Bạn đang xem bài viết 10 Bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Trung Thông tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993) còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm, quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam). Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu uỷ Liên khu IV, tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Nghệ An, uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương; Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985). chúng mình xin giới thiệu những bài thơ hay của ông.
Bài thơ
Nếu tôi chết
Nếu tôi chếtĐừng có aiKhóc lóc làm gìThế là hết
Đừng có ai bi
Nằm dưới mồTôi ngượng ngùngChỉ nhớ khúc tình siNếu tôi chếtĐắp điếm ngôi mồ tôiVà anh hay chị sẽ viết
Giữ lòng trong suốt đời
Đã hơn sáu muơi tuổiTôi chỉ cười thôiĐỗ Phủ đã từng nói
Nhân sinh thập cổ lai hy
Tôi sống hơn ông nhiều tuổiCòn mơ màng chiTôi viết còn ít quá
Thì đi là phải đi
Ấy đó món nợ đờiĐã vay thì phải trảXong một cuộc đời tôi
Nghĩ bụng thì bảo dạ
Nếu tôi chếtCó aiĐưa vòng hoa xuống mộ
Thì thôi đừng tiếc hoài.
Theo: NXB Kim Đồng
Bài thơ
Bài thơ: Gió biển
Gió biển
Gió mặn gọi tôi về với biểnNhư mùa xuân gọi én bay vềHàng thông sóng vỗ. Chao xao xuyến!
Tôi đứng mênh mông gió bốn bề.
Gió gió! Mặt trời căng ánh đỏCánh buồm căng ngực vút ra khơiMặt nước biển căng đầy sóng vỗ
Máu phập phồng căng giữa tim tôi
Bấy lâu bụi phủ trong phòng nhỏLấy cánh quạt trần làm cánh gióBây giờ biển thổi gió bao la
Lảo đảo thuyền tim chừng muốn vỡ.
Bấy lâu soi bóng mặt hồ xinhChút sóng lăn tăn cũng rợn mìnhBây giờ tám hướng trời tung sóng
Như cuốn người bay thành vệ tinh
Tôi tắm gió, tắm trời, tắm sóngBiển khơi ơi! Lồng lộng gió đôngThịt da tôi ngấm đầy gió mặn
Như cánh buồm nâu ngấm gió nồng.
1960
Nguồn: Đường chúng ta đi, NXB Văn học, 1960
Bài thơ: Gió biển
Bài thơ: Chiều đến Bình Ca
Chiều đến Bình ca
Chiều đến Bình – ca không tiếng hátChỉ nghe rào rạc tiếng sông LôDòng sông chảy biếc trời man mácMột chuyến phà sang sóng vỗ bờ.Phải chăng anh người lái phà năm trướcÁnh đèn đêm soi bóng nước lăn tăn.Phà xưa chở xe ta đi chiến dịch,Nay chở đầy máy kéo xe lăn.Tôi đứng bên sông chiều gió lạnhTưởng như còn đứng gọi đò đêm.Núi cao ngửa mặt nhìn mây trắngBè nứa xuôi về, thuyền ngược lên.Phải chăng anh người lái phà năm trướcChờ suốt đêm dài xe nối xe…
4 – 1961
Bài thơ: Chiều đến Bình Ca
Bài thơ: Đọc thơ Bác
Đọc thơ Bác
Ngục tối, trái tim càng cháy lửaXích xiềng không khóa nổi lời caTrăm sông nghìn núi chân không ngãYêu nước yêu người yêu cỏ hoa.Đọc lời thơ Bác tâm hồn BácMột tấm gương trong chẳng bụi mờBóng cây đại thụ trùm xanh mátCánh rộng chim bằng bay tự do.Tự do! Gươm súng nào ngăn đượcBiển rộng sông dài ý chí caoThân ở trong tù, lòng ở NướcBay quanh hồn mộng ánh vàng sao.Khi chim rừng ca rộn núiKhi nhìn khóm chuối ánh trăng soiLao lung vẫn giữ lòng thư tháiNắm chắc trong tay cả cuộc đời.Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹpÁnh đèn tỏa rạng mái đầu xanhVần thơ của Bác, vần thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình.5-1960
Nguồn: Đường chúng ta đi, NXB Văn học, 1960
Bài thơ: Đọc thơ Bác
Bài thơ
Bài ca vỡ đất
Chúng ta đoàn áo vảiSống cuộc đời rừng núi bấy nay.Ðồng xanh ta thiếu đất cày.Nghe rừng lắm đất lên đây với rừngTháng ngày ta góp sức chung.
Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây.
