêm các bài làm văn mẫu Ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công, Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”, hay bài làm văn Bình luận câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” các bạn cùng tìm hiểu và ứng dụng cho quá trình học tập được tốt hơn.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 8
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 3
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: “Thất bại là mẹ thành công”
Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra
Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công.
Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại.
Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.
Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.
Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nỗ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nỗ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 3
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 2
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.
Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta.
Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.
Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người “có công mài sắt, có ngày nên kim”, như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.
Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!
Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế…
Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vững vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 2
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 7
Câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công là một trong những câu tục ngữ vô cùng hay và răn dạy chúng ta nhiều điều. Để giúp các bạn hiểu rõ câu tục ngữ này thì hãy tham khảo bài viết giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công dưới đây nhé.
Trên bước đường đời của chúng ta muốn có được những thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống thì chúng ta đều phải trải qua những gian khổ, quá trình khổ luyện, làm việc miệt mài. Trong quá trình gian khổ ấy có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại, những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, cũng từ những thất bại ấy mà chúng ta mới có được những bài học quý báu. Chính vì thế cha ông ta đã từng nói “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng để hiểu được điều này chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này.
Trước tiên, phải hiểu thất bại là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã là khi công việc của chúng ta không suôn sẻ, chúng ta nỗ lực nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc thuận lợi tốt đẹp nhất. Mẹ sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ ý nghĩa trên ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
Tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công? Mới mở đầu ta thấy câu nói trên có vẻ trái ngược với nhau. Thất bại là mẹ thành công là hai chuyện trái ngược nhau, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau khi suy ngẫm ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào. Bởi vì sau những lần thất bại ta sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút được những kinh nghiệm quý báu giúp ta tránh được những sai lầm đó. Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này không đúng nhưng đối với những kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được những thành công thì những vấp ngã thiếu sót ấy là không thể tránh khỏi.
Đó là một điều vô cùng tất yếu. Thất bại sẽ giúp ta rèn luyện ý chí, tự tin và bản lĩnh hơn rất nhiều. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn nhỏ trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã vấp ngã sao? Trong những lần ấy nếu chúng ta buông xuôi thì nhất định sẽ không thể biết đi được. Cũng giống như nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một hoc sinh trung bình, ông chỉ là một trong sinh trung bình mà thôi nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó và đạt được thành công và trở thành một nhà bác học nổi tiếng.
Như vậy chúng ta đừng bao giờ sợ sự thất bại, bởi vì nếu như chúng ta sợ sự thất bại thì sẽ không mắc một sai lầm nào hết mà nếu như chúng ta mắc sai lầm thì sẽ không thể thành công được. Nếu như lúc nào các bạn cũng lo lắng mình sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ ngã xe và không dám đạp xe thì cả đời bạn sẽ không dám đi xe. Bạn sự nước thì bạn mãi mãi sẽ không bao giờ biết bơi.Cuộc sống không phải bao giờ cũng trải qua đầy hoa hồng và niềm vui đâu các bạn ạ. Mà nó bao gồm cả những thất bại đầy cay đắng và chúng ta cần phải trải qua, để đạt được mốc thành công.Chúng ta không làm được những việc nhỏ nhặt thì những việc lớn chúng ta cũng sẽ không thể làm được, chúng ta cần phải đương đầu với những khó khăn thử thách. Mặc dù nó đem lại cho ta không ít những mất mát nhưng nó mang lại cho chúng ta không ít lợi ích.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải hết sức chú ý chúng ta không phải mù quáng cố làm cho ra những sai lầm. Có người gặp lại lầm thì không thể đứng dậy được chán nản và mãi mãi đứng ở đấy vì chán nản. Nhưng có người phạm sai lầm thì lại càng trưởng thành hơn và thành công hơn. Chính vì thế điều quan trọng nhất đối với chúng ta vẫn là cách chúng ta xử trí những tình huống nguy nan gian khó nhất . Ta cần phải tự tin lạc quan để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
Mỗi lần gặp khó khăn thì chúng ta cũng đừng nên quá bi quan mà hãy lạc quan bước về phía trước, hãy dũng cảm vượt qua những khó khăn và cuộc đời dành tặng cho ta, hãy luôn nghĩ rằng cuộc sống sẽ giúp chúng ta thành công hơn nhưng niềm tin mới là điều chắc chắn.
Là một học sinh, sinh viên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bại như bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ vẫn không hài lòng với kết quả chúng ta… Nhúng chúng ta hãy đừng nản chỉ, không buông xuôi và ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong học tập mà còn trong những điều khác trong cuộc sống chúng ta cũng phải không được nản chỉ và buông xuôi.
Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi chúng ta hiểu được những điều đó thì những thất bại khó khăn trong cuộc sống sẽ không còn là gì nữa.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 7
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 4
Bạn có từng mong muốn được thành công? Nếu có, chắc hẳn bạn cũng biết, để đạt được thành công là điều không dễ dàng, rất ít người có thể may mắn đạt được thành công trong lần thử đầu tiên. Trên con đường thành công, luôn là chông gai, thử thách khiến ta vấp ngã, thất bại bất cứ lúc nào. Nhưng đừng nản lòng trước khó khăn, thất bạn vì Thất bại chính là mẹ của thành công.