Ðường xa ta tới đâyTrên đồi cây khát nắng.Giữa hai dòng suối vắng
Ðoàn ta vui cấy cày.
Bàn tay lao độngTa gieo sự sốngTrên từng đất khô.Bàn tay cần cù.Mặc dù nắng cháyKhoai trồng thắm rẫyLúa cấy xanh rừng.Hết khoai ta lại gieo vừng.
Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta.
Suối chảy quanh taTiếng suối ngân ngaHòa theo gió núiTa đào mương mở suốiTuổi ta là những tuổi đấu tranhCho dù bạc áo nông binh
Vẫn còn vỡ đất cấy xanh núi đèo.
Chim reo trong lá.Hòn đá cheo leo.Chúng ta một lớp người nghèo.Giữa chiều nắng gió.Ðào cây cuốc cỏ
Tỉa đỗ trồng khoai.
Ngày còn dàiCòn dai sức trẻ.Cuốc càng khỏe.Càng dễ cày sâu.Hát lên! ta cuộc cho mauNhanh tay ta cuốc ta đào đất lên.Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Ta vui mùa lúa thơm.Ta mừng ngày quả chín.Gửi ra người tiền tuyến
Diệt quân thù, gối đất nằm sương.
Máu ai nhuộm thắm sao vàng.
Mồ hôi ta đổ xuống hàng rau tươi.
Rừng xanh xanh cả máu người.
Còn màu lúa tốt còn tươi áo chàm.
1948
Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong sách giáo khoa tập đọc trong nhiều năm.
Bài thơ: Những cánh buồm
Những cánh buồm
Hai cha con bước đi trên cátÁnh mặt trời rực rỡ biển xanhBóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,
Sau trận mưa đêm rả ríchCát càng mịn, biển càng trongCha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,Sẽ có cây, có cửa, có nhàVẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,Ánh nắng chảy đầy vaiCha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trờiCon lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thìHay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳmLần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Bài thơ: Những cánh buồm
Bài thơ: Trên hồ Ba Bể
Trên hồ Ba Bể
Tặng Nông Quốc ChấnThuyền ta chầm chậm vào Ba-bểNúi dựng cheo leo, hồ lặng imLá rừng với gió ngâm se sẽHoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bểTrên cả mây trời trên núi xanhMây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽMái chèo khua bóng núi rung rinh.Thuyền ta vòng mãi trên Ba-bểCây chạy theo thuyền thuyền vẫy điPhải ta vượt khỏi nơi trần thếTới giữa mông lung, giữa diệu kỳ.Nghe đồn xưa có thần Ba-bểVì giận nhân dân giết mất bòNửa đêm nổi sấm làm giông tốDìm bản làng vui xuống đáy hồ.Thuyền ta lại lướt trên Ba-bểChuyện cũ tan dần như khói sươngTa đẩy mái chèo xua lặng lẽSáng ngời mặt nước ánh vầng dương.Đẹp sao du kích hồ Ba-bểChồng Nhật kiên cường lại đánhTây Rẽ đá chèo mây chân bước nhẹVụt chém quân thù như chặt cây.Thuyền ta quanh quất trên Ba-bểĐỏ ối vườn cam, thắm bãi ngôNhộn nhịp trâu về, vang tiếng trẻĐâu còn giông bão hung thần xưa.Thuyền ơi chầm chậm chờ ta nhéChim hót trên đầu ta lắng ngheMột lần đã tới, ôi Ba-bềMuốn ở đây thôi chẳng muốn về.
Bản Pắc-ngoi, 1-1-1961
Bài thơ: Trên hồ Ba Bể
Bài thơ: Bao giờ trở lại
Bao giờ trở lại
Các anh điNgày ấy đã lâu rồiXóm làng tôi còn nhớ mãiCác anh điBao giờ trở lạiXóm làng tôi trai gái vẫn chờ mongLàng tôi nghèoNho nhỏ bên sôngGió bấc lạnh lùngThổi vào mái rạLàng tôi nghèoGió mưa tơi tảTrai gái trong làng vất vả ngược xuôiCác anh về mái ấm nhà vuiTiếng hát câu cườiRộn ràng xóm nhỏCác anh về tưng bừng trước ngõLớp đàn em hớn hở theo sauMẹ già bịn rịn áo nâuVui đàn con nhỏ rừng sâu mới vềTừ lưng đèoDốc núi mù cheCác anh vềXôn xao làng tôi bé nhỏNhà lá đơn sơNhưng tấm lòng rộng mởNồi cơm nấu dởBát nước chè xanhNgồi vui kể chuyện tâm tình bên nhauAnh giờ đánh giặc nơi đâuChiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị ThiênLàng tôi thắng lợi vụ chiêmLúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồngGiảm tô hai vụ vừa xongĐêm đêm ánh đuốc dân công rực đườngDẫu rằng núi gió đèo sương
So anh máu nhuộm chiến trường thấm chi
Bấm tay tính buổi anh điMẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về?Lúa xanh xanh ngắt chân đêAnh đi là để giữ quê quán mìnhCây đa, bến nước, sân đìnhLời thề nhớ buổi mít tinh lên đườngHoa cau thơm ngát đầu nương
Anh đi là giữ tình thương dạt dào
Các anh điKhi nào trở lạiXóm làng tôiTrai gái vẫn chờ mongChờ mong chiến dịch thành côngXác thù chất núi bên sông đỏ cờAnh đi chín đợi mười chờ
Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?