Thất bại chính là chúng ta không đạt được kết quả mong muốn, sau những cố gắng, gian khổ, nhưng điều thu về lại không phải mục đích của chúng ta. Thất bại có nhiều lí do: do nản lòng, chưa cố gắng hết sức, do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức,… Nhưng vì bất cứ lí do gì, thất bạn vẫn là điều người ta không mong muốn. Còn thành công là đạt được những kết quả tuyệt vời, những ước mơ, nguyện vọng của bản thân.
Ai trong mỗi cuộc đời chắc chắn cũng đều mong mình đạt được thành công. Nhưng thành công đâu chỉ dễ dàng, thất bại vẫn luôn rình rập quanh ta. Đúc rút từ những kinh nghiệm của bản thân, ông bà ta đưa là mối quan hệ của thất bại và thành công là Thất bại là mẹ thành công, ý muốn nhắc nhở chúng ta rằng sau mỗi lần thất bại, đừng nản lòng, vì mỗi lần thất bại là một bước đệm quan trọng để ta hướng tới thành công.
Vậy tại sao Thất bại là mẹ của thành công? Vì sau mỗi lần thất bại, ta đúc rút thêm cho mình được kinh nghiệm để đạt được thành công. Chẳng ai trên cuộc đời này dám tự nhận rằng mình là một người tài giỏi, luôn luôn thành công, không bảo giờ thất bại. Mọi thành công đều in dấu của những lần thử- sai, thử-sai liên tục. Con người càng muốn đạt được những thành công to lớn thì càng dễ thất bại. Bở lẽ khả năng của con người có hạn, ta không thể chắc chắn rằng mình biết mọi thứ để thành công. Những lúc như thế, thất bại chính là thứ ta cần. Sau mỗi lần thất bại, ta có thể nghĩ lại, rút ra được những kinh nghiệm xương máu.
Những kinh nghiệm ấy dồn lại, mỗi lần thất bại một chút, một chút, sau một vài lần, ta sẽ tìm được hướng đi mới cho mình, để đạt được thành công. Ta có thể thấy gương của rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới, họ dựa vào thất bại để đúc rút kinh nghiệm, rồi tạo ra những kỳ tích không ai ngờ. Tiêu biểu nhưu cha đẻ của chiếc bóng đen: Ê-đi-sơn. Ai cũng sẽ thấy hào quang của thành công khi ông tạo dựng lên bước ngoặt của xã hội, một vật rất quan trọng trong cuộc sống hiện giờ: bóng đèn. Nhưng mấy ai biết được, thành công ấy dựa trên hơn 5000 lần thí nghiệm thất bại để tìm ra được vật liệu như ý cho dây tóc bóng đèn. Thế mới nói, có kinh nghiệm của thất bại, ta mới thành công.
Ngoài ra, thất bại rèn cho ta sự kiên cường, sức chịu đựng, khả năng vượt khó- đây chính là chìa khóa quan trọng của thành công. Rất nhiều diễn giả thành công khẳng định rằng, bên cạnh tài năng, kiến thức, thì ý chí chính là một phần quan trọng của thành công. Và không phải ai cũng có ý chí này. Nhưng nó có thể rèn luyện qua mỗi lần thất bại, ta vẫn tiếp tục hướng về phía trước. Bạn có nhớ hồi nhỏ tập xe, mỗi lần đi được một xíu lại té ngã, nhưng bạn lại vẫn tiếp tục tập tiếp, vì một chút nữa thôi là đi được rồi. Đó chính là ý chí sau mỗi lần thất bại, tuy không đạt được thành công, nhưng một chút thành quả đạt được, như đã đi được một quãng đường nhỏ xíu, đã tạo thành động lực, ý chí để bạn thành công.
Quả thật, thất bại chính là một phần quan trọng của việc thành công. Nếu mau mắn thành công mà không gặp thất bại, thì thật tốt, còn nếu không, hãy giữ cho chân cứng để tiếp tục đi. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn được buông xuôi chính mình, cho phép chính mình thất bại vì ý nghĩ phải có thất bại mới có thành công. Nếu như thế, thứ bạn nhận được chỉ là chuỗi thất bại liên tiếp, không thu được chút kinh nghiệm nào, và chắc chắn, thành công sẽ không bao giờ đến.
Là một học sinh, trong việc học, chắc chắn sẽ gặp những vấn đề khó không thể giải quyết. Nhưng đừng nản lòng, hãy cố hết sức, giữ lấy cho mình câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công” để luôn cố gắng. Điều đó sẽ đem đến cho bạn thành quả nhỏ vào bây giờ thôi, nhưng một ngày nào đó khi đối diện với cuộc đời nhiều khó khăn, nhiều thất bại hơn, bạn đã có được bản lĩnh vượt qua tất cả rồi.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” số 4
Vì vậy, đừng bao giờ sợ sự thất bại, bởi vì nếu như chúng ta sợ sự thất bại thì sẽ không mắc một sai lầm nào hết mà nếu như chúng ta mắc sai lầm thì sẽ không thể thành công được. Khi chúng ta hiểu được những điều đó thì những thất bại khó khăn trong cuộc sống sẽ không còn là gì nữa.
Đăng bởi: Hưng Võ
Từ khoá: 10 Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” (lớp 7) hay nhất
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 Bài văn chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” (lớp 7) hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.