Trích đoạn bài thơ này đã được sử dụng trong sách giáo khoa tập đọc cấp I trong nhiều năm.
Bao Giờ Trở Lại – Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Hoàng Trung Thông
Bài thơ
Anh chủ nhiệm
Nắng chiều thấp thoáng ngọn cây treSóng lúa mênh mông cuộn đổ vềAnh cùng tôi bước trên đê nhỏÁo nâu bạc màu bay với gióAnh giơ tay vẽ giữa đồng xanhVẽ cả ngày mai thành bức tranhKìa dòng mương chảy cầu đương bắcLò gạch xây cao, đường thẳng tắpNơi đây kho thóc nhà chăn nuôiTiền đã lo xong đất cắm rồiChân vẫn bước đều miệng vẫn nói
Phơi phới lòng anh như gió thổi
Anh làm chủ nhiệm đã ba nămBa năm vật lộn cùng khó khănCó mùa mạ cháy đồng khô cạnMười bậc nước leo lên ruộng hạnCó mùa lúa chín lụt tràn quaLại phải nghiêng đồng hắt nước raNgười nhiều, ruộng ít trâu bò ítChạy ngược chạy xuôi lo rối rítNgoài ba mươi tuổi máu đương sôiKhông chịu khoanh tay đứng ngó trờiXoay mùa, chuyển vụ, tăng năng suấtThiếu đất lên rừng tay vỡ đấtCòn nhiều nếp cũ thói riêng tâyTrăm miệng, trăm người, trăm cái gayHõm mắt thâu đêm lo việc xãGió rét đường trơn, chân bấm đáHết làng, hết ruộng thôi đi vềMiệng nói, tay làm, tai lắng ngheCùng bao đồng chí, anh đi trướcĐứng mũi chịu sào đầu gió ngượcCó đêm nằm nghĩ cảnh gieo neoVợ yếu, con đông, chưa hết nghèoNhưng rồi thấy rõ đường đi tớiNước nổi lo chi bèo chẳng nổiLại lao vào việc lòng say sưaHết sớm thôi chiều nắng lại mưa”Ơi anh củ nhiệm! Anh chủ nhiệm”Bao tiếng thân thương, lời cảm mếnTay anh nắm chặt tay xã viên
Xốc cả phong trào vững tiến lên
Anh cùng tôi bước trên đê nhỏÁo nâu bạc màu bay với gióMắt tôi ôm hết cả đồng xanh
Cả dáng hình anh thành bức tranh
4-1962
Bài thơ: Tiếng sáo
Tiếng sáo
Em bé trên mình trâuNgồi thổi cây sáo sậyTiếng sáo ngân xa mãi
Đàn trâu đi chậm rãi, cúi đầu…
Đàn trâu đi mồm nhai cỏ xanhMấy con chim nhảy nhót trên cànhMặt trời lên bờ tre sương lóng lánh
Tiếng sáo em đánh thức cả bình minh.
Tiếng sáo em: bài ca gọi nghéTiếng sáo em: khúc hát gọi bêBê nghé tung tăng theo bước mẹ
Tiếng sáo em: hơi thở của đồng quê.
Tôi muốn đổi những tháng ngày mơ mộngLấy một phút em ngồi thổi sáo trên mình trâuMồ hôi rơi vầng trán em đen bóng
Giọt giọt mồ hôi tôi thấy đâu.
Trong gió mai tiếng sáo em ngân dàiNhư cánh cò trên đồng xanh sóng vỗVầng trán em giọt mồ hôi rơi
Tiếng sáo dắt đàn trâu ra bãi cỏ.
1962
Bài thơ: Tiếng sáo
Trong các thi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu – giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: “Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé” và “Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông”.
Đăng bởi: Hằng Ánh
Từ khoá: 10 Bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Trung Thông
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 Bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Trung Thông tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.